Nhân vật bi kịch trong cơn khủng hoảng nhận thức

Một phần của tài liệu Nhân vật bi kịch trong bi kịch của w shakespeare (Trang 35 - 43)

5. Bố cục khóa luận

2.1.2. Nhân vật bi kịch trong cơn khủng hoảng nhận thức

Nhận thức là một năng lực vô cùng quan trọng của con ngời trong đời sống. Nó thể hiện khả năng quan sát, lý giải bằng trí tuệ, lý trí, cảm quan của con ngời trớc những vấn đề phức tạp trong hiện thực.

Thời đại Phục hng, nh đã nói, là một bớc ngoặt vĩ đại bao trùm đời sống vật chất và tinh thần xã hội Tây Âu. Nớc Anh có thể xem là hình ảnh Tây Âu thu nhỏ. Nhìn bề ngoài, đấy là “nớc Anh vui vẻ”, nhng đằng sau đó là những bề bộn, rối rắm cha dễ gì có thể giải quyết. Tình trạng“đảo điên, tàn ác” thể hiện ở chỗ: khi mà mọi trật tự xã hội, luân thờng đạo lý đang bị hất lộn nhào thì con ngời cũng phải băn khoăn tìm đợc hớng đi đúng đắn, giải thoát chính bản thân mình ra khỏi những hố huyệt sâu mà xã hội đã đào sẵn.

Thực tế trong các sáng tác của mình, bằng trái tim của một nhà nhân văn, bằng khối óc của một thiên tài, bằng tầm nhìn của một nhà hiện thực, một nhà t tởng, W.Shakespeare xuất phát từ quan niệm “mục đích của sân khấu, trớc kia cũng nh ngày nay đều thế cả, là giơ cao một tấm gơng ra trớc tự nó để phản ánh bộ mặt thật của thời đại mình sao cho thật đúng hình dáng và đặc điểm của nó, mặt tốt cũng nh mặt xấu của nó cũng nh đòi hỏi bức thiết của nó” [5, 128]. Đi từ mục đích tốt đẹp ấy, thế giới hiện thực đợc Shakespeare đa vào kịch là để làm phanh phui những tối tăm, những lẩn khuất của xã hội, của thời đại. Phơng tiện để thể hiện mục đích này là hệ thống những nhân vật đang quằn quại trong cơn khủng hoảng nhận thức. Không đi vào vấn đề chung chung của hiện thực xã hội, Shakespeare đã mổ xẻ một cách cụ thể, trực tiếp những khía cạnh dẫn đến bi kịch của những con ngời trong xã hội. Đó là những con ngời mang trong mình những trọng trách, quyền lực và dục vọng riêng. Bằng tài năng nghệ thuật, W.Shakespeare đã đào sâu vào bi kịch của những cá nhân khắc khoải một nỗi đau lớn – nỗi đau phải đày mình trong cơn khủng hoảng của nhận thức.

Tiêu biểu nhất là bi kịch Hamlet. Hamlet là hoàng tử xứ Đan Mạch, là một thanh niên đầy trí tuệ, bản lĩnh, nhiệt huyết, một con ngời sống trong thời đại đảo điên, thật giả lộn sòng nhng chàng dám chiến đấu và quyết chiến đấu để xây dựng lại cho “ngay ngắn, vững vàng” trật tự xã hội. Tuy nhiên trong quá

trình đấu tranh, với những thế lực đối địch chàng đã gặp không ít những vấp váp, mất mát, thậm chí cuối cùng chàng phải chết.

Hơn nhiều ngời đang cùng sống với mình, Hamlet là ngời có trí tuệ. Chàng đủ tầm cỡ để nhìn nhận và đánh giá các giá trị của cuộc sống. Shakespeare đã để cho Hamlet có những nhìn nhận hết sức mới mẻ, sâu sắc về con ngời: “Kì diệu thay là con ngời. Con ngời cao quý làm sao về trí tuệ, vô tận làm sao về năng khiếu. Hình dung và dáng điệu mới giàu ý nghĩa vfa đáng yêu làm sao. Trong hành động thật nh thần tiên, về trí tuệ ngang tài Thợng đế. Thật là một vẻ đẹp của thế gian, kiểu maaux của muôn loài”. Nhng cũng chính con ngời vừa say sa ca ngợi, giờ lại nhìn đời với góc nhìn vô cùng bi quan và tuyệt vọng: “ Bẩn thỉu thay là đời. Ôi bẩn ! Bẩn ! Thật là một vờn hoang mọc lên từ những hạt giống độc, đầy rác rởi thối tha”.[14, 173]

Trớc thực tại xã hội t sản mới ra đời “mình tẩm đầy bùn máu” (Marx), Hamlet buộc phải đánh giá lại tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống, từ quan hệ mẹ con, họ hàng, vợ chồng, cho đến ngay cả tình yêu. Thậm chí trong cơn đau giày vò, chàng đã có lúc băn khoăn đặt lại vấn đề “ tồn tại hay không tồn tại, sống hay không sống”.

Trên thực tế, Hamlet là một con ngời đợc kế thừa những tinh hoa của thời đại phục hng, một chàng thanh niên xuất thân quý tộc, phẩm chất thông minh, t tởng tự do khoáng đạt, tâm hồn cao quý, tấm lòng nhạy cảm nhng con ngời ấy sớm nếm trải những cảnh ngộ chua xót, cay nghiệt của cuộc đời. Trở về sau cái chết đột ngột của cha, chứng kiến sự tái giá vội vàng của mẹ với chú ruột đã khơi gợi những nghi ngờ đau khổ trong tâm t của chàng. Sự hoài nghi không chỉ dừng lại ở cái chết của cha mà ở sự thuỷ chung cũng nh tình yêu của ngời phụ nữ. Chính vì thế, lí tởng sống là vấn đề lớn đối với cuộc đời chàng. Chàng dằn vặt, day dứt, khổ đau khi phải lựa chọn thế nào là sống đúng nghĩa.

Bởi lẽ “không sống nghĩa là chết, chết là ngủ, không hơn” và chàng tự nhủ ngủ là chấm hết mọi đau khổ của cõi lòng mà muôn vàn vết tử thơng mà hình hài phải chịu đựng. Kết liễu cuộc đời nh thế chẳng đáng mong muốn sao?

Còn “không sống” không có nghĩa là chết. Nó là sự sống không ra sống, sống không xứng đáng với danh hiệu con ngời. Sống nhục, sống hèn là “không sống”, thể xác thì vẫn tồn tại mà tâm hồn thì đã chết.

Thực tại đảo điên ấy là nguyên nhân dẫn đến tấn bi kịch của nhân vật. Từ sự nhận thức hiện thực đã thúc đẩy quá trình hành động của nhân vật. Nhân vật cố vùng thoát khỏi nhà tù vô hình nhng sự áp chế của nhà từ ấy thì vô cùng khủng khiếp. Tuy nhiên, bi kịch của nhân vật là một tất yếu khi lý tởng của chàng cha thể thắng thế hiện thực tàn d của nó. Hay nói cách khác, lịch sử cha sẵn sàng tiếp nhận cái lý tởng mà Hamlet đấu tranh cho nó. Chính vì thế, Hamlet nhận thức đợc bản chất của hiện thực, trách nhiệm của mình trớc hiện thực, đồng thời thấy rõ những hạn chế của bản thân trớc hiện thực ấy.

Một nhân vật khác của Shakespeare cũng rơi vào bi kịch trong cơn khủng hoảng nhận thức đó là vua Lia trong vở bi kịch cùng tên. Giá trị cơ bản của vở bi kịch này là lời tuyên cáo chua xót: “Tình yêu giá lạnh, tình bạn sụp đỗ, anh em chia rẽ, ở thành thị nổi loạn, ở nông thôn ly tán, trong lâu đài cung điện phản trắc hoành hành”[5, 230]. Mặc dầu nhân vật chính ở địa vị quyền cao chức trọng, nhng cuối cùng lại phải rơi vào bi kịch trong cơn khủng hoảng nhận thức. Tấn bi kịch mà vua Lia phải gánh chịu từ một ông vua độc đoán chuyên quyền cho đến khi trở thành kẻ lang thang không phải chỉ do bản thân ông. Cái tạo nên bi kịch ở ông vua này còn bởi tình trạng “đảo điên tan tác” của xã hội, sự suy đồi của luân thờng đạo lý, của tình cha con, anh em.. Và bên cạnh đó còn bởi sự thắng thế của cái ác khi cái thiện cũng nh ngời tốt đang bị huỷ diệt. Đối với vua Lia, bi kịch mà ông rơi vào từ góc độ nhận thức về quyền lực vị thế chính trị của mình trong xã hội ấy khác với Hamlet. Hamlet là một nhân vật bi kịch trong chính hoàn cảnh, tính cách của anh ta, bi kịch của cái mới đang hình thành cha đủ mạnh để thắng cái cũ, lạc hậu lỗi thời. Còn vua Lia là tấn bi kịch nhức nhối trớc những nhận thức có phần lầm lẫn về quyền lực và các mối quan hệ giữa con ngời với con ngời.

Mở đầu vở kịch, vua Lia đợc giới thiệu là là một ông vua độc đoán “một con ngời có nhiều đức tính lại có quyền thế vô hạn, lúc nào cũng đợc chung quanh ca ngợi, phục tùng kính trọng. Vua Lia kiêu ngạo, đánh giá mình qúa cao. Ông tởng phẩm chất của mình xứng đáng đợc hởng sự trọng vọng ấy, chứ không phải do địa vị quyền thế”[14, 496]

Chính từ những nhận thức sai lầm ấy, mầm mống của bi kịch đựơc mở đầu khi ông chia đất nớc làm ba phần cho các con: “Đây, ta chia đất nớc làm ba phần. Ta quyết định cất khỏi tuổi già này bao nỗi lo toan cùng công việc nớc, đem gánh nặng đặt lên sức vóc trẻ trung hơn”[14, 502]. Cái ngụ ý thật tốt đẹp, đáng quý đối với một vị vua già lo cho hậu thế. Nhng cái sai của ông là bởi ông quá quen với những lời hoa mĩ, xiểm nịnh. Ông đã sống quá lâu trong lâu đài của những sự giả dối vì vậy ông đã không thể nào phân biệt đợc tốt xấu, thiện ác. Ông chỉ biết sung sớng, mãn nguyện trớc những lời mật ngọt của Grigorin, con cả : “Con yêu phụ vơng thiết tha hơn cả ánh sáng yêu mặt vũ trụ, yêu tự do, yêu trên hết mọi vật quý giá nhất trên đời, yêu nh sự sống đầy duyên, đầy sức, đầy nhan sắc đầy vinh quang, yêu nh cha con yêu cha nào bằng…”[14, 502]. Và lời của Regan: “…con thù ghét mọi sinh thú ở đời, duy nhất chỉ thấy đợc hạnh phúc trong tám tình con yêu đấng phụ vơng rất tôn kính.”[14, 503]. Còn trớc những lời chân thành thẳng thắn của Cordelia, vua lại xem đó là sự “vô tình.”

Tuy nhiên, trong thời đại đảo điên tan tác ấy, cái nguyên cớ tốt đẹp của ông lại không phù hợp bởi ông không nhận thức đợc thực tại trớ trêu, bởi ông sống quá già cỗi trong những ý nghĩ ấu trĩ về quyền lực. T thế cao ngạo của một ông vua tự đánh giá mình quá cao dù không trị vì ngai vàng rõ ràng là lầm lẫn. Cái tận cùng suy nghĩ của ông không xem quyền lực và sự giàu sang là mục đích, điều ông muốn trớc hết là làm ngời. Nhng “Khái niệm của ông về giá trị của bản thân lại biểu hiện một cách méo mó, nó tự biến mình thành một thứ tự ái lên cao đến cực điểm” (Lịch sử sân khấu thế giới-Mucunxki).

Sự ảo tởng ấy bị sụp đổ khi “ông không còn quyền thế, của cải thì các con quay lại khinh rẻ ông, quần thần không coi ông ra gì.” Quá trình rơi từ bậc cao

danh vọng của quyền lực đến đáy sâu của cuộc đời, bị đuổi ra khỏi nhà, lang thang vô định. Thảm kịch của vua Lia làm chúng ta không khỏi nhức nhối khi nhận thấy quyền lực một khi rời khỏi bàn tay thống trị của mình thật bi đát. Tuy nhiên, sẽ không nói làm gì khi sai lầm ấy không đợc nhận thức, khi chủ thể của bi kịch không hiểu đợc nguyên cớ của tấn bi kịch.

Ông vua xấu số rơi vào bi kịch do chính lối nhận thức có phần đơn giản của mình. Tuy vậy, ông không mù quáng trôi dạt theo nó. Ngợc lại, ở Lia đã diễn ra một quá trình nhận thức lại. Ông dần hiểu ra rằng, ngời ta chỉ sợ khi ông làm vua mà thôi chứ khi ông là dân thờng thì không ai sợ cả. “Vua Lia hiểu mình không phải là con ngời gì đặc biệt mà cũng nh mọi ngời khác. Mà ở xã hội đó con ngời không có quyền thế, của cải địa vị thì chỉ là “con vật hai chân trần truồng và thảm hại” mà thôi. Quá trình thức tỉnh của vua Lia phải trả giá đắt khi phải đến lúc mất trí mới hiểu ra đợc mọi sự, mới nhận chân đợc những hằng số chung của con ngời. Số phận của vua Lia rơi vào bi kịch bi đát nhất tuy nhiên không vì thế mà nó làm mất đi những gí trị thẩm mĩ của của “cái bi” ở nhân vật. Ngợc lại, chính bi kịch của ông vua khi ngồi trên ngai vàng tởng mình vĩ đại, nhng đến lúc bị hắt hủi, bị đuổi ra chốn đồng hoang vua mới vĩ đại thực sự. Chính trong hoàn cảnh đó, ông mới vợt lên mọi đau khổ của bản thân mà cảm thông nỗi đau của muôn vàn ngời bị áp bức bất công trên cuộc đời này với lời sám hối muộn mằn: “Hỡi những kẻ áo manh, ở đây hay ở đâu nữa, đang trải qua những cơn ráo riết của gió ma hung tàn này, đầu đội mái trời, dạ không gào đói thân mang tơi tả cho tứ cửa rét lùa, làm sao các ngơi chống lại nỗi phũ phàng của bao mùa cay độc[14, 555]. Tuy nhiên, kết thúc đẫm máu là cái chết của một cuộc đời đau khổ, đầy hối hận và những kẻ tàn ác ích kỉ, ngay đến những con ngời lơng thiện, chính nghĩa thực sự cũng phải chết. Kết thúc bi thảm ấy đợc coi nh một tất yếu không thể tránh khỏi trong xã hội đảo điên tan tác ấy.

Cùng nằm trong mảng đề tài về chính trị, Macbet lại là hiện thân của những con ngời đang trên con đờng tiến tới những nấc thang danh vọng.

Macbet là một dũng tớng bên cạnh vua Doncan, một con ngời dù đang đợc xem là dũng tớng, đợc sự chào đón của nhân dân, sự trọng nể của nhà vua nhng hắn vẫn cha dám coi mình là ngời duy nhất làm nên thắng lợi và vinh quang. Cho đến khi những lời tiên tri của ba mụ phù thuỷ thức tỉnh bản chất con ngời dục vọng trong hắn trỗi dậy. “Tơng lai ngơi sẽ làm vua”. Lời sám truyền nh một trò đùa tinh quái cứ ứng nghiệm dần dần, bản chất dục vọng trong hắn cứ ngày một lớn lên, cho đến khi trở nên điên cuồng nh một tên quỷ khát máu. Khi đã ở trên ngai vàng hắn lại sợ sẽ bị tuột mất quyền lực đang nằm trong tay khi vẫn còn lời tiên tri của mấy mụ phù thuỷ về Bancon rằng: “Con cháu tớng quân sẽ làm vua dù tớng quân chẳng đợc trị vì ngôi báu” [14, 422]. Đó chính là mối nguy hại cần phải diệt trừ.

Chính những sợ hãi về quyền lực khiến hắn sau khi hạ độc vua Doncan, chiếm ngôi báu đã tiến hành một loạt những tội ác khác không hề ghê tay với bất cứ ai có thể cản đờng hắn. Nh đã nói ở phần đầu, bản chất của Macbet không hoàn toàn xấu xa, không tàn bạo thực sự. Hắn không có khả năng thành công khi hàn động một mình, những tội ác mà hắn đạt đợc còn nhờ sự đóng góp của vợ hắn - một ngời đàn bà đầy lòng tham và tàn nhẫn. “Phu quân không phải không ớc ao địa vị lớn, không phải là ngời không có tham vọng nhng lại không có những tính nết tàn bạo cần thiết để đạt đợc tham vọng ấy. Muốn tiến bớc cao nhng lại muốn đờng hoàng thẳng thắn. Không muốn bịp bợm nhng lại muốn thẳng một cách gian tà" [14, 425].

Khi đứng trớc những giờ phút quyết định chính hắn cũng từng thú nhận: “Ta vừa là thân thích của hắn, vừa là bề tôi của hắn, cả hai lý do ngăn ta không đợc phạm vào tội ác [14, 431]. Mặc cho những suy nghĩ, những căn tính thiện còn sót lại nhng con quỷ tham lam đã đa hắn đến những hành động tội lỗi. Có thể nói rằng, bi kịch của Macbet là bi kịch của cái xấu, của tội ác hay nh nhiều nhà nghiên cứu cho đó là bi kịch của “tội ác và trừng phạt”. Nhng nguyên cớ tạo nên bi kịch không hoàn toàn bởi chính hắn ta, mà còn bởi hoàn cảnh xã hội phức tạp, xô bồ. Nói về Macbet, Kiekegacard cho rằng: “Nếu con ngời hoàn

toàn vô tội, bi kịch mất hết lý thú, bởi lẽ nó sẽ mất đi sức mạnh của xung đột bi kịch, mặt khác nếu nhân vật tự nó có lỗi hoàn toàn thì nó sẽ không khiến ta quan tâm, xét từ quan điểm bi kịch”. Nghĩa là nhân vật bi kịch phải vừa có tội lại vừa không có tội. Macbet gây nên những tội ác dã man khi con ngời dục vọng trong hắn trỗi dậy, nhng sau đó là những chuỗi dài lo sợ, dằn vặt. Điều đó thể hiện ở việc hắn luôn luôn chịu sự dày vò trong những giấc mơ, những cơn ác mộng triền miên.

-“Trời ơi! chúng móc mắt ta, tất cả nớc đại dơng của thần Neptuyn liệu có gột sạch nổi máu trên bàn tay ta không?”.

- “Không bàn tay ta sẽ làm đỏ ngầu nớc đại dơng mênh mông vô tận, nớc xanh biếc cũng sẽ biến thành màu máu.”

Một phần của tài liệu Nhân vật bi kịch trong bi kịch của w shakespeare (Trang 35 - 43)