Vần thơ bảy chữ của Xuân Diệu

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới bảy chữ của xuân diệu (Trang 75 - 79)

1. Quan hệ giữa nhịp điệu với vần điệu

1.2.Vần thơ bảy chữ của Xuân Diệu

Khác với thơ thất ngôn truyền thống, vần trong thơ bảy chữ Xuân Diệu nói riêng và các nhà thơ mới nói chung đợc sử dụng rất linh hoạt, đa dạng. Mỗi câu thơ trong khổ cặp đôi hoặc cặp ba, thậm chí cặp bốn có tiếng cuối cùng vần với nhau tạo nên sự liên kết văn bản, sự hài hoà và cân đối, sự cộng hởng về giai điệu, âm thanh. Có những bài thơ mỗi khổ gồm nhiều câu thì không chỉ cặp bốn mà số câu trong khổ cùng vần còn nhiều hơn nữa. Nếu nh thơ Đờng luật trong mỗi bài chỉ có một vần thì trong thơ bảy chữ mới thờng là mỗi khổ một vần, nên có những bài thơ mời mấy khổ thơ thì có đến mời mấy vần.

Xét đến cấp bậc câu thơ chúng ta sẽ thấy rõ hơn sự sáng tạo của các thi sĩ thơ mới trong việc gieo vần cho thể thơ bảy chữ. Và có lẽ Xuân Diệu là một trong những tác giả đặc sắc nhất về vấn đề này. Giữa các tiếng trong cùng một câu thơ của ông cũng có hiện tợng hiệp vần, mà không chỉ là 2 hay 3 tiếng có cùng một vần mà trong một câu thơ có khi có đến 2 hoặc 3 cặp vần. Hơn nữa, Xuân Diệu còn có cách gieo vần lng giữa các cặp câu thơ để tạo nên sự liên kết, nhịp nhàng cho câu thơ, bài thơ.

1.2.1 Một câu thơ có một cặp vần.

Trong 3385 câu thơ bảy chữ của Xuân Diệu có đến 529 câu có chứa một cặp vần, chiếm 15, 63%.

Ví dụ:

Thực là dị quá - mà tôi nữa!

Sao nghĩ làm chi chuyện nhạt phai? (ý thu – tập Thơ thơ) Lần này lại sắp đi thi nữa:

Chắc hỏng mời phân; khấn nguyện giùm! (Giới thiệu – tập Thơ thơ) Rờn rã con chim ca nửa khúc,

Tên sâu ai dứt chuỗi châu cời.

(Kẻ đi đi đày – tập Gửi hơng cho gió)

1.2.2 Một câu thơ có ba tiếng cùng vần

Xuân Diệu có 23 câu thơ bảy chữ có ba tiếng cùng vần, chiềm 0,68% số câu thơ bảy chữ của ông.

Ví dụ:

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

(Đây mùa thu tới – tập Thơ thơ) Cha đi mà đã cách xa nhau

Lúc biệt ly rồi xa đến đâu?

(Muộn màng – tập Thơ thơ) Nét thêm r r nh tơ chín

Dáng vẫn thanh thanh tựa nớc hiền (Mặt em – tập Tôi giàu đôi mắt)

1.2.3 Một câu thơ có hai cặp vần

Xuân Diệu có 33 câu thơ bảy chữ có đến 2 cặp vần, chiềm 0,97% số câu thơ bảy chữ của ông.

Ví dụ:

Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh; Lung linh bóng sáng bỗng rung mình

(Nguyệt cầm - tập Gửi hơng cho gió) Tản mác phơng ngàn lạc gió câm

Dới rừng hơng đẹp chẳng tri âm

(Gửi hơng cho gió – tập Gửi hơng cho gió) Tôi đã nhặt v sò man mác,

Đã tắm mình trong sóng lô xô...

(Chòm Cô Tô với bảy đảo xanh – tập Một khối hồng)

1.2.4 Một câu thơ có ba cặp vần

Xuân Diệu có 2 câu thơ bảy chữ có 3 cặp vần, chiếm 0,06% số câu thơ bảy chữ của ông. Đó là:

Ma đa ta đến bến đìu hiu.

(Bên ấy bên này – tập Thơ thơ) Thuyền chúng ta len qua đám lá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

R kênh, ghé lại hái cà na;

(Cây miền Nam – tập Hai đợt sóng)

1.2.5 Một câu thơ có một cặp vần và ba tiếng cùng vần

Xuân Diệu có 2 câu thơ bảy chữ có một cặp vần và ba tiếng khác cùng vần, chiếm 0,06% số câu thơ bảy chữ của ông. Đó là:

Bắn cho tin anh giải phóng quân! Ta dựng lại tng bừng tất c...

(Bắn cho tin, anh giải phóng quân – tập Một khối hồng) Cung vàng cũng phá ra dân chúng

(Hồn Cách mạng – tập Dới sao vàng)

1.2.6 Từng cặp câu thơ có vần lng với nhau

Xuân Diệu có tất cả 343 cặp câu thơ có vần lng, tính số câu thơ sẽ là 343 x 2 = 686, chiếm 20,27% số câu thơ bảy chữ của ông.

Ví dụ:

Lòng anh rạo rực không duyên c

Khi nắng chiều tơ dỡn với cành.

(Có những bài thơ - tập Thơ thơ) Ngày tháng rơi xuân sang rụng đông!

Khóc dấu không hay đêm cạn hết,

(Kẻ đi đày – tập Gửi hơng cho gió) Anh ơi! tranh đấu đem gần lại!

(Em chờ anh – tập Riêng chung)

1.2.7 Tiểu kết

Nh vậy, vần trong thơ bảy chữ của Xuân Diệu rất phong phú và đa dạng. Điều đó đợc thể hiện rất rõ ở cách hiệp vần trong mỗi câu thơ của ông. Nếu nh Chế Lan Viên chỉ có 64 câu thơ (8,71%) có các tiếng trong câu hiệp vần thì Xuân Diệu có đến 1275 câu (37,67%). Không chỉ nhiều về số lợng, câu thơ có các tiếng hiệp vần của Xuân Diệu còn có nhiều loại, gồm sáu loại. Đặc biệt, có những câu thơ của ông gồm 7 từ thì đã có đến 5 hoặc 6 từ là hiệp vần với nhau. Sự linh hoạt trong cách gieo vần của câu thơ bảy chữ Xuân Diệu đã ít nhiều tác động, ảnh hởng đến cách tổ chức nhịp điệu trong câu thơ.

Bảng biểu hiện tỉ lệ các loại vần ở cấp độ câu thơ

TT Loại vần Số lợng (câu) Tỉ lệ (%) 1 Một cặp cùng vần trong một dòng 529 15,63 2 Ba tiếng cùng vần trong một dòng 23 0.68 3 Hai cặp vần trong một dòng 33 0,97 4 Ba cặp vần trong một dòng 2 0,06 5 Một cặp vần và ba tiếng cùng vần 2 0,06 6 Vần lng giữa hai dòng 343 x 2 20,27

Σ 6 loại vần ở cấp độ câu thơ 1275 câu 37,67%

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới bảy chữ của xuân diệu (Trang 75 - 79)