Nhà văn Nguyễn Khải nhận xét rằng: "Mãi mãi, nền văn học kháng chiến, cách mạng ghi nhớ những cống hiến to lớn của anh Châu. Anh là ngời kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là ngời mở đờng cho những cây bút trẻ đầy tài năng sau này. Anh Châu là "bất tử" là "một nghệ sỹ lớn của đất nớc, một đời trong sạch, trong sáng, trọn vẹn, không chút tỳ vết" [16 - 107] Nguyễn Minh Châu đã thực sự trở thành "một nghệ sỹ lớn" với ngòi bút không ngừng suy nghĩ, kiếm tìm và thể nghiệm. Nhà văn xứng đáng là ngời "tiên phong" trong quá trình đổi mới văn học với những nhận thức mới về hiện thực đất nớc qua những tác phẩm tiêu biểu sau chiến tranh.
1. Nhận thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đợc hình thành và phát triển trong bối cảnh của một thời kỳ lịch sử đặc biệt: hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và đất nớc bớc vào hoà bình. Ông đã "lặng lẽ âm thầm, kiêm nhờng và cực kì dũng cảm, kiên định đi vào con đờng đầy chông gai và hiểm nguy" [16 - 249]. Đó là con đờng đổi mới văn học.
Nguyễn Minh Châu nhận thức một cách sâu sắc rằng con ngời với tất cả bản chất vốn có của nó, là đối tợng khám phá để sáng tạo của ngời nghệ sỹ. Quan niệm đúng đắn nh vậy cùng với quá trình lăn lộn ở chiến trờng với sự gần gủi con ngời, đặc biệt là ngời nông dân, đã đem đến cho nhà văn những nhận thức nghệ thuật mới. Nhà văn đi vào khám phá cuộc sống, con ngời trong nhiều mối quan hệ phức tạp và đa chiều, quan tâm đến con ngời với t cách là những thân phận, số phận, con ngời đời t.
Cùng với đờng lối đổi mới của Đảng, Nguyễn Minh Châu đã trở thành một trong những ngời mở đầu cho văn học thời kỳ đổi mới.
2. Nói đến nhận thức nghệ thuật mới của Nguyễn Minh Châu sau chiến tranh, trớc hết chúng ta phải thừa nhận rằng: Ông đổi mới trên cơ sở kế thừa
những sáng tác trớc đó (trớc 1975). Có nghĩa là sau 1975, nhà văn không phủ nhận những gì mà mình đã khẳng định. Cuộc kháng chiến của chúng ta vẫn là một cuộc kháng chiến vĩ đại. Ngời lính của dân tộc ta vẫn là những ngời anh hùng, dũng cảm mu trí và gan dạ…
Mặt khác, sau chiến tranh Nguyễn Minh Châu nhìn nhận một cách chân thực hơn, sâu sắc hơn về chiến tranh, về ngời lính. Đặc biệt, nhà văn còn đa ra những kiến giải nghệ thuật của mình trong thời hậu chiến.
3. Về hiện thực đất nớc trong chiến tranh, nhà văn nhìn nhận lại cuộc chiến tranh và ngời chiến sỹ. Cuộc chiến tranh của dân tộc ta không chỉ có hào hùng, đẹp đẽ mà còn là cuộc chiến tàn khốc, đẩm máu và nớc mắt, là mất mát đau thơng cho cả hai phía: ta và địch. Đó là mặt trái của cuộc chiến. Với ngời lính, nhà văn nhìn họ trong mối quan hệ đa chiều, phức tạp, ở cả bình diện đời t, thân phận, số phận, ngời lính không phải là "thánh nhân". Họ cũng có những khuyết điểm, sai lầm, thậm chí có lúc còn xấu xa, ích kỷ. Nhà văn đã đi sâu vào những cái "rất ngời" của ngời chiến sỹ. Ông nhìn nhận lại hiện thực đất nớc trong chiến tranh một cách chân thực, khách quan hơn. Và chúng ta hiểu thêm rằng, để có đợc chiến thắng, dân tộc ta phải trải qua bao hy sinh gian khổ và mất mát
4. Nguyễn Minh Châu đòi hỏi ngời viết văn và cũng là đòi hỏi mình:
"phải có cái nhìn đầy đủ hơn, không chỉ một mặt mà trên tất cả các mặt của cuộc sống kháng chiến vô cùng quyết liệt và đa dạng nh nó vốn có" [7 - 45]. Với ông, "cuộc kháng chiến vô cùng quyết liệt" này không chỉ có trong chiến tranh mà còn đợc biểu hiện trong thời hậu chiến. Đó là hiện thực về số phận con ngời (Số phận ngời lính, ngời vợ, ngời mẹ) và những ngổn ngang của đất nớc sau chiến tranh. Chiến tranh đã để lại bao hậu quả nặng nề mà nhân dân ta phải gánh chịu. Chiến tranh là sự tàn phá về vật chất, con ngời và di chứng của nó còn đọng lại mãi, tạo thành những chấn thơng tinh thần trong lòng ngời. Vấn đề đặt ra ở đây là phải hàn gắn vết thơng chiến tranh, hàn gắn vết thơng từ trong lòng ngời, hàn gắn đi. Con ngời phải vợt qua những bi kịch cá nhân, bi kịch gia
đình để tái thiết lại đất nớc này, từ vật chất đến tinh thần, đặc biệt là mối hận thù suốt 30 năm giữa những con ngời ở hai chiến tuyến. Nhà văn còn đặt ra một vấn đề lớn, đáng quan tâm trong hoàn cảnh lúc bấy giờ: nhân cách con ngời. Ông kêu gọi mọi ngời phải cảnh giác với chính mình, với con ngời cá nhân nhỏ nhen, ích kỷ để bảo toàn nhân cách.
5. Ta cha thể nói mọi tìm tòi của Nguyễn Minh Châu đã đạt tới ngỡng. Tiếc rằng, ông đã từ giã cuộc đời khi sự nghiệp còn dang dở, khi nhận thức nghệ thuật đang ở độ chín muồi. Song những gì mà Nguyễn Minh Châu đã làm đợc qua sự nghiệp sáng tác, ông xứng đáng là ngời "đã đốt lên ngọn lửa để trớc tiên, tự thắp sáng niềm tin cho mình trong cuộc hành trình về đích xa của nghệ thuật và sau nữa là có thể tiếp thêm sức mạnh cho những ai có đủ tài năng nhng còn dè dặt, e ngại..." [18 -198]