Cốt truyện mang ý nghĩa biểu tợng trong thơ R.Tagore

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong thơ r tagore (Trang 84)

7. Cấu trúc luận văn

3.2Cốt truyện mang ý nghĩa biểu tợng trong thơ R.Tagore

Đọc tuyển tập thơ R.Tagore, dờng nh có một ma lực đặc biệt cuốn hút sự chú ý đầy thích thú của mỗi chúng ta. Không phủ nhận rằng, không ít độc giả nhận xét rằng, thơ R.Tagore khó hiểu, bí ẩn. Thế nhng, hãy lắng trọn lòng mình trong từng câu chữ, từng hình ảnh, dẫu mang màu sắc tôn giáo hay không, chúng ta đều có đủ khả năng chiếm lĩnh thơ R.Tagore trong một giới hạn nhất định. Hơn nữa, đến với thơ R.Tagore, chúng ta không chỉ thởng thức một hệ thống hình ảnh mang ý nghĩa biểu tợng mà còn đợc lắng nghe những câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn. Đó là những câu chuyện bằng thơ về cuộc sống, về tình yêu, kết hợp tài tình giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình, tạo nên những cốt truyện có giá trị trong thơ ông. Và những câu chuyện ấy chính là những cốt truyện đợc khám phá dới góc độ biểu tợng hoá của R.Tagore. Đây cũng là nét độc đáo, đặc biệt trong thơ R.Tagore.

Qua việc khảo sát các tập thơ của R.Tagore, chúng tôi nhận thấy có hai hình thức cốt truyện mang ý nghĩa biểu tợng, và đây cũng là hai hình thức cơ bản trong các loại cốt truyện : R.Tagore sử dụng những cốt truyện tôn giáo trong thơ ca truyền thống và sáng tạo những cốt truyện mới từ chất liệu hiện thực. Sau đây, chúng tôi đi vào khảo sát những dạng thức cốt truyện này để thấy rõ hơn tài năng nghệ thuật và đời sống tinh thần – xã hội của R.Tagore.

3.2.1 Sử dụng những cốt truyện trong tôn giáo, thơ ca truyền thống

Màu sắc tôn giáo trong thơ R.Tagore bao phủ rõ nét không chỉ ở hệ thống những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tợng mà còn ở những câu chuyện kể dới hình thức của những bài thơ văn xuôi. Kết hợp giữa chất tự sự và trữ tình thông qua những cốt truyện huyền thoại, những cốt truyện tôn giáo trong thơ ca truyền thống là một trong những yếu tố làm nên sự thành công của R.Tagore.

Từ chất liệu là những thần thoại, truyền thuyết, cổ tích của văn học dân gian ấn Độ, R.Tagore đã tô đậm thêm chất tuyền thống trong thơ của mình với những câu chuỵên sinh động và quen thuộc. Câu chuyện về thần tình yêu Kama và thần khổ hạnh Siva cùng với sơn nữ Uma trong thần thoại Vêđa trở thành niềm cảm hứng cho hơn một bài thơ văn xuôi của R.Tagore. Cuộc đấu tranh giữa tình yêu và tôn giáo, giữa khổ hạnh và luyến ái đi vào thơ R.Tagore với nhiều sáng…

tạo mới mẻ.

Những ai say mê thần thoại ấn Độ, hẳn không thể quên câu chuyện của thầy tu khổ hạnh bị trúng mũi tên tình ái của thần Kama nên yêu say đắm sơn nữ Uma trong thần thoại của Vêđa. Truyện kể rằng, Taraka là một con quỷ có uy lực đến ngay cả thần Brahma cũng phải kính nể, ép buộc Thần Brahma truyền lại phép trờng sinh bất tử. Để tiêu diệt con quỷ này không có ai ngoài con trai của thần Siva. Thần Siva lại theo chủ nghĩa khổ hạnh không lấy vợ nên không thể có con. Uma, con gái thần Himalaya đợc cử lên núi kailasa, nơi thần Siva khổ luyện để tìm mọi cách quyến rũ chàng. Và mũi tên của thần tình yêu Kama đã găm thẳng vào trái tim thần Siva. Thần tình yêu bị giết nhng lại đợc hoá sinh trong vô hình. Qua đây, ta thấy chủ nghĩa khổ hạnh dù có sức mạnh và uy linh đến đâu cũng không thể thắng nối khát vọng tự nhiên của con ngời.

Truyền thống đó đợc phát triển sâu rộng trong văn học ấn Độ ở mọi giai đoạn. Vậy R.Tagore kế thừa nét đẹp và chất liệu văn học truyền thống ấy ra sao trong các sáng tác của minh?

Trong bài thơ số 60 – tập “ Tặng phẩm của ngời yêu”, chúng ta nh đợc sống lại trong không khí của của thần linh. Đâu đó cảm nhận thấy sự hiện diện của thần Siva trong dáng hình của “chàng ẩn sĩ cha bao giờ thấy đàn bà ”:

Ngày lờ mờ xuất hiện khi chàng ẩn sĩ ra suối tắm mát, lọn tóc hung vàng phủ rậm trên vai, trông giống nh đám mây ban mai lờ lững, và chân tay chàng bóng loáng nh tia sáng mặt trời..

Câu chuyện đựơc bắt đầu với một lời thú tội sự thất bại của một ngời con gái. Nàng tự nhận mình là “kẻ hèn đã thất bại trong công tác ngời trao.” Ngời đọc hồi hộp dõi theo bài thơ để những mong tìm thấy nguyên nhân của sự thất bại ấy. Và rồi, bất ngờ thay! Câu chuyện của R.Tagore gây cho chúng ta nhiều thú vị khi bài thơ kết thúc. Câu chuyện đợc “mở nút”. Rõ ràng, không có một chiến thắng hay thất bại ở đây mà kết đọng lại là một cuộc sống căng tràn nhựa sống mở ra. Cũng là một thấy tu khổ hạnh, nhng mỗi ẩn sĩ có một cách hành xử riêng. Thần Siva trông thấy thần tình yêu Kama thì tức giận, mở to con mắt thứ ba trên trán phun lửa hừng hực đốt cháy Kama. Còn chàng trai trong thơ R.Tagore lại “nh một

thiên thần”, và “mở to đôi mắt nhìn” với vẻ “ngạc nhiên càng in sâu đến lúc mắt

chàng sáng lên nh những vì sao ban mai”. Và bài tụng ca chàng hát không phải

là lời cầu xin sự tha thứ vì đã ngắm nhìn những cô gái đẹp trong sự trân trọng mà

là “một bài thánh ca trầm lặng dâng bình minh đang từ dãy đồi thầm lặng ngoi

lên cao”:

Chàng giơ cao bàn tay nắm chặt, rồi hát bài ca ngợi khen, giọng trong trẻo nghe nh chim hót, làm lá cây rừng rung rinh..

Mải mê với chủ nghĩa khổ hạnh, với cuộc sống ẩn giật trong rừng sâu, núi cao, chàng trai đi từ ngạc nhiên này đến thú vị khác khi ngắm nhìn nụ cời rạng rỡ của các cô gái. Chỉ bấy nhiêu thôi mà câu chuyện của nhà thơ R.Tagore đã khác với cốt truyện thần thoại ban đầu. Nếu thần Siva tìm mọi cách để lẩn tránh Uma, chạy trốn mũi tên tình ái của Kama, nếu Siva tức giận thiêu cháy thần tình yêu; thì chàng ẩn sĩ trong bài thơ này sẵn sàng đón nhận tình yêu, đón nhận một cuộc sống tràn đầy hơng hoa, ngọt ngào của tạo hoá trong sự ngơ ngác vô cùng dễ th- ơng. Chàng không nắm bắt đợc thứ tình cảm đang lan toả trong trái tim cháng, lí trí chàng không chiếm lĩnh đợc những rung động đó. Chàng chỉ biết cất lên tiếng hát du dơng và trong trẻo dành tặng một ngời con gái bình thờng, dành tặng trần

gian. Đón nhận tình yêu, chàng chập chững và băn khoăn khi không thể làm chủ đợc cảm giác bản thân mình. Đó đây vẫn d ba những câu hỏi của chàng trai đáng yêu này:

Ngời là thợng đế vô hình nào đây? Bàn tay ngời âu yếm vuốt ve tôi là bàn tay ngời bất tử. Và mắt ngời chứa điều huyền bí của đêm khuya.

Giờ đây, Chúa của chàng, Thợng đế của chàng không ai khác là ngời con gái đã “dẫn chàng tới bờ sông rậm cỏ, lấy vạt áo lụa mình mặc lau ngời chàng, rồi quỳ lên đất lấy tóc xoã chùi chân chàng.” Đấng Tối Cao của chàng chính là cô gái. Thiên đờng của chàng là cuộc sống đang phơi bày trớc mắt. Tình yêu đã chiến thắng sự khổ hạnh.

Khép lại bài thơ, khép lại câu chuyện là một câu hỏi đấy nghi ngờ, nhiều thắc mắc của chàng ẩn sĩ: “Ngời là Thợng đế vô hình nào đây?” nhng dờng nh sự ngây thơ của chàng trai trong câu hỏi ấy đã tạo nên nét đẹp của tình yêu. Tình yêu không đòi hỏi một lời lí giải, tình yêu cũng xoá tan mọi khoảng cách của tầng lớp, địa vị. Tình yêu không tồn tại trong những toan tính, vụ lợi. R.Tagore, qua câu chuyện viết bằng thơ của mình, mặc dù lấy cảm hứng, đề tài

từ những câu chuyện tôn giáo truỳên thống, đã ngợi ca vẻ đẹp của tình yêu, của cuộc sống. Không một triết lí trực tiếp về những điều này mà nhờng lời cho câu chuyện của chàng ẩn sĩ, của ngời con gái, của Quân s – những nhân vật chính trong bài thơ văn xuôi này, R.Tagore muốn khách quan qua đó khẳng định những nét đẹp trong đời sống tâm hồn của ngời dân nớc ấn. Đồng thời, nhà thơ gián tiếp ngợi ca những ngời phụ nữ có nét đẹp trong sáng, hồn nhiên, giản dị, biết “cởi trói” cho mình khỏi sợi dây ràng buộc của mọi phép tắc lễ giáo Đạo Balamôn để tìm đến tình yêu, nắm giữ hạnh phúc của chính mình.

Chúng ta còn gặp lại hình ảnh thầy tu khổ hạnh và ngời con gái trong cốt truyện thần thoại Vêđa trong một số bài thơ khác của R.Tagore. Bài số 23 trong tập “Ngời thoáng hiện” là một minh chứng. Bài thơ là một câu chuyện kể với

những đoạn đối thoại chân thực nh trong truyện, trong kịch vậy. Chuyện kể rằng: Có một thầy tu khổ hạnh đang tự hành xác trong rừng sâu. Ước mơ lớn nhất của chàng là đạt đến “chân tu”, lên Thiên đờng. Chàng không uống nớc, không thèm ăn những gì mà cô hái củi mang tới. Dờng nh chàng không công nhận sự hiện diện của ngời con gái vùng sơn cớc ấy Rồi một ngày, … “Vị chúa tể của những

ngời bất tử xuống báo cho thầy rằng, thầy đã đợc lên cõi thiên đờng.. .” Vậy là

hoàn thành cuộc hành xác khắc nghiệt kia. Vậy là mơ ớc cháy bỏng, lí tởng sống sắp thành hiện thực. Nhng nếu chỉ có thế thôi sẽ không con là thơ của R.Tagore. Nh một nhà văn đa tài, dồn hết bút lực cho phần kết câu chuyện, R.Tagore khiến cho đọc giả bất ngờ và khâm phục khi nhà thơ để cho Thầy tu cất lời :

Đã lâu tôi không cần nó nữa. Vị Chúa kia liền hỏi:

- Thầy muốn đợc phần thởng nào cao quý hơn?

- Tôi muốn đợc cô gái hái củi

Xúc động thay với tiếng nói chân thành, chân thật của chàng trai sau một thời gian tự khép mình trong cuộc hành xác. Cuộc hành xác hoàn thành cũng là lúc chàng nhận ra giá tri đích thực của hạnh phúc. Hạnh phúc nằm ngay giữa cuộc đời. Thiên đờng ở ngay trên mặt đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những câu chuyện thi vị này là một biểu tợng có tính khái quát cao cho t t- ởng và dòng suy nghiệm của R.Tagore. Đa cốt truyện vào thơ cha nhiều mà cũng không phải là hiếm trong thơ ca ấn Độ. Nhng với cách thể hiện riêng biệt này – dùng những câu chuyện làm một loại biểu tợng sống động - để trữ tình- triết lí, R.Tagore vừa bộc lộ tinh thần dân tộc nồng nàn, vừa kín đáo, ý nhị gửi gắm tâm sự, suy ngẫm của mình về kiếp nhân sinh, về tình yêu, về cuộc sống.

Trong thần thoại ấn Độ có một câu chuyện kể về một nàng công chúa tên là Rani Giali đem lòng yêu một ngời phu quét rác bị giáo sĩ Balamôn hắt hủi. Dựa vào những chi tiết cơ bản của cốt truyện này, R.Tagore đã viết nên một huyền

thoại mới mang màu sắc tôn giáo truyền thống đầy cảm động. Đó là bài thơ “Raina, ngời quét đờng” trong tập “ Thơ”.

Bài thơ kể lại chuỵên của nàng công chúa Rani Giali ở Sitorơ. Sống trong cung điện với những phép tắc, giáo lí và quyền uy, nàng mất hết sự tự do, những - ớc mơ và có thể là cẩ tuổi thanh xuân tơi đẹp. Kì diệu nhờng nào khi nàng nghe tiếng hát của Raiđa – một ngời quét rác. Tiếng hát của Raiđa cất lên từ trái tim, là điệu tâm hồn thầm kín :

Raiđa, ngời quét đờng ngồi yên lặng

lạc vào trong nỗi cô đơn thầm kín của tâm hồn, và đôi bài hát sinh ra

từ ảo tởng lặng im.

Không trau chuốt, không làm duyên làm dáng cho tiếng hát lời ca của mình, và chính sự giản dị, tự nhiên chân thành ấy đã vơn tới tri âm cùng những tâm hồn đồng điệu, “đã tìm đờng tới trái tim nàng Rani”. Cảm nhận đợc sức sống từ lời ca của một ngời lao động chân chính, Rani hiểu rằng, chỉ có thể là ngời quét rác ấy mớimang lại cho nàng ý vị cuộc sống:

Nớc mắt trào ra từ đôi mắt nàng

Những ý nghĩ của nàng đã rời xa những nhiệm vụ hàng ngày Cho đến khi nàng gặp Raiđa

Dẫn nàng đi tìm Chúa.

Chúa của nàng công chúa này là ai? Chỉ có Raiđa mới dẫn nàng tìm thấy Chúa ? Trả lời những câu hỏi ấy, chúng ta tìm ra sự sáng tạo của R.Tagore. Sự sáng tạo ấy khởi nguồn từ nội tại t duy về cuộc đời của nhà thơ. Bám cội rễ trong lòng cuộc sống, R.Tagore hớng con ngời, ở hết thảy mọi tầng lớp tìm đến những hạnh phúc có thật, giản dị thôi trong lao động, trong công việc, trong những biến

thái của dòng đời hiện tại. Bằng một lối kể chuyện rất hình ảnh, R.Tagore khái quát hoá những chiêm nghiệm ấy của mình trong lời tâm sự của nàng công chúa:

Tôi rất hân hoan nhận đợc kho báu của tình thơng,

món qua riêng của đất bụi thấp hèn, từ vị thầy của tôi,

ngời quét đờng vậy đó.

Trong lúc những tu sĩ già mê mải với quyền lực, với những giáo lí hà khắc và lý thuyết, trong lúc họ “bận thắt sợi dây của túi vàng tập tục cho mãi chặt

hơn / thì vàng của tình thơng đã tuột dài xuống đất / mà không ai hay biêt..”.

Rani tỉnh táo nhận ra giá trị đích thực từ trong cái cúi ngời không tính toán, không so đo đợc mất của ngời quét đờng để nhặt kho báu tình thơng “từ trong cát bụi”. Hèn mọn trong địa vị, chỗ đứng quyền lực nhng rất đỗi thiêng liêng trong tình cảm, trong cách sống, Raiđa là hiện thân của biết bao ngời nông dân nghèo khổ của ấn Độ lúc bấy giờ. Nàng công chúa đã biết “vùng lên đấu tranh” cho chính mình để có đợc tình yêu từ những điều bình dị.

Hoàn thành vai trò là một ngời dẫn chuyện, không bày tỏ cảm xúc của mình trên câu chữ, R.Tagore đã thể hiện biệt tài của những nhà văn trong những tác phẩm tự sự, kịch. Dới hình thức là một bài thơ văn xuôi ngắn, nhà thơ đã đan cài cuộc nói chuyện giữa ngời tu sĩ già Bramin và nàng Rani với những hành động của Raiđa, ngời quét đờng, tạo nên một câu chuyện bằng thơ đặc sắc.

Với dạng thức những cốt truyện mang ý nghĩa biểu tợng đợc R.Tagore sử dụng từ những câu chuyện tôn giáo trong thơ ca truyền thống, chúng ta còn biết đến gặp lại nàng Uốcvasi. Theo truyền thuyết ấn Độ,nàng là một vũ nữ của thiên đờng từ dới biển lên. Nàng trở thành nhân vật chính của câu chuyện kể bằng thơ trong bài số 11 – tập “Những ngời thoáng hiện”. Khác chăng giữa Uốcvasi trong

động, từng cử chỉ của mỗi ngời. Vẫn có sự linh thiêng, lung linh huyền ảo của truyền thuyết:

Nàng là ngời phụ nữ đã chiếm đoạt tâm linh của cõi Thiên đờng.

Nhng cũng hiển hiện rõ nét nh trong đời thờng:

Uốcvasi ơi,

cũng nh buổi bình mình, nàng không hề đeo mạng, và không biết thẹn thùng.

Sử dụng các cốt truyện huyền thoại, các cốt truyện tôn giáo trong thơ ca truyền thống là một phơng thức sáng tác của R.Tagore và mang lại nhiều hiệu quả thẩm mĩ cao trong các sáng tác ấy. Thông qua các câu chuyện mang tính biểu t- ợng trên đây, nhà thơ muốn thêm một lần nữa, cùng với hệ thống các hình ảnh thiên nhiên, hình ảnh mang màu sắc tôn giáo có ý nghĩa biểu tợng, chuyển tải dòng sông tâm trạng, thế giới suy t và chiêm nghiệm của ông về Thợng đế, về Chúa, về cuộc xung đột giữa Đạo và Đời Để rồi, qua mỗi câu chuyện biểu t… ợng, độc giả nhận thức sâu sắc hơn thế giới quan vị nhân sinh của R.Tagore.

3.2.2 Sáng tạo những cốt truyện mới từ chất liệu hiện thực

Bên cạnh những bài thơ có cốt truyện vay mợn t những câu chuyện tôn giáo trong thơ ca truyền thống, R.Tagore còn sáng tạo ra những cốt truyện mới. Những câu chuyện này đợc khơi nguồn cảm hứng từ trong hiện thực cuộc sống của nhà thơ. Từ những điều tởng nh giản đơn của một ngời phụ nữ không chồng mà có

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thế giới biểu tượng trong thơ r tagore (Trang 84)