Thời Tây Sơn

Một phần của tài liệu Dòng họ phan ở đất đông thành từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX (Trang 69 - 71)

VI. Bố cục luận văn

2.1.2. Thời Tây Sơn

30 năm (1771 - 1802) không phải là một thời gian dài, nhng phong trào nông dân Tây Sơn và ngời áo vải anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ đã làm nên cả một sự nghiệp đáng tự hào. Trong sự nghiệp to lớn đó, có sự đóng góp không nhỏ của toàn dân Nghệ An nói chung và con cháu họ Phan ở Đông Thành nói riêng.

Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ ở đất Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo, nhờ sách lợc khôn khéo, nghĩa quân đã thu hút đợc sự ủng hộ và hởng ứng của nhiều tầng lớp nhân dân. Nghĩa quân lần lợt đánh đổ chính quyền Nguyễn và đánh tan quân can thiệp

Xiêm, với chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, nghĩa quân Tây Sơn đã khẳng định quyền làm chủ đối với đất Đàng Trong.

ở Đàng Ngoài, nhận lời cầu viện của Lê Chiêu Thống, nhà Thanh cho quân kéo sang nớc ta. Tháng 11 năm 1788 (25 tháng 11 năm Mậu Thân), Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi lập tức ra quân. Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), trên đờng hành quân ra Bắc, vua Quang Trung đã dừng chân ở đất Nghệ An để tuyển thêm binh lính. Chỉ trong vòng mấy ngày mà Quang Trung đã triệu tập đợc 5 vạn quân. Hiện nay cha có số liệu cụ thể về quân của từng huyện gia nhập nghĩa quân, song ta có thể khẳng định rằng Yên Thành không thể không cung ứng một số lợng ngời và của đáng kể cho cuộc hành quân thần tốc đó.

Theo Bùi Dơng lịch viết trong "Nghệ An ký", số dân cả hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh lúc bây giờ có khoảng 125.000 ngời. Thế mà trong một thời gian ngắn đã huy động đợc 5 vạn ngời gia nhập nghĩa quân. Đó đợc xem là một kỳ tích thể hiện tài năng thu phục lòng ngời của vua Quang Trung. ở những vùng gần nơi đóng quân của nghĩa quân nh Nam Đàn, Nghi Lộc, Hng Nguyên, Yên Thành, ắt hẵn có rất nhiều trai tráng tham gia nghĩa quân hơn các vùng khác.

Kể từ khi Quang Trung kéo quân ra Nghệ An đến khi đánh tan quân xâm lợc Mãn Thanh chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Nhng theo gia phả họ Phan ở Hoa Thành (Yên Thành) cho biết, thời gian này con cháu trong họ đã kéo về giúp rập Quang Trung. Tiêu biểu có Phan Cảnh Nho hay còn gọi là Cảnh Cầu (1738 - 1810). Thời cuối đời Lê trung hng, ông Phan Cảnh Nho đậu phó bảng làm quan hộ tụng ở Hải Dơng, tiếp đó đợc vua triệu về triều giữ chức "Hàn Lâm viện nhật giảng" dạy cho vua học. Tiếp sau đó ông Phan Cảnh Nho đợc vua giao xuống Hải Hng quản trị 13 đạo quân thuỷ bộ. Nhng đến lúc vua Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh sang đánh nớc ta, thì ông sinh ra chán nản. Nhân lúc vua Quang Trung kéo quân ra Tam Điệp, ông đã chuyển giao quân

vào Tam Điệp, tạo điều kiện cho đạo quân vua Quang Trung ra đánh chiếm Hải Dơng đợc thuận lợi dễ dàng.

Về phần bản thân, ông Cảnh Nho lẩn tránh nơi xa, về sau dạy học ở Mao Điều và chết ở đó. Đời vua Thiệu Trị, anh em ông Phan Bá Đam, Phan Thanh ra bốc mộ về chôn tại Cồn Chùa Múi và xây lăng, đến nay đã dời lên nghĩa địa Hòn ậy.

Một phần của tài liệu Dòng họ phan ở đất đông thành từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w