Những điểm khác biệt

Một phần của tài liệu So sánh câu văn trong truyện ngắn nguyễn công hoan và truyện ngắn thạch lam (Trang 58 - 63)

6. Bố cục luận văn

2.3.2.Những điểm khác biệt

Bên cạnh những điểm tơng đồngđịnh lợng nh trên, trong cấu tạo câu văn truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Thạch Lam, chúng tôi cũng nhận thấy điểm khác biệt cơ bản trong cấu tạo câu văn trong truyện ngắn của hai ông.

2.3.2.1. Từ bảng số liệu 2.11, ta thấy: Nhìn một cách bao quát thì truyện

ngắn Nguyễn Công Hoan sử dụng nhiều câu đơn và ít câu ghép hơn là truyện ngắn Thạch Lam. Câu đơn trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan chiếm 81,18%, câu đơn truyện ngắn Thạch Lam chỉ 78,46%. Câu ghép trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là 18,81%, còn ở truyện ngắn Thạch Lam là 21,44%.

Điều này phù hợp với lí thuyết về câu và phù hợp với thói quen giao tiếp: dùng câu đơn bao giờ cũng phổ biến và dễ hiểu hơn câu ghép, đặc biệt là câu

ghép nhiều vế phức tạp. Tuy vậy khi đi vào từng kiểu dạng câu đơn cụ thể, ta thấy sự khác nhau rất cơ bản trong cấu tạo câu văn của hai nhà văn cùng thời này.

2.3.2.2. ở kiểu câu đơn bình thờng, Thạch Lam sử dụng nhiều hơn Nguyễn Công Hoan: Câu đơn bình thờng trong truyện ngắn Thạch Lam chiếm 69,54%, còn trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan chiếm 63,89%. Nguyễn Công Hoan sử dụng nhiều câu tả hơn câu luận còn Thạch Lam thì ngợc lại vì truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là truyện ngắn hiện thực phê phán, nghiêng về sự kiện hành động. Truyện ngắn Thạch Lam là truyện ngắn trữ tình nghiêng về tình cảm, cảm giác, …: câu luận trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có 408 (chiếm 10,92%) câu luận trong truyện ngắn Thạch Lam có 526 câu (chiếm 14,78%).

2.3.2.3. Nhất là ở câu đơn đặc biệt, ta thấy rõ sự chênh lệch này. Nguyễn

Công Hoan sử dụng câu đơn đặc biệt rất phổ biến nh một biện pháp tu từ nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật của một nhà văn hiện thực phê phán bậc thầy. Với 25 truyện ngắn, tác giả đã sử dụng đến 646 câu đơn đặc biệt (chiếm 17,29% tổng số câu văn đã khảo sát) trong đó có đầy đủ các dạng, nhóm: câu đơn đặc biệt danh từ; câu đơn đặc biệt vị từ (câu khuyết chủ ngữ, câu tỉnh lợc chủ ngữ, câu có chủ ngữ zêrô). Ví dụ:

* Lúc ấy, độ sáu giờ chiều. (Răng con chó của nhà t sản; I; 62) - câu đơn đặc biệt danh từ

* Mau mà về. Anh T. Hỏng từ ban nãy rồi. Khốn nạn thân anh quá. (Kép

T Bền; I; 269)

Trong đoạn văn trên hai câu: “Mau mà về” và “Hỏng từ ban nãy rồi” là những câu khuyết chủ ngữ.

* Buổi hầu sáng hôm ấy. (Đồng hào có ma; II;…) - câu có chủ ngữ zêrô (câu vô chủ)

Trong 23 truyện ngắn Thạch Lam, chỉ có 321 câu đơn đặc biệt (chiếm 9,02% tổng số câu đã khảo sát) Tỉ lệ này chỉ bằng một nửa so với truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Câu đơn đặc biệt có chủ ngữ zêrô trong truyện ngắn Thạch Lam không đợc sử dụng.

2.3.2.4. Trên đây là những điểm khác biệt rất cơ bản trong cấu tạo câu đơn

truyện ngắn của Thạch Lam và Nguyễn Công Hoan.

ở câu ghép, ta cũng nhận ra sợ khác biệt trong cấu tạo câu văn của hai ông khi viết truyện ngắn.

ở truyện ngắn Nguyễn Công Hoan câu ghép chính phụ có số lợng lớn nhất chiếm 7,09% thì ở truyện ngắn Thạch Lam câu ghép chính phụ rất ít chỉ 17/ 763 câu văn (chiếm 0,48%). Câu ghép qua lại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan chiếm tỉ lệ ít nhất chỉ 1,87% thì ở truyện ngắn Thạch Lam tỉ lệ này gần gấp đôi: tới 3,15%. Câu ghép chuỗi trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan giữ một vị trí và số lợng khá khiêm tốn chỉ 180/ 703 câu văn chiếm 4,82% thì ở truyện ngắn Thạch Lam đây là dạng câu chiếm u thế trong hơn hẳn so với các kiểu câu ghép khác với tỉ lệ lớn nhất 12,42% gấp gần 3 lần câu ghép chuỗi trong truyện của Nguyễn Công Hoan.

2.3.2.5. Theo tác giả Lê Xuân Thại trong bài “Câu văn Bác Hồ” (Sách

“Học tập phong cách chủ tịch Hồ Chí Minh”; Nxb Khoa học xã hội. H, 1980) thì câu ngắn là những câu có từ 10 chữ trở xuống, còn những câu từ 11 chữ trở lên là câu dài. Dựa vào ranh giới này, sau khi khảo sát chúng tôi nhận thấy, câu văn trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan có rất nhiều câu ngắn, câu đặc biệt và câu chỉ có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Thậm chí câu chỉ có một từ - câu vị ngữ. Ví dụ:

* Ngời thì tặng hoa. Ngời thì bắt tay. Ngời thì kéo mũi. Ngời thì khen. (Kép T Bền; I; 269)

* Chị không chết, mà cũng chẳng làm sao cả. (Sáng, chị phu mỏ; II; 323) * Vì đèn sáng nên trông rõ lắm. (Báo hiếu: trả nghĩa cha; I; 217)

* Nó lạy. Nó van. (Thằng ăn cắp; I; 189) * Nó cựa. Nó nhăn. (Thằng ăn cắp; I; 190) * Có khi câu ngắn đến mức chỉ có một từ:

* Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. (Bữa no đòn; I; 353) Có khi vị từ kết hợp với một phó từ có tác dụng nối.

* Và bụi. Và tanh. Và ồn ào. Và hơi ngời. Và chen chúc. (Bữa no… đòn; I; 349)

* Vẫn chửi. Vẫn kêu. Vẫn đấm. Vẫn đá. Vẫn thụi. (Bữa no… đòn; I; 353) Đây là những trờng hợp rất đặc biệt, rất Nguyễn Công Hoan mà trong cấu tạo câu văn truyện ngắn Thạch Lam không có.

Trong truyện ngắn Thạch Lam thì ngợc lại có rất nhiều câu dài, câu ghép đặc biệt là câu ghép chuỗi nhiều câu có nhiều vế. Ví dụ:

* Về nhà chồng đợc vài hôm, Tâm lại phải đi bán hàng ngay để khỏi mất mấy phiên chợ tết. (Cô hàng xén; 141)

* Anh Thành nhỏm dậy, nghiêng mình chống khuỷu tay xuống giờng rồi bắt đầu nói với một giọng trầm và thong thả khiến ngời nghe hiểu đợc hết các ý tứ của câu chuyện. (Sợi tóc; 158)

* áo sa trùm ngoài áo cánh trắng càng làm rõ cảnh nghèo khổ ẩn ở trong; hai thứ nhét đầy những thứ gì lạ, há hốc miệng nh kêu đói; một dải lng lụa đã ám màu xơ xác thoáng qua sợi sa tha. (Ngời bạn cũ; 71)

Trong truyện ngắn Thạch Lam có nhiều câu văn rất dài. Ví dụ, dới đây là một câu ghép chuỗi gồm 65 tiếng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Ma bụi đã tạnh từ lâu và nền mây xám tách ra, để lọi một tia nắng vàng dịu lớt nhẹ trên ruộng mạ xanh non. Trong trẻo và mong manh quá nh sắp tắt, Thành thấy cái vui trong lòng chàng cung trong sáng và mong manh nh thế, chỉ một chút nghi ngờ, một chút lạnh lẽo cũng đủ làm cho tan đi. (Cuốn sách bỏ

quên; 118)

Sở dĩ có những điểm khác biệt này là do: Nguyễn Công Hoan là nhà văn hiện thực phê phán, tác phẩm của ông viết dới ngòi bút tả chân, tả thực với cảm hứng phê phán mãnh liệt. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan phần lớn là truyện ngắn trào phúng. Thông qua tiếng cời đả kích, nhà văn đi vào phơi bày những sự thật thối nát của xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Đó là mâu thuẫn giàu nghèo, những bất công trong xã hội. Với niềm căm phẫn cao độ, Nguyễn Công Hoan đã thẳng tay đả kích phê phán những kẻ giàu có, quyền lực mà bất nhân bất nghĩa, đồng thời thể hiện sự căm phẫn, xót thơng đối với những ngời nông dân, những ngời nghèo khổ sống dới đáy của xã hội. Những truyện ngắn tiêu biểu là: Răng con chó của nhà t sản; Kép t bền, Sáng, chị phu mỏ; Thằng ăn

Nguyễn Công Hoan nhìn cuộc đời nh một sân khấu hài kịch, đầy rẫy sự bịp bợm, nhố nhăng đồi bại. Ông tái hiện xã hội bấy giờ với đầy đủ mọi tầng lớp trong xã hội: từ nông thôn đến thành thị, từ hạ lu đến thợng lu, từ những ng- ời nông dân đến bọn quan lại cờng hào địa chủ … Tất cả đợc chia làm hai tuyến chính diện và phản diện rất rõ rệt.

Để phù hợp với dòng truyện ngắn hiện thực phê phán, ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Công Hoan mang đậm dấu ấn và sở trờng riêng của yếu tố tự sự. Đó là thứ ngôn ngữ quần chúng đợc chọn lọc và nâng cao, đậm chất đời sống thờng ngày, đây là thứ ngôn ngữ gần gũi tự nhiên mà trong sáng, linh hoạt. Ngôn ngữ ấy biểu hiện bằng một giọng điệu trào phúng với nhiều cung bậc, sắc thái: hài hớc, mỉa mai, diễu cợt, đả kích, lên án, …

Khác với nhà văn hiện thực phê phán Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam - nhà văn tiêu biểu của dòng truyện ngắn trữ tình lại có cái nhìn riêng, lí giải và thể hiện riêng về thế giới và con ngời. Văn Thạch Lam không đi vào cảm hứng phê phán, không đi vào miêu tả những mâu thuẫn xã hội giai cấp, những xung đột mang tính đối kháng trong xã hội. Nếu có mâu thuẫn cũng chỉ là cái cớ để nhà văn thể hiện dụng ý nghệ thuật của mình. Thạch Lam chủ yếu đi sâu khám phá nội tâm con ngời, chú trọng khai thác thể hiện hiện thực trong tâm trạng, thế giới tinh thần trong sáng của những con ngời bình dân trong xã hội. Để từ đó, ông miêu tả những cung bậc tinh tế, những khoảnh khắc rung động nhẹ nhàng, mơ hồ trong suy nghĩ tình cảm của con ngời.

Hiện thực trong truyện ngắn Thạch Lam không phải là thứ hiện thực trực tiếp với những vấn đề bức xúc nóng bỏng của xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 mà là hiện thực tâm trạng. Nhà văn thể hiện đời sống không chỉ biểu hiện bên ngoài mà chủ yếu thể hiện thế giới nội tâm bên trong, đi sâu vào những cảm xúc cảm giác của con ngời. Truyện ngắn Thạch Lam tiêu biểu cho khuynh hớng nội tâm trong truyện ngắn trữ tình, truyện không có những xung đột kịch tính, không ngững lời lẽ to tát, không ồn ào náo nhiệt mà dới ngòi bút tâm tình sâu lắng của ông những cảnh đời, những số phận những con ngời bình thờng nhỏ bé đều hiện ra qua những suy nghĩ, cảm xúc thật nhẹ nhàng, tự nhiên mà rất chân thật.

Nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam cũng rất nhiều những con ngời bình dân nghèo khổ, nhng ông không chỉ phơi bầy những cảnh sống nghèo nàn, ảm đạm, bế tắc mà nhà văn chủ yếu đi sâu vào thế giới tinh thần, phát hiện những niềm vui bình dị, những mong muốn bình thờng nhỏ bé, những đức tính tốt đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn mỗi con ngời. Đó là sự hồn nhiên và giàu lòng yêu thơng của những đứa trẻ (Hai đứa trẻ; Tiếng chim kêu; Gió lạnh đầu

mùa…), là tình cảm gia đình bà cháu, tình yêu đôi lứa nhẹ nhàng kín đáo (Dới bóng hoàng lan; Cô hàng xén; Trở về…), là những cô gái quê tảo tần, đảm

đang, nhân hậu và giàu lòng hi sinh (Cô hàng xén; Một đời ngời; Đứa con …). Đặc trng của dòng truyện ngắn trữ tình là sự cảm nhận đời sống bằng cái tôi nhà văn. Vì thế hiện thực khi vào tác phẩm đã qua lăng kính chủ quan của nhà văn và nhà văn có khả năng lắng nghe, thấu hiểu những khoảnh khắc rung động tinh tế, mơ hồ trong nội tâm trong tình cảm của con ngời. Thạch Lam đã hớng vào thế giới nội tâm, những cảm giác mong manh, huyền diệu, những miền khuất lấp trong tâm hồn con ngời. Ông miêu tả rất thành công những cảm giác, những trạng thái tâm hồn con ngời một cách sâu sắc và chân thực. Đó là quá trình thay đổi tình cảm, tâm lí của một ngời lần đầu đợc làm cha (Đứa con

đầu lòng), là nơi cái hèn hạ, bản tính thú tính ẩn náu trong tâm hồn con ngời

(Đói).

Ngôn ngữ trong truyện ngắn trữ tình là ngôn ngữ mang đậm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng, giọng điệu nhẹ nhàng dàn trải phảng phất nỗi buồn man mác, mỗi truyện nh một bài thơ trữ tình đợm buồn.

Sự khác biệt trong đặc trng nghệ thuật hai dòng: truyện ngắn hiện thực phê phán và truyện ngắn trữ tình đã lí giải vì sao trong cấu tạo câu văn của Nguyễn Công Hoan và Thạch Lam có những điểm khác biệt. Điểm khác biệt đó không chỉ thể hiện đặc trng riêng trong phong cách của từng nhà văn mà nó còn là sự khác biệt trong phong cách của hai dòng truyện ngắn hiện thực và lãng mạn; hiện thực phê phán và hiện thực trữ tình.

Một phần của tài liệu So sánh câu văn trong truyện ngắn nguyễn công hoan và truyện ngắn thạch lam (Trang 58 - 63)