Truyền thống khoa bảng

Một phần của tài liệu Dòng họ phan ở đất đông thành từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX (Trang 89)

VI. Bố cục luận văn

3.2. Truyền thống khoa bảng

Yên Thành từ lâu nổi tiếng là đất học. Trong suốt mấy thế kỷ xây dựng nền văn hiến, tinh thần hiếu học của nhân dân huyện Yên Thành đợc nuôi dỡng và phát huy. Dẫu nghèo đói nhng ai cũng cố gắng cho con học hành để làm ng- ời. Nhiều gia đình chắt chiu từng hạt gạo, củ khoai để nuôi con ăn học. Nhân dân đã nuôi dỡng chăm sóc nhiều học trò u tú đậu đạt cao trong các kỳ thi. Theo “Nghệ An đăng khoa lục” tính từ thời Trần đến thời Nguyễn, ở Yên Thành có 18 vị đại khoa, trong đó có 4 trạng nguyên, 3 thám hoa, 2 hoàng giáp, 5 tiến sỹ, 4 phó bảng. Đó là trạng nguyên Bạch Liêu, Hồ Tông Thốc, Hồ Tông

Duy Thực, Trần Đăng Dũng, Phan Tất Thông, Nguyễn Hng Công, Nguyễn Hữu Đạo, Trần Trọng Xuân, Luyện Tông Hà, Lê Doãn Nhã, Trần Đình Phong, Phan Võ. Qua thống kê cha đầy đủ trên chúng ta thấy truyền thống hiếu học của nhân dân Yên Thành đợc duy trì và phát huy từ khoa thi đầu tiên đến khoa thi cuối cùng. Có gia đình ba, bốn cha con ông cháu đều đậu cao nh dòng họ Hồ ở Tam Thọ: 3 trạng nguyên, 1 tiến sỹ, 1 cử nhân. Nhiều làng xã mang đậm truyền thống hiếu học của quê hơng nh Yên Mã, Tràng Thành, Quỳ Lăng, Yên Nhân...

Khoa bảng là niềm tự hào của nhiều dòng họ nớc ta, trong đó có họ Phan ở Đông Thành. Dòng tộc này có nhiều ngời đỗ đạt, học giỏi góp phần làm rạng rỡ nền khoa cử Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, trong các chi lớn của dòng họ thì chi của ông Phan Hoằng Thông (là con trai út của ông Phan Hoằng Luân, cháu nội của Phan Công Tích) định c ở xóm Bắc An, Nhân Thành là chi có truyền thống khoa bảng rực rỡ nhất. Đây là chi mở đầu cho truyền thống khoa bảng của cả dòng họ với hàng trăm ngời đã thi đậu từ tú tài cho đến đại khoa.

Ngời mở đầu cho truyền thống kho bảng của dòng họ đó là ông Phan Đôn Phác, đỗ hiệu sinh (tú tài) là quan văn đầu tiên của họ. Đời thứ 17 có ông Phan Đăng Tiếp cũng đỗ hiệu sinh. Đời thứ 18 có ông Phan Nguyên Luân đỗ tam trờng. Nhng ngời đợc nhân dân Yên Thành biết đến nhiều nhất và cũng là ngời đỗ cao nhất trong các kỳ thi đó là ông Phan Võ, hậu duệ đời thứ 18 của họ Phan tính từ thuỷ tổ Phan Vân. Ông Phan Võ khi còn nhỏ nổi tiếng là thần đồng hay chữ. Năm 14 tuổi ông đậu thứ nhì trong kỳ thi thử đợc tổ chức ở huyện Yên Thành và đợc quyền làm thầy đồ dạy học. Năm 20 tuổi (1909 Kỷ dậu) ông đỗ giải nguyên, đỗ đầu khoa thi cử nhân trờng Nghệ An. Năm sau, 21 tuổi ông đỗ phó bảng kỳ thi đình ở kinh đô Huế, là ông phó bảng trẻ nhất khoa thi và cũng là ngời có học vị cao nhất huyện Yên Thành lúc đó.

Năm 1911 – 1913, ông học tiếng Pháp ở trờng hậu bổ Huế, ông học rất giỏi. Khi chấm một bài văn bằng tiếng Pháp của ông, thầy giáo Mandrèr phải

thốt lên rằng: ngời Việt Nam học tiếng Pháp chỉ sau một năm viết đợc một bài văn hay nh thế này, ta cai trị một dân tộc thông minh nh thế này đợc bao lâu?

Năm 1914 – 1915: ông đợc bổ dụng làm huấn đạo huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá.

Năm 1916-1918: đợc bổ dụng làm đốc học tỉnh Phú Yên. Năm 1919-1925: làm việc ở Cổ học viện trong triều đình Huế. Năm 1925-1927: làm tri phủ huyện Tĩnh Gia (Thanh Hoá). Năm 1932-1937: làm án sát tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1938-1941: làm bố chánh tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1941-1943: làm lang trung, rồi làm tham tri bộ Hộ. Năm 1943: đợc nhà vua phong hàm thợng th.

Sau khi về hu, ông tiếp tục dịch cuốn “Thợng kinh ký sự” của Hải Thợng Lãn Ông, và cùng con là Phan Ngọc dịch cuốn tiểu thuyết “Truyện làng nho”. Từ khi đi học cho đến khi thi đậu làm quan, Phan Võ luôn đợc mọi ngời kính trọng. Trong cuốn sách “Thành Sen 160 năm” do Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và Uỷ ban Nhân dân thị xã Hà Tĩnh xuất bản 1991, ông đợc nhân dân Hà Tĩnh thừa nhận là một trong sáu viên quan có chính tích tốt trong số các quan lại công tác ở Hà Tĩnh trong 160 năm nay.

Cũng ở đời thứ 18, thuộc nhánh thứ, có ông Phan Lô đậu thủ khoa thành chung làm đốc học và ông Phan Khôi đậu thứ t khoa thi thành chung ở Vinh, ông dạy trờng tiểu học Pháp Việt huyện Yên Thành năm 1924 .

Đời tiếp đời lấy việc học hành làm trọng nên con cháu lớp sau của dòng họ cũng gặt hái đợc thành tích cao trong học tập. Tiêu biểu nh ông Phan Ngọc, là con trai của ông Phan Võ. Ngay từ ngày bắt đầu đi học, năm nào ông cũng giành kết quả cao nhất trong lớp. Lớn lên ông đậu tú tài phần I vào tháng 5- 1944, tú tài triết học phần II vào tháng 12-1946 lúc 21 tuổi. Sau đó ông học chữ Hán do cha dạy và tự học suốt đời, từng đợc nhà báo Nguyễn Hoà viết bài trong

s Phan Ngọc là ngời Việt Nam có vốn ngoại ngữ tơng đối lớn. Ông từng dịch “Mỹ học Hegel” từ nguyên bản tiếng Đức, “Thần học Hy Lạp” từ nguyên bản tiếng Hy Lạp, “Spartacus” từ nguyên bản tiếng ý, “Chiến tranh và hoà bình” của Lev Tolstoy từ nguyên bản tiếng Nga, “Sử ký T Mã Thiên” từ nguyên bản chữ Hán... với hơn chục ngoại ngữ, trong mấy mơi năm qua giáo s Phan Ngọc thầm lặng với bút danh Nhữ Thành, ông đồ xứ Nghệ đời mới này vẫn đầy hoài bão và nhiệt huyết. Năm 2000 ông nhận giải thởng quốc gia về tác phẩm văn học và những công trình khoa học về bản sắc văn hoá Việt Nam. Ông từng tham gia bộ đội chống Pháp năm 1949-1954. Là giáo viên Đại học S phạm Hà Nội, Đại học tổng hợp Hà Nội, đã từng hớng dẫn và chấm nhiều luận văn tiến sỹ về ngôn ngữ học, triết học cho sinh viên Việt Nam và sinh viêt nớc ngoài tại Hà Nội.

Trong cuộc sống hằng ngày, ông luôn giản dị gần gũi với mọi ngời nên đợc học sinh, sinh viên, bạn bè đồng nghiệp cùng dân làng, bà con nội ngoại quý mến.

Cách mạng tháng Tám thành công, lịch sử nớc nhà chuyển sang trang mới rạng rỡ hơn. Dới chế độ mới, tuy đất nớc nói chung và dòng họ Phan ở Đông Thành nói riêng còn phải đơng đầu với nhiều khó khăn thử thách. Nhng vị trí làm chủ đất nớc của mọi ngời Việt Nam đợc xác định sau cách mạng là động lực thúc đẩy con cháu dòng họ Phan không ngừng phấn đấu. Chính vì vậy mà trong giai đoạn này cũng có rất nhiều thành viên trong dòng họ dành đợc thành tích cao trong học tập nh giáo s Phan Thiều, tiến sỹ Phan Liêu (làm viện trởng Viện Dầu Thực vật), có nhiều ngời là kỹ s, bác sỹ, thạc sỹ, dợc sỹ cao cấp thuộc cán bộ các cấp chính quyền huyện, tỉnh. Và cũng có nhiều ngời nắm vị trí chủ chốt trong môi trờng quân đội nh đại tá Phan Đảm, Phan Quý...

Thật khó khăn trong việc thống kê số con cháu của họ có học hành đỗ đạt, bởi vì hiện nay dòng họ đã lan toả rộng trong phạm vi cả nớc, thậm chí ở cả nớc ngoài. Nhng chỉ tính riêng một chi điển hình của họ Phan ở xóm Bắc An,

Yên Nhân (Nhân Thành) với 127 đinh mà có đến 70-72 ngời đạt trình độ đại học, 8-10 ngời đạt trình độ cao đẳng, 2 giáo s, 4 tiến sỹ. Nhiều gia đình có số con cháu đạt trình độ từ trung cấp đến sau đại học với số lợng rất đông nh gia đình ông Phan C, đời thứ 18 (tính đến đời chắt) có 18 ngời. Gia đình ông Phan Võ (tính đến đời chắt) có 37 ngời; Gia đình ông Phan Lô (tính đến đời cháu) có 67 ngời; Gia đình ông Phan Khôi (tính đến đời cháu) có 27 ngời...

Con cháu họ Phan đã không phụ công lao dạy dỗ của cha ông, không ai đi ngợc lại quyền lợi của đất nớc, họ đã viết tiếp những trang sử vẻ vang của họ Phan và vun đắp tô thắm thêm truyền thống khoa bảng vinh hiển mà ông cha để lại./.

3.3. Từ đường, lăng mộ

3.3.1. Từ đường

Văn hoá là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con ngời tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử. Chính vì thế mà khi nói đến văn hoá truyền thống của dòng họ không thể không nói đến một di sản văn hoá quý báu, đó là nhà thờ. Bởi vì đó là một trong những di sản văn hoá vật thể vô giá của dòng họ và của cả đất nớc. Nó không chỉ là nơi lu giữ, bảo tồn những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, phong tục tập quán, lễ nghi, kiến trúc... mà còn là một bộ phận không thể thiếu để hình thành nên văn hoá dòng họ nói riêng và văn hoá truyền thống của dân tộc nói chung.

Nhà thờ họ Phan ở xã Bắc Thành (Yên Thành) là nơi thờ tự vị thuỷ tổ Phân Vân có công lớn trong việc ủng hộ, giúp đỡ Lê Lợi về quân lơng trong kháng chiến chống giặc Minh xâm lợc, đồng thời ở nhà thờ này còn phối thờ những thế hệ con cháu họ Phan có công với đất nớc nh Lai quận công Phan Công Tích, Sùng quận công Phan Cảnh Quang, Yên quận công Phan Cảnh Các.

Nhà thờ họ Phan:

bằng hình tam giác cân, diện tích 1.168m2, cạnh đáy 41m, cạnh bên 57m, số

thửa: 1168248 thuộc xóm Trại Xanh, xã Bắc Thành, Yên Thành , Nghệ An. Nhà thờ dựa lng vào núi Động Chùa, là một rừng cây xanh tốt, trên đỉnh Động Chùa có chùa Thái Học rất cổ kính. Nhà thờ ngoảnh mặt về phía đông nam, trớc mặt có cánh đồng chợ Giai, đồng Cận và đồng Hoe Mời đều do ngài Phan Vân khai phá tạo lập ra cách đây gần 600 năm. Ngăn cách giữa cánh đồng Chợ Giai, đồng Cận và đồng Hoe Mời là dòng sông đào nh một dải lụa chảy từ ba-ra Đô Lơng qua Yên Thành về Quỳnh Lu mang nớc và phù sa sông Lam tới mát cho ba huyện Yên Thành, Quỳnh Lu, Diễn Châu.

Xa xa trớc mặt nhà thờ Phan Vân là dãy núi Động Thờ, nh bức tờng thành che chở bão tố từ ngoài biển Đông thổi vào, trên núi Động Thờ có đền thờ Cao Sơn Cao Các. Bên phải cách nhà thờ khoảng 300m có đập nớc Trại Xanh t- ới mát cho cánh đồng Chợ Giai, đồng Cận, núi Găng và núi Làng Nồi. Trên núi Găng có nhiều cây gỗ quý nh gỗ sến, ở sờn phía đông của núi Găng ngoảnh mặt về phía nhà thờ Phan Vân có rất nhiều cây dẻ, mùa xuân hoa nở rất đẹp. Phía trái nhà thờ Phan Vân có núi Động Cơng và Long Sơn (núi Gám). ở đây có rừng cây gỗ quý, nhiều nhất là gõ. Hình thế rừng đợc tự nhiên bố trí nh một con rồng ngang, phong cảnh rất hữu tình.

Dãy núi Găng, núi Làng Nồi và núi Động Cơng là hai cánh tay khổng lồ ôm chặt lấy thung lũng bằng phẳng tơi tốt đó chính là cánh đồng chợ Giai, động Cận và động Hoe Mời trong đó có nhà thờ Phan Vân. Nhìn toàn cảnh nhà thờ nh ngồi giữa một long ngai thiên nhiên kỳ vĩ.

Trớc nhà thờ có sân diện tích 25,8m2; dài 8,6m; rộng 3m. Nhà thờ gồm 4 vì, 3 gian kết cấu vì kèo theo kiểu giá chiêng, kẻ chuyển.

- Kết cấu dọc: 0,8m – 2,2m – 2,6m - 2,2m – 0,8m

- Cột cái có đờng kính: 0,28m; cao 3,56m x 6 cột. - Cột quân: đờng kính 0,18m; cao 2,8m x 6 cột. - Trụ bỗng: đờng kính 0,18m; cao 0,7m x 2 cột. - Cột hiên: đờng kính 0,15m; cao 2,1m x 8 cột.

- Xà dọc: rộng 0,18m; dày 0,1m; dài theo khẩu độ gian x 17 đờng. - Hoành tử: kích cỡ 0,7m x 0,8m dài theo khẩu độ gian x 54 đờng - Rui bản: dài 4m; rộng 0,1m , dày 0,1m x 76 đờng.

- Khẩu độ mái :112o

- Chiều dài mái: 4,1m

- Kẻ dới đỡ đầu mái có kích thớc: dài 1,4m; rộng 0,8m; dày 0,1m - Kẻ trên đỡ tàu mái có kích thớc: dài 0,9m; rộng 0,18m; dày 0,1m - Tảng cột: kích cỡ: 0,3m x 0,3m x 22 viên.

- Nền lát gạch cẩm trang, kích cỡ 0,18m x 0,18m

Phía trớc đầu tờng đốc có cột quyết, phía trên cột quyết mỗi cạnh 0,41m; bệ dới mỗi cạnh 0,48m. Mặt trớc cột quyết có câu đối:

“Găng sơn ngật lập cơng thờng trụ. Tợng thuỷ lu truyền lễ nghĩa môn”.

Nghĩa là:

“Núi Găng đứng vững cột cơng thờng. Suối voi tuôn dòng nhà lễ nghĩa” Mặt trong có đôi câu đối

“Vị quốc vị dân vị nhân nghĩa. Đơng thời đơng thế kế đơng thời”

Nghĩa là:

Kẻ mái trớc tính từ phải sang trái, kẻ một và kẻ bốn có chạm khắc hoa văn cúc dây và sao chi, kẻ hai và kẻ ba có chạm hoa văn rộng ẩn trong mây.

Mặt trớc gian giữa có cửa ván, rộng 1,7m, cao 1,3m, hai bên cửa có đôi câu đối khắc trên gỗ:

“Lịch cổ Trần Lê đa vũ lộ Duyệt kim âu á tế phong vân”

Nghĩa là:

“Xa trải Trần Lê dày ma móc. Nay vui âu á hội phong vân”.

Phía trên cửa là bức thuận, có chạm khắc chữ thọ tròn, hai bên chữ thọ có chạm hoa cúc đại đoá. Phía dới chữ thọ tròn có ba chữ “quan đức miếu” (quan là gơng chiếu sáng, đức là đức độ, miếu là mẫu mực, quan đức miếu có nghĩa là gơng đức độ, mẫu mực đợc chiếu sáng). Hai bên chữ “quan đức miếu” có khắc hình chim phợng và hoa sen cánh điêu. Cửa gian phải và gian trái rộng 1,3m, cao 1,7m, phía trên cửa thng ván có chạm khắc chữ thọ vàng và hoa cúc đại đoá. Trên các băng xà đều có chạm trổ các hoạ tiết trang trí, hoa lá và tứ linh.

Bài trí nội thất:

Bài trí gian giữa:

Gian giữa là nơi đợc bài trí long trọng nhất, ngoài cùng là nơi để chiếc kiệu bốn đầu rồng, kiệu dài 2,39m; rộng 0,83m. Bệ kiệu dài 0,6m; rộng 0,48m; cao 0,45m, kiệu đợc sơn son thiếp vàng, đợc chạm khắc hình rồng. Trên kiệu để một l hơng bằng sứ, có hoa văn lỡng long triều nguyệt, có hai cọc sắt và một chúc bản dài: 0,42m; rộng 0,41m. Phía trên kiệu có treo các bức võng, giữa có bốn chữ “Thanh cung vạn tuế” có thêu hình lỡng long triều nguyệt. Hai giải

bức cửa võng có thêu hình rồng leo cá vợt vũ môn và rùa vàng. Phía trong bức cửa võng có treo một cuốn th làm bằng gỗ, sơn son thiếp vàng. Giữa cuốn th có khắc bài chế của vua Lê tặng Yên quận công Phan Cảnh Các ngày 22 tháng 4 năm Chính Hoà thứ 12 (1692). Trong cùng là giờng thờ hai cấp bằng gỗ lim dài 2,3m rộng 1,6m. Cấp 1 giờng thờ dài 0,82m; rộng 1,6m; cao 1m. Trên cấp 1 của giờng thờ có đặt hai hòm sắc, một l hơng, hai mân chè, hai cọc đăng. Trên mâm chè có một be rợu cũ hành, hai bát gỗ sơn, 8 chén. Trên cấp 2 giờng thờ có hai cọc sáp và bài vị của Bái dơng hầu chánh sứ Phan Vân. Bài vị cao 1,1m; rộng 0,36m; dài 0,45m.

Trên bài vị có đội mủ cánh chuồn, có hai kiếm hai bên. Sau bài vị có bức haònh phi bằng gấm, thêu rồng rất đẹp. Hai cột cái hai bên gian giữa có treo đôi cấu đối bằng gỗ sơn son thiếp vàng:

“Lục bách long hng cửu kế, chiến tích quân lơng khởi tự triệu, khai sơn phá thạch.

Kỷ thiên dân lạc nghiệp an c, thuần phong hậu tục tòng lai kế thế ngỡng huệ hàm ân”

Nghĩa là:

“ Sáu trăm mẫu kế lâu vững mạnh, quân lơng công trạng, gốc ở nền đắp sông phá núi.

Mấy ngàn dân lạc nghiệp vui yên ổn, mỹ tục thuần phong, nguồn tại đời, hởng huệ mang ơn”.

Bài trí gian phải:

Một phần của tài liệu Dòng họ phan ở đất đông thành từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w