6. Bố cục luận văn
2.4. Tiểu kết chơng 2
Khảo sát cấu tạo câu văn trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Thạch Lam, chúng tôi thấy đợc những điểm tơng đồng và khác biệt của hai nhà văn trong cách sử dụng các loại cấu trúc câu trong tiếng Việt.
Cả hai nhà văn đều đã sử dụng đầy đủ các loại, kiểu cấu tạo câu văn trong lí thuyết về câu của tiếng Việt (câu đơn và câu ghép):
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Thạch Lam đã sử dụng một khối lợng lớn câu đơn (3033/ 3637 câu trong 25 truyện ngắn Nguyễn Công Hoan; 2796 / 3559/ câu trong 23 truyện ngắn Thạch Lam). ở truyện ngắn Nguyễn Công Hoan câu đơn và đặc biệt là câu đơn đặc biệt và câu ngắn đợc sử dụng nhiều và tập trung chủ yếu ở mảng đề tài viết về cuộc sống nghèo khổ, bần cùng của con ngời sống trong xã hội Thực dân nửa phong kiến trớc cách mạng (Thằng ăn
cắp; Thế cho nó chừa; Phành phạch; Bữa no… đòn; …). Thạch Lam tuy sử
dụng nhiều câu đơn nhng so với Nguyễn Công Hoan thì ông sử dụng rất ít câu đặc biệt, đặc biệt là nhà văn đã sử dụng rất nhiều câu dài.
Đây là điểm khác biệt rất lớn trong cách sử dụng câu văn của hai nhà văn cùng thời này. Sự khác biệt ấy đã khẳng định hai phong cách của hai tác giả nói riêng và hai dòng truyện ngắn hiện thực phê phán và truyện ngắn trữ tình nói chung đồng thời cũng là điểm khác biệt để nhận ra hai nhà văn này với các nhà văn khác.
Sử dụng nhiều câu ngắn, câu đặc biệt trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan tạo ra nhịp nhanh, gấp, dồn dập, khẩn trơng phù hợp với hoàn cảnh, cuộc sống của những ngời dân nghèo khổ, thấp cổ bé họng. Bên cạch đó tác giả cũng vạch trần bộ mặt xấu xa của bọn nhà giàu, bọn có quyền, có chức trong xã hội.
Truyện ngắn Thạch Lam lại dày đặc những câu dài, nhiều câu có nhiều vế tạo nên sự dàn trải với nhịp văn nhẹ nhàng, uyển chuyển. Đó là lối văn hết sức nhuần nhị tinh tế, không có cấu trúc gấp gáp, vội vàng, không đao to búa lớn mà thật gần gũi, thân thuộc thuần phác, mộc mạc bình dị. Mỗi truyện ngắn nh một bài thơ trữ tình thể hiện những rung động trong tâm hồn, những cảm giác mơ hồ mong manh, tất cả đều thấm đẫm chất thơ.
Chơng 3
Một số biện pháp tu từ cú pháp
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Thạch Lam
3.1. Về các biện pháp tu từ cú pháp tiếng Việt
Trong hoạt động ngôn ngữ cũng nh trong hoạt động giao tiếp khác, ngời hoạt động ngôn ngữ cần luôn ý thức đợc rằng mình có không chỉ phơng tiện ngôn ngữ trung hòa đơn thuần khuôn phép mà còn có các phơng tiện ngôn ngữ tu từ. Đặc biệt khi viết văn các nhà văn còn thờng sử dụng ngôn ngữ một cách đặc biệt, khác lạ mà các nhà ngôn ngữ học đã khái quát thành các phơng tiện và các biện pháp tu từ tiếng Việt.
Về các phơng tiện và biện pháp tu từ, Đinh Trọng Lạc quan niệm “Phơng tiện tu từ là phơng tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật lôgic) ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung mà tu từ học còn gọi là màu sắc tu từ; còn biện pháp tu từ là cách phối hợp sử dụng tronh hoạt động lời nói các phơng tiện ngôn ngữ, không kể là trung hòa hay tu từ (còn gọi là diễn cảm) trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ” [18; 5].Quan niệm của Đinh Trọng Lạc đã phân biệt rõ ràng và có hệ thống đối với các phơng tiện và biện pháp tu từ. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, độc lập với nhau và phải hiểu đúng (ph- ơng tiện tu từ là “phơng tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung”, biện pháp tu từ là “cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phơng tiện ngôn ngữ không kể là trung hòa hay tu từ để tạo ra hiệu quả tu từ”), từ đó xác định, phân loại, miêu tả biểu hiện của chúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và của Thạch Lam trên các cấp độ: cấp độ từ vựng, cấp độ ngữ nghĩa, cấp độ từ vựng, cấp độ cú pháp, cấp độ văn bản.
Trên cấp độ từ vựng, các phơng tiện tu từ từ vựng đợc xác định là những đơn vị từ vựng đồng nghĩa mà ngoài ý nghĩa cơ bản ra, chúng còn có nghĩa bổ
sung (còn gọi là màu sắc tu từ). Các biện pháp tu từ từ vựng là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ vựng trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ giữa các đơn vị do ngữ cảnh.
Trên cấp độ ngữ nghĩa, các phơng tiện tu từ ngữ nghĩa là những định danh thứ hai mang màu sắc tu từ của sự vật hiện tợng. Các phơng tiện tu từ ngữ nghĩa là toàn bộ các cách kết hợp có hiệu quả tu từ, theo trình tự tiếp nối của các đơn vị từ vựng trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn.
Trên cấp độ cú pháp, các phơng tiện tu từ cú pháp là những kểu câu mang màu sắc tu từ do đợc cải biến từ kiểu câu cơ bản (C – V), nh các kiểu câu rút gọn, mở rộng thành phần hay đảo trật tự từ. Các phơng tiện tu từ cú pháp là những cách phối hợp sử dụng các kiểu câu để đạt hiệu quả tu từ trong phạm vi của một đơn vị thuộc bậc cao hơn.
Trên cấp độ văn bản, các phơng tiện tu từ văn bản là những mô hình văn bản đem lại hiệu quả tu từ do đợc cải biến từ mô hình văn bản trung hòa. Các biện pháp tu từ văn bản là những cách phối hợp sử dụng các mảnh đoạn của văn bản có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do sự tác động qua lại của các mảnh đoạn này với nhau.
ở luận văn này, chúng tôi chỉ tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú pháp mà Nguyễn Công Hoan và Thạch Lam sử dụng trong truyện ngắn. Mặc dù Đinh Trọng Lạc đã nghiên cứu và phân biệt rõ ràng phơng tiện với biện pháp tu từ và phân xuất ra thành 99 phơng tiện và biện pháp tu từ song chúng tôi nhận thấy trong hoạt động thực tế của ngôn ngữ có nhiều hiện tợng ngời ta rất khó xách định phơng tiện hay biện pháp tu từ trong tiếng việt. Vì thế, khó có thể đi đến một danh sách thống nhất, nhất trí về các phơng tiện, biện pháp tu từ. Và trên thực tế các công trình nghiên cứu của các tác giả ngôn ngữ học trong các giáo trình tài liệu về phong cách học còn có sự phân chia, xác định cha rõ ràng nhất quán trong cách phân giới giữa phơng tiện tu từ và biện pháp tu từ.
Chẳng hạn, Nguyễn Thái Hòa gọi phép so sánh là phơng tiện tu từ còn Đinh Trong Lạc xếp vào biện pháp tu từ ngữ nghĩa.
Cả Nguyễn Thái Hòa và Đinh Trọng Lạc đều cho ẩn dụ là phơng tiện tu từ ngữ nghĩa nhng Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền lại gọi là biện pháp tu từ.
Ngay cả Đinh Trọng Lạc khi phân biệt các phơng tiện tu từ và biện pháp tu từ cũng chỉ ra rằng: “ Tuy rằng giữa các biện pháp tu từ và các phơng tiện tu từ có những điểm khác biệt nh vậy, nhng giữa chúng vẫn có những mối quan hệ biện chứng. Một mặt, việc sử dụng các phơng tiện tu từ sẽ tạo ra các biện pháp tu từ, mặt khác việc sử dụng các biện pháp tu từ nào đó trong lời nói cũng có thể chuyển hóa nó thành một phơng tiện tu từ… hơn nữa cùng một phơng tiện tu từ có thể đợc dùng để xây dựng nên những biện pháp tu từ rất khác nhau. Và ngợc lại, những phơng tiện tu từ khác nhau có thể cùng tham gia vào việc xây dựng một biện pháp tu từ duy nhất.” [18; 9]
Cũng vì vậy Đõ Hữu Châu, Diệp Quang Ban, Nguyễn Hữu Quỳnh không phân chia rõ ràng giữa phơng tiện tu từ và biện pháp tu từ nh Đinh Trọng Lạc.
Mỗi ngời có quan điểm, cách nhìn nhận đánh giá khác nhau, có thể họ khác nhau ở phơng diện lí thuyết nhng lại gặp nhau ở phơng diện sử dụng và quang trọng là hiệu quả sử dụng. Những trờng hợp cụ thể đều đợc các nhà nghiên cứu chỉ ra và khẳng định.
Cũng có nghà nghiên cứu gọi chung hai hiện tợng này bằng những cái tên: Phép tu từ, các phơng thức tu từ hay thủ pháp tu từ… với những điều đã trình bày ở trên và dựa trên quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trớc, chúng tôI gọi chung hai hiện tợng này là các biện pháp tu từ tiếng việt.
ở chơng 3 của luận văn này chúng tôi không miêu tả hết các phơng tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt mà chỉ cố gắng tìm hiểu một số phơng tiện và biện pháp tu từ cú pháp mà Nguyễn Công Hoàn và Thạch Lam sử dụng, từ đó thấy đ- ợc điểm tơng đồng và khác biệt trong cấu trúc câu văn của hai ông.
3.2. Một số biện pháp tu từ tiếng Việt trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
3.2.1. Biện pháp rút gọn
Biện pháp rút gọn còn gọi là biện pháp tỉnh lợc, câu tỉnh lợc. Trong hoạt động ngôn ngữ, chúng ta thờng gặp những phát ngôn cha đủ t cách là một câu xét về cấu tạo ngữ pháp (câu không đầy đủ thành phần). Tuy nhiên, nhờ ngữ
cảnh mà ngời ta có thể khôi phục đầy đủ thành phần của câu bị rút gọn. Nh vậy, rút gọn là một biện pháp giảm thiểu thông báo bằng cách lợc bỏ các yếu tố ngôn ngữ trong điều kiện cho phép. Ví dụ:
* - Anh biết nhà bác Năm ở đâu không? - Biết.
Ví dụ khác:
*- Ai là phụ huynh của học sinh Nguyễn Văn A? - Tôi.
Nghiên cứu về câu tỉnh lợc hay câu rút gọn, Nguyễn Kim Thản khẳng định: “Trong thực tế của ngôn ngữ, có những câu có thể dựa vào hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ mà có thể bớt đI hay cả hai thành thành phần củ yếu của câu. ta gọi đó là câu tỉnh lợc hay câu rút gọn”. Câu rút gọn và câu một thành phần khác nhau ở chỗ: câu rút gọn “ có thể dựa vào hoàn cảnh ngôn ngữ mà điền vào đó thành phần đã bị bớt đi và khôi phục lại bộ mặt hoàn chỉnh của câu.” [29; 231]
Trong luận văn này chúng tôi đi vào tìm hiểu cách dùng câu rút gọn trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Thạch Lam với các biểu hiện:
- Thành phần rút gọn là thành phần nào của câu. - Văn cảnh và bối cảnh của câu rút gọn nh thế nào.
Từ đó có các kiểu câu rút gọn sau: rút gọn chủ ngữ; rút gọn vị ngữ; rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ, rút gọn thành phần phụ của câu.
Trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, câu rút gọn chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số câu có sử dụng các thủ pháp tu từ cú pháp: chỉ 25 truyện ngắn đã có 425/1514 câu có sử dụng thủ pháp rút gọn (chiếm 28,07%), trong đó chủ yếu là rút gọn thành phần chủ ngữ.
3.2.1.1. Rút gọn chủ ngữ
Theo Nguyễn Kim Thản, “chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của mệnh đề (câu) là thành tố hạt nhân của thành phần câu”. [29; 379]. Nh vậy chủ ngữ là thành phần rất quan trọng trong câu mà nếu bị rút gọn thì tính trọn vẹn của câu không còn nữa. Nhng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, câu rút gọn chủ ngữ lại đợc sử dụng khá phổ biến và chiếm u thế trong tổng số câu tỉnh lợc.
Trong 25 truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đã khảo sát đều có những lời thoại của nhân vật, đặc biệt đối thoại giữa vai trên và vai dới (những ngới có địa vị xã hội cao và những ngời có địa vị xã hội thấp; những kẻ có quền thế và những ngời nông dân nghèo) là khá nhiều. Để tạo ra lời thoại ngắn gọn, cô đúc đến kịch tính thể hiện sự phân biệt giai cấp, tác giả đã sử dụng câu rút gọn chủ ngữ trong hội thoại. Ví dụ:
*- Tha thầy, hôm nay phiên chợ, nên nhà còn ít, thầy mua giùm cho cháu. - Đợc. Còn bao nhiêu mang cả ra đây. Anh ấy nhà chị đâu?
- Tha thầy chạy đâu đấy ạ. (Thật là phúc; I; 86)
Trong đoạn hội thoại này lời cậu Ván Cách bị tỉnh lợc phần chủ ngữ thể hiện sự trịch thợng của kẻ có quyền thế. Còn lời của chị Tam tuy có bị tỉnh lợc nhng bao giờ phía trớc cũng có lời tha bẩm.
* Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đờng. Nó hớt hơ hớt hải qua cổng chòi, rồi sợ sệt bỡ ngỡ, không bết quan ngồi ở buồng nào. Bỗng một ngời mặc áo cánh nái nhuộm vỏ già chạy xồng xộc đến trớc mặt nó, và hỏi:
- Đi đâu?
Con mẹ nuôi biết ngay đó là cậu lính lệ. Và nh hiểu rõ phép vào quan, nó giúi đa cậu lệ hai hào đã cầm sẵn ở trong tay, rồi nói nhỏ:
- Nhờ cậu bẩm quan cho tôi vào hầu.
Cởu lệ tuy đã cầm tiền, nhng vẫn làm nh ta không để ý đến việc nhỏ nhen ấy, bèn vừa thò tay vừa nói to:
- Đa xem đơn, việc gì
Rồi trong khi nhà Nuôi kể lể, thì cậu lệ đánh vần để đọc lá đơn. Đoạn cậu lắc đầu nhăn mặt bảo:
- Vào kia nhờ bác nho Quý bác ấy làm hộ cho. Đơn này không đợc. (Đồng
hào có ma; II; 130)
Trong đoạn hội thoại này tất cả lời cậu lính lệ đều không có chủ ngữ thể hiện sự trịch thợng hống hách của kẻ bề trên.
Câu trong văn bản nghệ thuật, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn thờng gắn với một hoàn cảnh cụ thể, một ngữ cảnh nhất định. Vì vậy có thể trong một
đoạn văn, một chuỗi lời tác giả đã lợc bỏ, rút gọn ddi một thành phần tạo nên sự ngắn gọn cô đúc. Ví dụ:
* Các quan đã có lòng yêu chúng tôI mà đến chiếu cố bữa cơm thờng nhà chúng tôi, chúng tôi xin đa tạ. Xin rớc các quan xơi rợu. (Báo hiếu: trả nghĩa cha; I; 214)
* Nguyên là bà ấy yếu quá- Gớm! Béo đâu có béo lạ béo lùng thế!- B oð đến nỗi hai má chảy ra, cổ rụt lại. Béo đến nỗi bụng xệ xuống. Béo đến nỗi trông phát ngấy lên! (Hai cái bụng; II; 329)
Trong đoạn văn trên một loạt câu khuyết chủ ngữ “bà ấy” để tránh sự lặp lại và giữ cho chúng khăng khít với nhau.
* Chợ đã vãn dần. Đã bớt bụi. Đã bớt tanh. Đã bớt ồn ào. Đã bớt hơi ngời. Đã bớt chen chúc. (Bữa no… đòn; I; 351)
Trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, không chỉ trong hội thoại, trong lời trần thuật ở câu đơn, ở câu ghép tác giả cũng sử dụng biện pháp rút gọn: rút gọn bớt chủ ngữ trong một vế của câu ghép. Ví dụ:
* Bà lão cố liều, rón rén bớc lên bậc thềm cao, dòm qua cửa kính.(1) Vì đèn sáng nên trông rõ lắm.(2) (Báo hiếu: trả nghĩa cha; I; 217)
Câu (2) là câu ghép chính phụ chỉ nguyên nhân kết quả, vế chính đã bị rút gọn chủ ngữ nhng nhờ câu (1) ta có thể hiểu đợc chủ ngữ đó chính là “bà lão”.
Nhìn chung kiểu câu rút gọn chủ ngữ đợc Nguyễn Công Hoan sử dụng phổ biến trong truyện ngắn của mình ở cả hai kiểu câu đơn và câu ghép.
3.2.1.2. Câu rút gọn vị ngữ
Mặc dù chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần nòng cốt để cấu tạo nên câu, song đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng: vị ngữ chiếm vai trò quan trọng nhất của câu. Nguyễn Kim Thản cho rằng: “Xét về mặt công dụng trong việc giao tiếp và trao đổi t tởng thì phải thừa nhận rằng vị ngữ quan trọng hơn chủ ngữ” [29; 518]. Điều này cũng dễ hiểu: chủ ngữ có thể đợc xác định do ngữ cảnh nhờ những câu trớc hoặc sau nó và chủ ngữ cũng nằm trong trung tâm chính của mạch triển khai ở những câu tiếp theo. Còn vị ngữ thì phải có mặt để xác lập cấu trúc và đảm bảo sự tồn tại của câu. Vì thế việc rút gọn vị ngữ trong