Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ DIA

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số chính sách chống khủng bố của mỹ trong hai nhiệm kỳ tổng thống g w bush (2001 2008) (Trang 58 - 60)

1. Đất nước Hoa kỳ

2.3.3Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ DIA

Defense Intellgence Agency viết tắt là DIA là cơ quan tình báo bộ quốc phòng Mỹ nằm trong hệ thống tình báo Hoa Kỳvới trên 7 nghìn nhân viên làm việc trên khắp thế giới, là cơ quan chính cung cấp các thông tin về tình báo Quốc phòng nớc ngoài. Những thông tin tình báo Quân sự do DIA cung cấp đợc sử dụng cho các nhân vật nh nhà hoạch định chính sách quôc phòng, các nhà lập kế hoạch tác chiến quân sự, các đơn vị tham gia chiến đấu trực tiếp thuộc bộ quốc phòng và hệ thống tình báo quốc gia; hỗ trợ quân đội Hoa Kỳ lập kế hoạch và đạt hiệu quả cao trong các chiến dịch và thu thập thông tin về các hệ thống vũ khí.

Ngời đứng đầu DIA là ngời chịu trách nhiệm điều hành chung, và nhất thiết phải là tớng ba sao, phục vụ nh cố vấn các vấn đề liên quan đến tình báo cho bộ trởng bộ Quốc phòng và chủ tịch hội đồng tham mu trởng liên quân. Giám đốc DIA đồng thời là chủ tịch uỷ ban tình báo quân sự, điều phối các hoạt động tình báo quân đội.

Trụ sở chính của DIA nằm ở Lầu năm góc và một số cơ quan chức năng khác nh: trung tâm phân tích tình báo quốc phòng (Washington), Trung tâm tình báo y học vũ trụ (Maryland), Trung tâm tình báo tên lửa và không gian.

Nhân viên DIA có nhiều chuyên môn khác nhau tuỳ thuộc vào nhiệm vụ chủ yếu nh: lịch sử và các học thuyết, kinh tế chính trị, vật lý học, hoá học, lịch sử thế giới, khoa học chính trị, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.

Với nhiệm vụ đáp ứng thông tin cho lính Mỹ trên các chiến trờng cũng nh tổng thống, DIA phục vụ tất cả các khía cạnh thuộc yêu cầu tình báo quân sự từ dữ liệu quỹ đạo tên lửa tầm cao phức tạp cho đến thông tin về tiểu sử của các lãnh đạo cơ quan quân sự nớc ngoài. Nhân viên DIA có mặt khắp nơi trên thế giới, tiếp xúc và làm việc với nhiều chuyên gia nớc ngoài. Nhân viên DIA đợc

tham gia nhiều chơng trình huấn luyện và đào tạo, đặc biệt là kỹ năng máy tính và thiết bị kỹ thuật nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao. Nhiệm vụ hoặc mệnh lệnh tại trụ sở trong nớc có thể đợc gửi tới các cơ quan khác của Hoa Kỳ và các căn cứ quân sự trên phạm vi toàn cầu.

Là một bộ phận của hệ thống tình báo Hoa Kỳ DIA có chức năng vô cùng quan trọng về mặt quân sự và bảo đảm An ninh quốc gia. Bên cạnh đó, DIA còn có vai trò cung cấp cho Nhà Trắng và tổng thống Mỹ về các loại vũ khí mà các nớc trên thế giới sản xuất, sử dụng, cũng nh mục đích sử dụng của các hoạt động ấy để Tổng thống “lập kế hoạch trừng phạt” những quốc gia yếu thế hơn mình nh Iraq. Hàng năm, DIA cũng đóng vai trò cố vấn để tổng thống vạch chơng trình hành động An ninh quốc gia và chiến lợc An ninh Hoa Kỳ.

Cơ quan tình báo trung ơng Hoa Kỳ CIA, cục điều tra liên bang FBI, cơ quan tình báo bộ Quốc phòng Mỹ DIA là những cơ quan có vai trò quan trọng trong vấn đề bảo vệ an ninh Quốc gia, đảm bảo hòa bình vững chắc của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, đây là các cơ quan có tầm ảnh hởng lớn đến các chính sách An ninh Quốc phòng của Mỹ, các chiến lợc an ninh của mỗi tổng thống hàng năm trong đó có cả chính sách chống khủng bố của tổng thống Bush. Những quyết định cng rắn nhất mà tổng thống đa ra phần lớn có sự tác đong khá lớn của các cơ quan tình báo trên. Cả ba tổ chức này đều cung cấp những bằng chứng “thuyết phục” về mối liên quan giữa Al qaeda và tổng thống Samdam Husein, cũng nh cáo buộc Iraq sản xuất và tàng trữ vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Điều đó càng thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện các hoạt động chống khủng bố do ông Bush va trở thủ của mình vạch ra. Có thể nói “ CIA và FBI có lẽ là những trái chanh, nhng ông Bush vẫn điều khiển trên lập luận rằng chanh sẽ cho nhiều nớc nếu bạn bóp nó một chút trớc khi vắt” [14, 199].

Dù là những tổ chức hoạt động độc lập với nhau nhng các cơ quan trên đây cùng phối hợp thống nhất với nhau và phối hợp với các cơ quan khác trong quốc hội Hoa Kỳ để thực hiện sứ mệnh cao cả là chống khủng bố, bảo vệ nền

hoà bình an ninh Quốc gia và thế giới. Đồng thời phụng sự cho tổng thống và quốc hội Mỹ thực hiện chủ nghĩa bá quyền vốn tồn tại từ lâu trong lịch sử Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số chính sách chống khủng bố của mỹ trong hai nhiệm kỳ tổng thống g w bush (2001 2008) (Trang 58 - 60)