Sự phát triển của dòng họ Phan trên đất Đông Thành

Một phần của tài liệu Dòng họ phan ở đất đông thành từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX (Trang 25 - 35)

VI. Bố cục luận văn

1.2.2. Sự phát triển của dòng họ Phan trên đất Đông Thành

thế kỷ XX

Với lịch sử hơn 600 năm, trải qua nhiều thế hệ con cháu cho đến ngày nay, dòng họ Phan đã lan toả ra hầu hết các huyện trên đất Nghệ An và nhiều tỉnh thành trong cả nớc. Hơn 600 năm đó, đất nớc đã trải qua bao nhiêu thăng trầm biến đổi, từ Lê Lợi dẹp tan sự thống trị của nhà Minh, gây dựng nền độc lập, đến đại thắng mùa Xuân 1975, nớc Cộng hoà XHCN Việt Nam ra đời, từng bớc đi lên trên con đờng đổi mới.

Cùng với sự phát triển của đất nớc, dòng họ Phan cũng có nhiều biến đổi, nhng là sự biến đổi theo chiều hớng tốt đẹp. Con cháu ngày một đông, các chi ngày một nhiều.

Cho đến nay dòng họ Phan có tất cả 42 chi trải qua 23 đời với tổng số hộ khoảng 7000 hộ ở Yên Thành. Theo gia phả họ Phan Quận (nhánh trởng) ở xã

gia phả họ Phan Hoằng ở làng Hào Kiệt xã Vĩnh Thành do nhóm su tầm và nghiên cứu gồm Phan Ngọc, Phan Hoằng Kiểu, Phan Hoằng Nậm biên soạn vào tháng 2/1998, trong khoảng thời gian từ 1398 đến thế kỷ 20 dòng họ Phan đã trải qua 23 đời và có đến ba nhà thờ lớn ở Yên Thành.

Nh vậy, từ vị thuỷ tổ Bái Dơng hầu Phan Vân, dòng họ Phan đã trải qua hơn 600 năm phát triển thành nhiều chi nhánh lớn nhỏ, từ đất Kẻ Rộc lan ra các huyện, các tỉnh khác. Lớp hậu duệ của Ngài Phan Vân, đời này đời khác đều sống xứng đáng với vị thuỷ tổ của mình.

Dựa vào gia phả và những tài liệu khác, chúng tôi có thể nêu lên sự phát triển của dòng họ Phan qua các đời nh sau:

Đời thứ nhất:

Thuỷ tổ của dòng họ là ông Phan Vân, di c từ Hoằng Hoá (Thanh Hoá) vào xã Tiền Thành (nay là Bắc Thành - Yên Thành - Nghệ An). Vào cuối thế kỷ XIV (1398), trong thời kỳ nhà Hồ đang tranh ngôi đoạt quyền thay thế nhà Trần. Ông vào định c đây và tổ chức khai khẩn đất hoang, sống cuộc đời nông dân thuần phác. Sau này, khi Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa, nhất là ở thời điểm nghĩa quân chuyển hớng chiến lợc, lấy Nghệ An làm "đất đứng chân" thì Phan Vân đã có công rất lớn trong việc ủng hộ quân lơng cho nghĩa quân.

Đời thứ 2:

Phan Cảnh Huân (con trởng), Phan Cảnh Hựu (con thứ hai), Phan Cảnh Điều (con thứ ba - mất sớm), Phan Nguyên (con thứ t) đều là con thuỷ tổ Phan Vân. Trừ Phan Cảnh Điều (mất sớm), còn lại ba ngời con trai của Phan Vân đều noi theo gơng cha ra sức đắp đập, khai hoang chiêu dân, lập ấp, phát triển xóm làng trù phú …

Đời thứ 3:

Tuy thuỷ tổ Phan Vân sinh hạ đợc 4 ngời con trai, nhng Phan Cảnh Điều mất sớm, còn Phan Cảnh Hựu cùng với hậu duệ của ông về sau nh thế nào không rõ, tộc phả họ Phan đại tôn ở Bắc Thành chỉ ghi toàn gọn nh sau: "Phan

Cảnh Hựu di c đến xã Đào Lâm, không rõ huyện nào", vì thế hiện nay cha tìm ra đợc.

Do đó, đến đời thứ ba, dòng họ này đợc tách ra làm hai nhánh:

Nhánh trởng: Nhánh của ông Phan Cảnh Huân, trong quá trình khai

hoang lập ấp, chú tâm phát triển nông nghiệp, nhng do bị loạn sơn thú tàn phá hoa màu nên đã chuyển xuống xã Hạ Thành (nay là xã Hoa Thành - Yên Thành) định c và sinh sống ở đây. Ông sinh hạ đợc ba ngời con trai: ngời con đầu Phan Cảnh Thung (mất sớm); Phan Cảnh Tùng (con cháu chuyển ra Bắc). ở lại Hạ Thành chỉ có Phan Cảnh Củng và vợ ông là Thân Thị Nhiệm.

Nhánh thứ: Nhánh của Phan Nguyên cùng với hậu duệ của ông. Phan

Nguyên là con út của thuỷ tổ Bái Dơng hầu Phan Vân, lấy vợ và sinh đợc 4 ngời con trai.

Con trai trởng: Phan Thúc Hơng. Con thứ 2: Phan Thúc Khởi. Con thứ 3: Phan Thúc Cử. Con thứ 4: Phan Thúc Trí.

Nhánh thứ này về sau chuyển xuống giáp Tờng Lai, làng Hào Kiệt, xã Vĩnh Thành. Ngời chủ trơng di chuyển là Phan Thúc Trí (con thứ t ông Phan Nguyên, và là cháu nội của Bái Dơng hầu Phan Vân). Vì thế Phan Thúc Trí đợc xem là thuỷ tổ họ Phan Hoằng ở làng Hào Kiệt.

Đời thứ 4:

Nhánh trởng:

Lấy Phan Đội con trai duy nhất của ông Phan Cảnh Củng làm đại diện. Phan Đội sinh đợc 2 ngời con trai đó là Phan Đạo và Phan Văn Đẩu và hai ngời con gái.

Nhánh thứ:

ghi "Quý nam Phan Thúc Trí sinh Thúc Tợng di c đến xã Thái Xá thôn Hào Kiệt". Ông Phan Thúc Tợng là cháu nội bốn đời của Bái Dơng hầu Phan Vân. Ông sinh ra và lớn lên tại thôn Chánh sứ, xã Tiền Thành, năm Hồng Đức thứ 5 (1474), cùng cha là Phan Thúc Trí di c đến xã Thái Xá khai cơ lập nghiệp, xây dựng cơ sở kinh tế mới, lập nên thôn Kẽ Cạt, nay làng Hào Kiệt - xã Vịnh Thành - Yên Thành. Kế thừa sự nghiệp của cha, quản lý cơ sở kinh tế mới tại thôn Kẽ Cạt, xã Thái Xá cũ.

Phan Thúc Tợng sinh đợc sáu ngời con cả trai lẫn gái, con trai trởng Phan Thúc Hà, còn năm ngời em của ông Hoà không thấy ghi rõ tên, đã tìm cả ở hai tập thế phổ họ Phan Bắc Thành và họ Phan Hào Kiệt nhng không thấy ghi chép gì về năm ngời em của ông Hoà.

Đời thứ 5:

Nhánh trởng:

Lấy Phan Văn Đẩu, con trai thứ 2 của ông Phan Đội, làm đại diện. Ông bà sinh đợc hai ngời con trai là Phan Cảnh Mỹ và Phan Chính Nghị, cùng với hai ngời con gái là Thị Heo và Thị Lân.

Nhánh thứ:

Lấy Phan Thúc Hoà, con trai trởng của Phan Thúc Tợng, làm đại diện. Tên thuỵ của ông là Chân Tính công, căn cứ vào hai tập gia phả của Bắc Thành và của làng Hào Kiệt thì ông Phan Thúc Hoà có hai vợ, cả hai bà sinh hạ đợc 13 ngời con cả trai lẫn gái, con trởng là Phan Duy Địch, còn 12 ngời con còn lại không thấy ghi tên.

Đời thứ 6:

Nhánh trởng:

Lấy Phan Chính Nghị, con trai thứ 2 của ông Phan Văn Đẩu, làm đại diện. Ông Phan Chính Nghị theo nghiệp tổ tiên, vẫn tiếp tục cày cấy trồng trọt trên phần ruộng đất ở cánh đồng Ây, ông bà còn lên đó làm nhà để ở, ông sinh

đợc ba ngời con trai: Phan Cảnh Thanh và Phan Cảnh Khánh (mất sớm), còn lại Phan Bá Chiêu.

Nhánh thứ:

Lấy Phan Duy Địch, con trai trởng của Phan Thúc Hoà làm đại diện, ông sinh hạ đợc ngời con trai độc nhất, lớn lên lại có lòng yêu nớc, có công lao lớn trong sự nghiệp phò Lê diệt Mạc, cứu dân cứu nớc là Phan Hoằng Thanh. Để ghi nhận công sinh thành của thân phụ sinh ra Phan Hoằng Thanh, triều đình nhà Lê đã phong tặng Phan Duy Địch tớc Diên Khánh hầu, ban tên thuỵ là Huệ công.

Ngày 15 tháng 6 năm Giáp Thìn, vua Lê Huyền Tông, Mục Hoàng Đế niên hiệu cảnh trị thứ 2 (1664) phong tặng sắc rồng cho Phan Duy Địch.

Đời thứ 7:

Nhánh trởng:

Lấy Phan Bá Chiêu, con thứ hai và cũng là ngời con còn lại duy nhất của Phan Chính Nghị, làm đại diện. Bá Chiêu gắn liền với một câu chuyện làm cảm động lòng ngời. Ông vốn là ngời làm nghề chèo đò chở khách qua sông Dinh. Trong thời gian chở đò có ngời khách làm địa lý tên là Bành Nhật Tín thờng qua lại sang đò. Ông Phan Bá Chiêu hết sức giúp đỡ, lắm lúc đêm hôm đi lại gọi đò, ông chở không lấy tiền, có khi nghỉ qua đêm ăn uống vẫn phục vụ chu đáo. Đã ba năm, để trả ơn cho Phan Bá Chiêu, ông thầy địa lý đã chỉ cho ba phần đất có một cát huyệt để đời sau con cháu phát phúc làm quan to. Câu chuyện phong thuỷ làm địa lý cất mộ, lựa chọn chỗ đất tốt để bảo vệ xơng cốt của ngời đã khuất, là thể hiện tình cảm giữa ngời sống với ngời đã mất, nhng nói nhờ đó mà kết phát làm quan, đậu cao tớng giỏi thì không có một cơ sở khoa học nào cả. Nhng câu chuyện đợc xem nh lời giải thích cho sự trởng thành và lớn mạnh của dòng họ Phan ở Đông Thành từ đời thứ 8 trở đi, đặc biệt là về phơng diện võ quan.

Ông Phan Bá Chiêu lấy vợ họ Nguyễn, sinh đợc hai ngời con trai: Sùng Quân công Phan Cảnh Quang và Dơng Lĩnh hầu Phan Đức Quảng.

Nhánh thứ:

Lấy Phan Hoằng Thanh, con trai duy nhất của Phan Duy Địch, làm đại diện. Nhờ phúc ấm tổ tiên, lớn lên thân thể cờng tráng, ham mê luyện tập võ nghệ. Là ngời có chí khí nên đã sớm trở thành một võ công vô địch, sinh thời giữa lúc họ Mạc cớp ngôi nhà Lê, gây nội chiến đa đất nớc vào cảnh lâm nguy, ông đã tình nguyện ra đi, lên đờng phò vua giúp nớc. Ông sinh hạ đợc 11 ngời con, trong đó có năm con trai:

Phan Hoằng Tích (con trởng), con thứ hai là Phan Hoằng Kỷ, thứ ba là Phan Hoằng Tá, thứ t là Phan Hoằng Cơng, thứ năm là Phan Hoằng Ngang.

Sáu ngời con gái gồm: Trởng nữ Phan Thị Ngọc Lu, con gái thứ hai Phan Thị Ngọc Thiêm, thứ ba Phan Thị Ngọc Minh, thứ t Phan Thị Ngọc Khuê, thứ năm Phan Thị Ngọc Mỹ, thứ sáu Phan Thị Ngọc Quỳnh.

Đời thứ 8:

Nhánh trởng:

Lấy Phan Cảnh Quang, con trởng của Phan Bá Chiêu, làm đại diện. Là một nhân vật có nhiều cống hiến cho triều đại nhà Lê, nhất là thời Lê Trung H- ng và đợc gia phong là Minh nghĩa uy dũng đại vơng. Đền thờ Ngài và cũng là nhà thờ họ Phan tại xóm Dinh Thuỷ (Trần Phú). Hàng năm cứ đến ngày 10 tháng 7 âm lịch làm ngày đại tế, con cháu các nơi về rất đông.

Phan Cảnh Quang sinh hạ đợc 9 ngời con trai và 8 ngời con gái nh sau: 9 ngời con trai:

Tuyền quận công: Phan Cảnh Huy. Nghĩa quận công: Phan Cảnh Lan. Cờng quận công: Phan Cảnh Thông. Tuấn Nghĩa hầu: Phan Cảnh Thọ. Thắng Lộc hầu: Phan Cảnh Diệu.

Hà Lý hầu: Phan Cảnh Đại. Vệ Xuyên hầu: Phan Cảnh Thắng. Diên Hoa hầu: Phan Cảnh Long. Thạch Lâm hầu: Phan Cảnh Diễn.

8 ngời con gái gồm:

Phan Thị Ngọc Châu, Phan Thị Ngọc Hoa, Phan Thị Ngọc Uyển, Phan Thị Ngọc Yến, Phan Thị Ngọc Phú, Phan Thị Ngọc Hơng, Phan Thị Ngọc Phong, Phan Thị Ngọc Kỹ.

Nhánh thứ:

Lấy Phan Công Tích, là con trởng của thái phó Thuỵ quận công Phan Hoằng Thanh và bà Đặng Thị Ngọc Quế, làm đại diện. Phan Công Tích là cháu nội tám đời của thuỷ tổ Bái Dơng hầu Phan Vân, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống võ nghệ lại có lòng yêu nớc, có phong thái hùng vĩ, có sức mạnh hơn ngời. Tập III sách "Đại Nam nhất thống chí" trang 176 đã viết "Phan Công Tích ngời xã Hào Kiệt - huyện Đông Thành trong đời Thống Nguyên, Nguỵ Mạc tiến quyền, ông cùng ba em Kỷ, Cơng, Tự ứng nghĩa phò Lê, đại thu tiên tổ, bản triều Trang Tông lập làm vua, vì có công nên đợc phong là Bá quận công.

Ông sinh hạ đợc 7 ngời con (6 trai 1 gái) nh sau: Con trởng: Kể quận công - Phan Ngan. Con thứ 2: Quỳnh quận công - Không rõ tên. Con thứ 3: Triều Xuyên hầu - Phan Hoằng Luận. Con thứ 4: Tô quận công - Phan Hoằng Tuỳ.

Con thứ 5: Hoằng Khang hầu - Phan Hoằng Thông. Con thứ 6: Yên Phúc hầu - Không rõ tên.

Đời thứ 9:

Nhánh trởng:

Lấy Phan Cảnh Huy, con trai trởng của Phan Cảnh Quang làm đại diện. Phan Cảnh Huy làm đô chỉ huy vệ Kim Ngô, có nhiệm vụ bảo vệ triều đình, ông sinh hạ đợc 9 trai và 3 gái, đó là:

Phan Cảnh Tộ, Phan Cảnh Kiên, Phan Cảnh Sức, Phan Cảnh Sỹ, Phan Cảnh Tiền, Phan Cảnh Đức, Phan Cảnh Khôi, Phan Cảnh Ngôn, Phan Cảnh Ngữ, Phan Thị Ngọc Tháp, Phan Thị Kim, Phan Thị Huệ.

Sau khi ông mất đợc gia phong Toàn quận công.

Nhánh thứ:

Lấy Phan Hoằng Tự, con trởng của thái bảo Vị quân công Phan Công Kỷ, làm đại diện. Lớn lên noi gơng cha theo con đờng binh nghiệp, có công lao đánh giặc trớc sau vẹn toàn, đợc triều đình nhà Lê tặng sắc phong. Ông sinh hạ đợc một con trai duy nhất là Lệ Thành hầu Phan Hoằng Kế.

Đời thứ 10:

Nhánh trởng:

Lấy Phan Cảnh Tộ, con đầu của Phan Cảnh Huy, làm đại diện, là một trong những ngời có công dẹp giặc cứu nớc nên đợc phong tớc Cẩm Thạch hầu.

Phan Cảnh Tộ sinh đợc 2 ngời con trai đó là Phan Cảnh Tờng và Phan Cảnh Đinh.

Nhánh thứ:

Lấy Lệ Thành hầu Phan Hoằng Kế, con Phan Hoằng Tự, làm đại diện, là cháu đích tôn của thái bảo Vị quân công Phan Hoằng Kỷ.

Ông sinh hạ đợc 24 ngời con nhng trong gia phả chỉ ghi tên hai ngời con trai đó là Đông quận công Phan Hoằng Huân và Tả hiệu điểm Phan Hoằng Duy.

Phan Hoằng Kế là ngời có lòng yêu nớc và có nghĩa khí, vào năm Quý Hợi đem quân tiến đánh dẹp giặc ở các xứ Thái Nguyên, Cao Bằng. Có công lao nên đợc triều đình thăng thởng, nắm chức vụ lớn trong hàng võ quan.

Đời thứ 11:

Đến đời thứ 9, thứ 10, dòng họ Phan ở Đông Thành đã phát triển rộng khắp với hàng chục chi họ, hàng trăm hộ lớn nhỏ sinh sống ở nhiều vùng khác nhau.

Nhánh trởng:

Lấy Phan Cảnh Tờng, con trai trởng của Phan Cảnh Tộ, làm đại diện. Cảnh Tờng sinh đợc 2 ngời con trai đó là Phan Cảnh Điền và Phan Cảnh Quyền.

Nhánh thứ:

Lấy Đông quận công Phan Hoằng Huân làm đại diện. Ông là con trởng của Lệ Thành hầu Phan Hoằng Kế, là cháu nội năm đời của thái phó Thuỵ quận công Phan Hoằng Thanh. Lớn lên noi gơng tổ tiên, theo con đờng binh nghiệp, lập nhiều công trạng trong công cuộc phò Lê, diệt Mạc, nên đợc triều đình phong tớc quận công.

Ông sinh hạ đợc 5 ngời con trai và 2 ngời con gái gồm:

Trởng nam: Phan Hoằng Duyên, Hoằng Duyên sinh đợc Hoằng Triển. Thứ nam: Phan Hoằng Tú, Hoằng Tú sinh Hoằng Diễn.

Thứ 3: Phan Hoằng Trình, sinh Phan Hoằng Ngu. Thứ 4: Phan Hoằng Tục, Hoằng Tục sinh Hoằng Thục. Thứ 5: Phan Hoằng Cảo, Hoằng Cảo sinh Hoằng Thống. Con gái: Phan Thị Phơng và Phan Thị Lài.

Từ đời thứ 11 đến đời thứ 23, con cháu các chi họ Phan đều phát triển mạnh và sinh sống ở nhiều tỉnh trong cả nớc, con cháu học rộng tài cao, phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ, đã có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

họ lớn, con cháu ngày càng phát triển phồn thịnh, có truyền thống hiếu học, tinh thần yêu nớc.

Các thế hệ họ Phan ngày càng tô điểm thêm truyền thống văn hoá tốt đẹp đó của cha ông.

Chơng II

Những đóng góp của dòng họ Phan

ở Đông Thành (Yên Thành NgHệ AN)

đối với lịch sử dân tộc từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX

Lịch sử phát triển của dòng họ Phan từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX gắn liền với các triều đại phong kiến từ thời Lê sơ đến cuối thời Nguyễn. Trải qua quá trình lịch sử gần 600 năm, dòng họ Phan đã có những đóng góp to lớn đối với sự nghiệp dựng nớc và giữ nớc của dân tộc, nhiều con cháu đã hy sinh cả đời mình cho đất nớc vẻ vang.

2.1. Thời trung đại

Một phần của tài liệu Dòng họ phan ở đất đông thành từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w