Đánh giá về hứng thú học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoại khoá tiếng việt (Trang 81 - 83)

II. Kết quả thực nghiệm

3.Đánh giá về hứng thú học tập của học sinh

Nh đã nói, hoạt động ngoại khoá là một hình thức dạy học có tác dụng gây hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, vai trò trung tâm của ngời học Hứng…

thú học tập chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động nhận thức của học sinh Tiểu học. Đây có thể xemlà chỉ số để đánh giá tính tích cực của nhận thức của các em. Vì lẽ đó, sau các tiết tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã trực tiếp lấy ý

kiến của các em học sinh về hoạt động mà chúng tôi đã tiến hành ở các lớp thực nghiệm.

ở nhóm lớp thực nghiệm, tỷ lệ các em thực sự hứng thú với việc rèn kỹ năng sử dụng câu phân loại theo mục đích nói thông qua hoạt động ngoại khoá Tiếng Việt chiếm tỷ lệ 62,5% (rất thích), thích chiếm 27,35%, số học sinh cha thực sự thích hoạt động này chiếm 10,15%. Phần lớn các em rất hào hứng, tự tin sau những hoạt động mà chúng tôi tổ chức.

Còn các lớp đối chứng thì kết quả, tỷ lệ thấp hơn so với lớp thực nghiệm. Rất thích chiếm 7,23%; thích chiếm 40,2%; số học sinh tỏ ra không nhiệt tình, hứng thú với bài học chiếm 52,57%.

Trong quá trình tham gia rèn kỹ năng sử dụng câu phân loại theo mục đích nói, học sinh đợc thoải mái bộc lộ quan điểm, nói lên suy nghĩ của mình, đợc bạn bè, thầy cô giáo lắng nghe, các em hoàn toàn chủ động. Chúng tôi đã cảm nhận và thấy rõ sự hào hứng này qua từng ánh mắt, từng cử chỉ của các em học sinh.

Trái lại, ở lớp đối chứng, học sinh tỏ ra thờ ơ trớc bài học trớc quá trình dạy của giáo viên. Vì bài dạy của giáo viên có phần nhạt nhẽo, không sinh động và kém phần hấp dẫn, nhiều em giờ học Tiếng Việt lại đa toàn ra làm, hay đa vở mĩ thuật ra vẽ.

* Vậy thì những nguyên nhân nào làm cho các em rất thích trong việc tham gia các hoạt động ngoại khoá Tiếng Việt?

- Những tình huống, cuộc đối thoại của cô giáo (ngời tổ chức) đa ra hấp dẫn, giúp các em hình dung lại kiến thức lý thuyết.

- Các em đợc thực hành giao tiếp nhiều để làm thoả mãn những băn khoăn của các em ở trên lớp.

- Rèn cho chúng em nhiều kỹ năng giải quyết các tình huống có vấn đề. - Rèn luyện cho chúng em cách nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự, hiệu quả, tăng vốn ngôn ngữ, kinh nghiệm sống cho các em.

- Chúng em đợc sắm vài thể hiện mình, qua đây tài năng, năng khiếu đợc bộc lộ.

- Tăng thêm sức mạnh đoàn kết trong mỗi nhóm - Hoạt động trôi chóng qua vì lúc nào lớp cũng sôi nổi - Vì trả lời đúng và hay nên đợc cô giáo khen.

* Nguyên nhân làm cho các em không thích giờ học là: - Cô giáo nói quá nhiều

- Chúng em không hiểu bài lằm - Vì chúng em không biết phải làm gì - Giờ học buồn tẻ, im ắng

- Chúng em trông hết giờ thật nhanh để đợc ra chơi.

Nh vậy, với kết quả trên chúng ta thấy rõ là việc tổ chức hoạt động ngoại khoá để rèn kỹ năng sử dụng câu phân loại theo mục đích nói là một hình thức dạy học quan trọng, nó lôi cuốn đợc các em tham gia giải quyết các nhiệm vụ đề ra, tạo sự thi đua giữa các em, giữa các nhóm. Nếu giáo viên khéo léo, linh hoạt và có sự đầu t thời gian, tâm huyết chắc chắn chất lợng dạy học và giáo dục sẽ đ- ợc nâng cao rõ rệt. Tránh biến giờ học thành một giờ giảng giải, thuyết trình, chỉ một mình giáo viên và số ít học sinh làm việc.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoại khoá tiếng việt (Trang 81 - 83)