4. Giá trị nghệ thuật của nhịp điệu trong thơ bảy chữ Xuân Diệu
4.2. Giá trị nội dung
Những sáng tạo cách tân về nhịp điệu trong thơ bảy chữ của Xuân Diệu không đơn thuần chỉ là về hình thức mà còn mang ý nghĩa nội dung. Thơ thất ngôn truyền thống không chỉ có niêm luật chặt chẽ mà nội dung phản ánh cũng chỉ nằm trong một khuôn khổ nhất định. Đến với thơ mới, đặc biệt là thơ Xuân Diệu thì dờng nh chúng ta đợc chứng kiến cuộc sống một cách trọn vẹn. Thơ Xuân Diệu là tiếng nói sôi nổi tha thiết một cách bộc trực, một năng lực cảm thụ tinh tế dồi dào. Ông quan sát tỉ mỉ những đổi thay trong cuộc sống xung quanh, ông muốn chiếm lĩnh thực tại rộng lớn. Tâm hồn ấy luôn gợi mở, luôn dạt dào niềm yêu tha thiết. Tất cả, tất cả những xúc cảm ấy cất thành lời thơ - tự nhiên nh chính nó, không chịu lệ thuộc một vẻ ngoài, một hình thức nào. Vậy nên nhịp thơ ở đây là nhịp của tâm trạng. Chính bởi thế giới nội tâm phong phú đa dạng, tinh tế và nhạy cảm của thi sĩ Xuân Diệu mà thơ ông biến thiên đến vậy.
Thu lanh/ càng thêm/ nguyệt tỏ ngời, 2/2/3 Đàn ghê nh nớc,/ lạnh,/ trời ơi... 4/1/2
(Nguyệt cầm – tập Gửi hơng cho gió)
Một không gian lạnh lẽo không chỉ đợc tạo nên bởi “lạnh”, bởi “ghê” mà còn ở nhịp thơ nh đứt gãy. Dờng nh ta hình dung rõ một tâm hồn đang cô đơn, co rúm lại giữa cảnh vật sắc lạnh. “Đàn ghê nh nớc” – câu thơ đột ngột dừng lại, rồi buông ra một tiếng nh một cái rùng mình: “lạnh”, và thảng thốt kêu lên “trời ơi...” Vậy thì nhịp ở đây không còn đơn thuần là hình thức mà đã trở thành nội dung, là nhịp của xúc cảm. Cái “lạnh” kia không chỉ là cái lạnh của đất trời, đó là cái lạnh đã xâm chiếm tâm hồn thi sĩ, đã chi phối tất cả cảnh vật, tất cả nhịp thơ.
Sắc tàn,/ hơng nhạt,/ mùa xuân rụng! 2/2/3 Những mặt hồng/ chia rã/ hết cời. 3/2/2 (Xuân rụng – tập Gửi hơng cho gió)
Nhịp thơ đều đều, dàn trải tạo cảm giác rã rời, tơi tả của mùa xuân đang tàn phai. Với âm hởng của câu thơ, ngời đọc nh hình dung ra những cánh hoa ngả màu đang lìa cành, nh hình dung đợc bớc đi của thời gian không thể cỡng lại. Nh vậy không chỉ ngữ nghĩa của những từ ngữ mới tạo nên đợc nội dung mà cả nhịp thơ cũng góp phần cấu thành.
Hết ngày,/ hết tháng,/ hết!/ em ôi! 2/2/1/2 (Hết ngày hết tháng – tập Gửi hơng cho gió) Nhịp thơ hay nhịp của thời gian đang gấp gáp trôi đi, hay là nhịp của tiếng lòng đang lo lắng, đang hốt hoảng của thi sỹ? Là tất cả. Không còn có thể phân định rạch ròi đâu là nội dung, đâu là hình thức, tất cả đã hoà quyện làm một để viết nên những dòng thơ dạt dào tình cảm.
Xuân Diệu là thế! – “dòng t tỏng quá sôi nổi không thể đi theo những đ- ờng có sẵn. ý thơ xô đẩy, khuôn khổ câu văn phải lung lay” (Hoài Thanh). Không chỉ “lung lay” mà Xuân Diệu còn phá vỡ hẳn cái khuôn mẫu đơn điệu cứng nhắc của thơ cũ để sáng tạo nên một “khuôn khổ” hoàn toàn mới cho riêng mình. Đúng ra là ông không tạo nên một “khuôn khổ” nào cả bởi với ông hình thức không đơn thuần là hình thức tách rời khỏi nội dung để có thể định sẵn. Nội dung là yếu tố chi phối hình thức, nhịp thơ chịu sự chi phối của xúc cảm.
Tóm lại, Xuân Diệu đã luôn thể hiện khả năng sáng tạo, sự tài hoa và tâm hồn tinh tế của mình trong sáng tác thơ. Với thơ bảy chữ, cụ thể là cách ngắt nhịp trong thơ bảy chữ, Xuân Diều đã có nhiều cách tân đột phá không chỉ so với thơ thất ngôn truyền thống mà so với cả các nhà thơ cùng thời nh Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử. Sự biến thiên về nhịp điệu trong thơ bảy chữ của ông không đơn thuần chỉ mang giá trị hình thức mà còn ẩn chứa ý nghĩa nội dung. Nhịp thơ của Xuân Diệu cũng “nhiều vẻ” nh chính thế giới tâm hồn của ông vậy.
Chơng 3
Nhạc điệu trong thơ bảy chữ của Xuân Diệu