Giọng diệu thâm trầm, triết lí suy nghiệm:

Một phần của tài liệu Nhận thức nghệ thuật mới về hiện thực chiến tranh của nhà văn chu lai qua hai tiểu thuyết ăn mày dĩ vãng và ba lần và một lần (Trang 80 - 83)

“Giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phơng tiện biểu hiện quan trọng của tác phẩm văn học mà còn là yếu tố có vai trò thống nhất mọi yếu tố khác nhau của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể. Các yếu tố t tởng, hình tợng chỉ đợc cảm nhận trong một phạm vi giọng điệu nào đó, nhờ vào đó mà ngời đọc có thể thâm nhập vào thế giới tinh thần của tác giả. Một tác phẩm văn học có giá trị đặc biệt là tác phẩm có giọng điệu riêng.” [Tuyển tập Trần Đình Sử-NXB Giáo Dục, 2005, 258]

Với các tiểu thuyết của Chu Lai nói chung và với hai tiểu thuyết “Ăn mày dĩ vãng” và “Ba lần và một lần” ta thấy nổi bật lên là giọng điệu triết lí suy nghiệm. Cũng bởi khi sinh ra đứa con tinh thần này Chu Lai “không chỉ là viết, là tiếp cận mà là sống, là day dứt, là vật vã bằng tâm linh và máu thịt của chính mình”. Và nh nhà văn Xuân Thiều khẳng “Để viết tác phẩm này (Ăn mày dĩ vãng), dờng nh Chu Lai vật vã quặn đau nh ngời trở dạ: Cái tâm huyết của tác giả đợc nh phơi bày ra, y nh con ngời đơng đại và cả mai sau hãy tĩnh tâm lại không đợc bỏ quên quá khứ hào hùng chứa đầy máu và nớc mắt của cả một dân tộc".[41]. Với những cảm hứng sáng tác và nội dung tác phẩm có tính chất nh một thông điệp đầy trăn trở nh thế , giọng điệu thâm trầm, triết lý suy nghiệm là giọng điệu thích hợp nhất. ở đây tính chất triết lý xuất phát từ diễn biến, mạch của câu chuyện, vấn đề đợc rút ra t sự vận động bên trong của tiểu thuyết chứ không phải là những ý kiến phát biểu của chủ

quan nhà văn . Do đó, triết lý hoàn toàn không khô khan, không mang tính chất hô hào mà tự nhiên, thấm thía vào lòng ngời một cách sâu lắng.

Với những màn thoại nội tâm của nhân vật đã mang nhiều giọng điệu: khi thì mỉa mai, khi thì t biện, khi thì đanh thép…nhng nổi bật hơn cả, là "chủ âm" trong hai thiên tiểu thuyết của Chu Lai vẫn là giọng triết lý, thâm trầm, suy nghiệm.

Khi hàng ngày phải chứng kiến bao cái chết của đồng đội, phải gồng mình trớc sức nặng của chiến tranh, Hai Hùng nhận ra : “ luật chơi thời chiến mà.Trò đùa chiến tranh mà. Chiến tranh là cái quái ấy gì nhỉ? Phải chăng nó chỉ gói gọn trong một định nghĩa mộc mạc: là ngày nào cũng thấy ngời chết nhng lại cha đến phiên mình chết?” [16,106].Quả là một định nghĩa, một kết luận chứa đựng sự từng trải đau đớn. Phải là ngày nào cũng đối mặt với guồng quay mù mịt của chiến tranh nhiều năm trời thì mới có một định nghĩa nh vậy.Và khi ngời lính ấy bớc ra khỏi cuộc chiến, chật vật với cuộc sống “ đậm đặc độ quên lãng” về quá khứ của thế hệ anh, anh chợt nghiệm lại và nhận ra : “ cuộc đời một thằng lính già còn có gì khác mà không nguôi hớng về dĩ vãng và cầu mong cho cái dĩ vãng đó luôn trong lành” [16,95].Và : “ khốn nạn ! cuộc đời quên tôi, tôi không đủ sức quên lại cuộc đời” [16,125]. Anh vẫn không thể quên, hay “ mất khả năng quên”, để rồi làm một cuộc kiếm tìm, “ đào mồ quá khứ”, để khi quá khứ ấy, “ cố nhân” ấy ngoảnh mặt quay l- ng, tiếp tục gánh chịu cái bi kịch giữa đời thờng, anh triết lý: “ Rút cuộc, ở đâu, cuộc đời nào, thể chế gì đi nữa thì kẻ độc ác khôn ngoan vẫn có chỗ dung thân. Chỉ tội tình cho những kẻ thật thà không biết một mảy may tự vê nh tôi” [16,342].Và sau tất cả những mất mát của năm tháng chiến tranh và trong thời bình, không chỉ của một ngời mà của cả thế hệ, Hai Hùng tâm sự với ngời đã khuất: “… cuộc chiến tranh vừa qua có thể là trò đùa nhng sự mất mát là có thật. Cuộc đời hôm nay có thể là tấn tờng nhng nỗi buồn không bao giờ là màn kịch cả ”.Và lời tâm sự đó không chỉ cho một ngời mà cho muôn ngời. Nhất là những ngời đã từng kinh qua chiến tranh một sự thấm thía đến tận cõi lòng. Giọng điệu khắc khoải , thâm trầm của một tâm hồn bị nỗi đau tinh thần giằng xé. Trớc đây con ngời, nhất là con ngời cách mạng đợc coi nh bất khả chiến bại. Nhng gờ đây với nhân vật ngời lính cả ở

trong thời chiến lẫn thời bình, Chu Lai đã nhìn thấy lẫn lộn ở đâu đó cả "ngời tốt, kẻ xấu, rồng phợng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ" khiến cho trong một con ngời luôn xả ra những nghịch lý khi vừa chạm phải sai lầm lại vừa biết ăn năn, đau khổ trớc những sai lầm đó; nỗi da diết, đớn đau nh hiện lên trong từng mảng hồi ức của nhân vật. Cách nhìn mới về con ngời nh vậy là cơ sở để tác giả tạo cho văn của mình giọng điệu thâm trầm, triết lý. Sức ám ảnh, sự thành công của tác phẩm là chỗ đó.

Giọng triết lý suy nghiệm còn đợc thể hiện dày đặc trong tiểu thuyết “Ba lần và một lần”. Chu Lai đã chọn chỗ đứng bình đẳng với nhân vật để cho nhân vật nói tiếng nói của mình nên có những chỗ khó có thể phân biệt đâu là giọng tác giả, đâu là giọng nhân vật. Nó nh lời tâm sự, tâm tình, dễ đi vào lòng ngời. Nó đợc mở ra từ cái nhìn rộng lợng của chủ thể phát âm: “ Bởi lẽ, dù muốn hay không, những năm tháng chiến tranh dài dặc và khốc liệt đã trót in đậm trong nét nghĩ, trong tâm tởng và trong tình cảm của mỗi con ngời mất rồi, đâu dễ lãng quên, dứt ra đợc” [17,10].Trong tâm hồn đa tình đa cảm của Sáu Nguyện, cái quá khứ hai mơi năm trớc luôn hiển hiện và anh đang cố sao cho không hổ thẹn với nó. ở đâu, trong hoàn cảnh nào, trong trái tim ấy luôn đập hai nhịp: một của quá khứ và một của hiện tại." Chao ôi ! Một thời con gái đi qua chiến trờng một thời con gái mỏi mòn bên dòng mũ trắng cao su”[17,125]. Nỗi niềm của anh dành cho những ngời con gái đi qua hai thời kỳ và ở đâu, thời kỳ nào họ cũng đều bất hạnh, hạnh phúc của mình. Cuộc đời chỉ còn lại những “ ớc mơ”, những “ hy vọng” : “ ngày ấy tuy đổ máu nhng lại giàu ớc mơ, còn bây giờ, chẳng mấy ai chết chóc nhng lại nghèo hy vọng” . [17,125].

Trớc hiện thực cuộc sống hôm nay và trớc bi kịch của những ngời “ đi từ trong rừng ra”, có khi nhà văn trực tiếp cắt nghĩa cho hiện thực đó: “ Vết tử thơng của chiến tranh cha kéo da non, những khuyết tật thời hậu chiến lại không ngừng nảy sinh và lộng hành.Tiếng gào của chiếc dạ dày trống rỗng đang át đi nhịp đập của ân tình trong lồng ngực. Các giá trị tinh thần đang có nguy cơ bị đảo lộn. Lòng ngời nổi nênh. Đức tin bị gặm nham nhở. Đi đâu, ở đâu cũng chỉ nghe đợc cái âm

thanh choàm ngoạp cuộc mu sinh quá đổi vất vã, nhọc nhằn…”[17,134].Với giọng văn trên, ngời đọc cảm nhận thấm thía bởi cảm xúc tự nhiên, chân thực của tác giả .Nó không khô khan, không sáo rỗng bởi thực sự nó đã hòa vào nhân vật, hòa vào từng số phận của nhân vật. Từ mỗi bản thân cuộc đời nhân vật nh Sáu Nguyện, Ba Đẩu, Hai Tính,… là một triết lý cuộc đời. Và “ cuộc đời càng vớ vẩn, càng không có chuẩn mực thì mình càng phải cố tìm ra chút ý nghĩa đức thực để sống. Sống thanh thản, không mặc cảm tội lỗi gì và không phải nơm nớp mỗi sáng ngủ dậy”. Đó là bức thông điệp đầy tính triết lý nhng vô cùng giản dị mà nhà văn Chu Lai gửi đến chúng ta qua lời tâm huyết của nhân vật Sáu Nguyện.

Tính triết lý còn thể hiện ở cách đặt tên truyện của Chu Lai : “Ăn mày dĩ vãng” và “ Ba lần và một lần”.Những ngời lính bớc ra khỏi cuộc chiến tranh, hành trang mang theo để bớc vào cuộc sống mới là chiếc ba lô con cóc và những kỷ niệm rừng xanh, có ngời thốt lên “ dòm tội lắm” có ngời xem họ là những “ yếu nhân”, những kẻ ăn mày ăn nhặt nhng là “ kẻ ăn mày dĩ vãng”.

Nhan đề “Ba lần và một lần” cũng vậy. ở đây tác giả đã dồn nén cả một lợng thông tin dài: “ ba lần trong chiến tranh và một lần trong hiện tại, ba lần tha và một lần không thể tha…”.

Tóm lại: hai tiểu thuyết của Chu Lai thể hiện đợc cái nhìn đa chiều đa diện về hiện thực và chính nhận thức đó là hệ quả tất yếu của ngời đem lại cho giọng văn Chu Lai tính triết lý, chiêm nghiệm sâu sắc. Ngợc lại: chính giọng điệu ấy đã giúp cho nhà văn có thể cởi bỏ hết những tâm t, tình cảm để khám phá hiện thực cuộc sống và con ngời một cách sâu sắc.

Một phần của tài liệu Nhận thức nghệ thuật mới về hiện thực chiến tranh của nhà văn chu lai qua hai tiểu thuyết ăn mày dĩ vãng và ba lần và một lần (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w