Có thể khẳng định, Nguyễn Công Trứ là một nhà thơ tài hoa, cái tài hoa không chỉ đợc thể hiện ở nội dung thơ, hay quan niệm kẻ sĩ nh công trình đang đề cập, chất tài hoa đợc thể hiện ở những điều nghe chừng đơn giản nhất. Cấu trúc câu thơ Nguyễn Công Trứ không có gì đặc biệt. Không có sự thêm hay bớt các chữ trong những câu thơ đã định hình thành khuôn mẫu. Có vẻ nhà thơ không dụng công lắm khi sử dụng hình thức, nghĩ thế nào viết ra thế ấy. Câu thơ không chạm trổ, đẽo gọt vẫn giữ nguyên đợc vẻ chân chính của sự việc, ý nghĩ nên có một vẻ riêng. Nó không mang dáng dấp của những câu thơ đợc tinh luyện với những ngôn từ hàm súc, ý thơ d ba. Cái khuôn về hình thức của câu thơ luật thì không đổi nhng cách tổ chức ngôn từ thì đã có sự thay đổi rõ nét. Đó là những câu thơ vì gần gũi với lời nói thờng ngày mà mang dáng dấp tự do, bình dị. Những câu thơ đó trong hát nói (một thể thơ có vần luật tơng đối tự do) cũng đã mang những nét mới lạ rồi:
Gẫm tài tình ai luỵ ai nào Ai rằng luỵ đây xin chịu cả Trong trần thế thiết là cảnh giả Dứt tài tình chẳng uổng lắm ru.
(Tài tình)
Huống nữa là trong câu thơ thất ngôn đờng luật vốn đã vì số lợng ngôn từ hạn hẹp mà phải hết sức tiết kiệm, mỗi chữ đều mang nặng sức mạnh biểu đạt. Trong câu thơ luật, từ ngữ đợc nối với nhau theo quy luật siêu ngôn ngữ nh đối, niêm, vần, số chữ cố định. Câu thơ hầu nh bị tẩy sạch các h từ chỉ
quan hệ của lời nói. Thế mà câu thơ của Nguyễn Công Trứ sử dụng nhiều quan hệ từ, nhiều từ nối nh: "Thì", "vốn", "sao mà", "làm sao", "rằng", "sao"
"cho", "song" ... Cách sử dụng nhiều quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong sự
tiếp nối giải trình về nội dung đã làm cho câu thơ mang tính chất lập luận. Nhiều câu thơ nghe nh một lời phân trần trực tiếp:
Chẳng phải ngây, chẳng phải đần Bởi vì nhà khó hoá bần thần.
(Vịnh cảnh nghèo)
ở đây dùng không bộc lộ mặt trực tiếp song chủ thể của lời nói đã thấp thoáng với t cách là một cái tôi đang hớng đến ngời đọc theo kiểu bộc bạch, tâm sự với bạn bè. Cho nên trong thơ Nguyễn Công Trứ ta còn thấy ông sử dụng nhiều phụ từ làm thành các câu thơ cảm thán, cầu khiến và cả những câu hỏi:
- Nghĩ xa gần khéo gớm thay! - Thôi thôi chẳng nói chi cho lắm - Vốn dễ ân thâm oán cũng thâm - ở ăn cũng tởng về sau với - Dám xin các bác phen này nữa Nấu xáo xin đừng nấu xáo voi - Vốn dĩ anh hùng mới có nghèo Sao mà ta lại trải trăm chiều?
Đặc biệt trong bài Bỡn tình nhân, một bài thơ luật song chúng ta không hề thấy có sự xuất hiện của phép đối - một phơng pháp hữu hiệu để tạo nên tính cô đọng, ý ở ngoài lời của thơ. Bài thơ chỉ nh một lời giãi bày miên man. Cái hay của nó không ở chiều sâu đa nghĩa mà ở cái tình ngời bộc bạch một cách giản dị trong những câu thơ không có sự gia công, trau chuốt.
Tau ở nhà tau tau nhớ mi Nhớ mi nên phải bớc chân đi Không đi mi nói rằng không đến Đến thì mi nói đến mần chi Mần chi tau đã mần chi đợc
Mần đợc chi tau đã mần đi
Câu thơ của Nguyễn Công Trứ dần dần thoát khỏi sự khống chế của luật lệ, dần ít mang đặc trng cơ bản của câu thơ điệu ngâm. Tính chất lập luận ít nhiều đã thể hiện sự đối đáp trong những câu thơ. Và nh thế, chủ thể và đối tợng của giao tiếp không thể hoàn toàn vắng mặt. Câu thơ của Nguyễn Công Trứ đã có sự gần gũi với câu thơ điệu nói - kiểu câu thơ đặc trng của văn học thời kỳ hiện đại. Có thể nói đây là bớc đột phá cho những cách tân trong văn học ở giai đoạn sau mà Nguyễn Công Trứ đã đóng góp bên cạnh bộc lộ ý thức cá nhân, và là điểm tiền đề cho những đổi mới trong thể thơ ở giai đoạn cuối thời kỳ Trung đại. Tuy nhiên ta cũng nên để ý tới lời nhận xét của Nguyễn Lộc trong giáo trình, Văn học Việt Nam ( Nửa cuối thế kỷ
XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX):"vì nghĩ thế nào viết ra thế ấy, thơ ông không
tránh không có lúc dàn trải, thiếu cô đọng, câu thơ không có chiều sâu, không có hiện tợng "ý ở ngoài lời"... [18. 514].
Xét về thơ tình Nguyễn Công Trứ cũng nh các nhà thơ ngày xa thờng dùng để thất ngôn Đờng luật, có cả tứ tuyệt lẫn bát cú. Điểm khác nhau của Nguyễn Công Trứ là ông chỉ sáng tác bằng chữ Nôm, chỉ duy nhất một bài thơ Tự Thọ là bằng chữ Hán. Lại thêm một điểm nữa để khẳng định cái nôm na bình dị của thơ ông. Thơ luật của Nguyễn Công Trứ cũng chẳng phải là kiểu thơ tề chỉnh, đúng mực, khuôn khổ nh thơ Bà Huyện Thanh Quan. Thứ nhất ngôn từ không hoàn toàn chỉn chu theo đúng cách của sĩ tử, của kẻ sỹ, thứ hai ý tứ của thơ đợc thể hiện một cách tự nhiên chứ không ẩn sau các thao tác kỷ thuật xử lý ngôn từ. ở một số câu thơ, việc đối chỉ nằm ở tầng bậc là đối ý chứ câu chữ cha phải là "đối chan chát".
- Tính quen mặt đó đà ghe kẻ
Song biết lòng cho dễ thấy ai - Có tầng gian hiểm mình càng trí Song lắm phong trần luỵ cũng sâu
Nguyễn Công Trứ, còn hay làm thơ vịnh. Vịnh là một thể rất quán triệt trong thơ luật và thơ hát nói của Nguyễn Công Trứ. Thơ vịnh thờng để nêu đ- ợc sắc sảo, gọn gàng một công tích, một sự nghiệp, một quan niệm, một
cảnh, một viêc, một con ngời và những quan hệ giữa vũ trụ và xã hội con ng- ời... Thơ vịnh lấy chủ đề làm chính, không khỏi sự từ cảm hứng hoặc từ cảnh quan. Vậy nên thơ ngôn chí của Nguyễn Công Trứ thiên về thể vịnh cũng là dễ hiểu. Ông vịnh về các nhân vật lịch sử: Khuất Nguyên, Trơng Lơng, Hàn Tín, thiếu phụ Nam Xơng, vịnh nhân vật văn học Thuý Kiều... Thể vịnh này để lại một dấu ấn đậm đà trong sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Công Trứ.
Nói đến các thể thơ của Nguyễn Công Trứ mà không đề cập đến hát nói là một thiếu sót quá lớn bởi ông là một trong những ngời đầu tiên góp phần hoàn thiện thể hát nói. Ta sẽ xét kỹ hát nói của ông để thấy đợc ông không chỉ đóng góp về số lợng mà còn bằng chất lợng, cách sử dụng thể thơ đó không chỉ đơn thuần dừng ở mức độ hình thức mà còn thể hiện đúng phong cách con ngời Nguyễn Công Trứ.