Cơ sở ngôn ngữ học của nhịp thơ và cách tổ chức nhịp trong thơ

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới bảy chữ của xuân diệu (Trang 30 - 32)

chữ của Xuân Diệu

3.1 Cơ sở ngôn ngữ học của việc ngắt nhịp thơ

3.1.1 Ngắt nhịp dựa vào các dấu hiệu nhận dạng ngay trên bề mặt hình thức của câu thơ với các dấu câu: dấu chấm (.), dấu phẩy (,), dấu chấm cảm (!), dấu ngoặc kếp (“...”), dấu gạch ngang (-), dấu cách (-) ...

Ví dụ:

Sống Mũi Ngựa, / núi cao thẳng đứng.

(Mã Pí Lèng – tập Một khối hồng) “Tẩy chay tuyển cử” / với... / nhân dân!

“Liên hiệp quốc gia” / cùng... / nớc bạn!

(Một cuộc biểu tình – tập Dới sao vàng) Quá thực thà / nên hoá dại khờ

Bắt đầu ngời - / chỉ - /biết - /yêu - /lo (Giới thiệu – tập Thơ thơ)

3.1.2 Ngắt nhịp dựa theo cú đoạn hoặc ngữ đoạn: ngữ đoạn là sự kết hợp giữa từ với từ hoặc tổ hợp từ tạo thành các ngữ danh từ, động từ, tính từ: cú đoạn là kết cấu chủ – vị hoặc đề – thuyết.

Ví dụ:

Trăng thơng, / trăng nhớ, / hỡi trăng ngần

(Nguyệt cầm – tập Gửi hơng cho gió)

Uổng nhị / lòng tơi / tặng khách hờ

(Gửi hơng cho gió – tập Gửi hơng cho gió)

3.1.3 Ngắt nhịp dựa vào các vế của câu so sánh. Ví dụ:

Trăng ngà lặng lẽ / nh buông tuyết

(Buồn trăng – tập Gửi hơng cho gió)

Tóc mịn đầy tay / nh suối mát

(Gửi trời – tập Thơ thơ)

3.1.4 Ngắt nhịp theo vế đứng trớc hoặc đứng sau từ có vai trò liên kết: Ví dụ:

Hai ngời / nhng chẳng bớt bơ vơ (Trăng – tập Thơ Thơ)

Tay đã chia rồi / lại níu thêm

(Ngọc tặng – tập Riêng chung) 3.1.5 Ngắt nhịp dựa vào phần đảo ngữ đợc xếp vào nhịp đầu tiên:

Ví dụ:

Long lanh / tiếng sỏi / vang vang hận

(Nguyệt cầm – tập Gửi hơng cho gió)

Hây hây / những bóng xanh / cây ổi

(Xuân bên hồ Tây – tập Hồn tôi đôi cánh)

3.2 Cách tổ chức nhịp trong thơ bảy chữ của Xuân Diệu

Thơ bảy chữ của Xuân Diệu vẫn lu giữ cách ngắt nhịp của thơ thất ngôn truyền thống. Không những thế, tỷ lệ câu thơ theo nhịp 4/3 vẫn là lớn nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, sự đột phá của Xuân Diệu là tìm ra những cách ngắt nhịp mới theo những tiêu chí hợp lý và theo tâm trạng đa dạng, phong phú. Trong 144 bài thơ bảy chữ với 808 khổ thơ và 3373 câu thơ, thi sỹ tài hoa này đã có tới 31 cách ngắt nhịp khác nhau. Đó là một con số không nhỏ đủ cho thấy thế giới tình cảm của nhà thơ phong phú với nhiều cung bậc, biến thái nhạy cảm, tinh tế và cũng thể hiện rõ năng lực sáng tạo mạnh mẽ của nhà thơ Xuân Diệu.

Để tìm hiểu cụ thể hơn, chơng 2 chúng tôi sẽ khảo sát các cách ngắt nhịp trong thơ bảy chữ của Xuân Diệu, tìm ra các loại nhịp, tần số xuất hiện trong câu thơ, khổ thơ, bài thơ và chỉ ra những cách tân của thi sỹ ở lĩnh vực này.

Chơng 2

Nhịp điệu trong thơ bảy chữ của Xuân Diệu

Một phần của tài liệu Nhịp điệu trong thơ mới bảy chữ của xuân diệu (Trang 30 - 32)