Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu Nhân vật bi kịch trong bi kịch của w shakespeare (Trang 66 - 74)

5. Bố cục khóa luận

3.3. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật

ở khoá luận này chúng tôi không đi vào khảo nghệ thuật xây dựng nhân vật trong bi kịch của W. Shakespeare nói chung mà chỉ tập trung vào hình tợng Hamlet - một nhân vật bi kịch điển hình của tác giả. Nếu thiên tài W. Shakespeare nở rộ ở bi kich thì đó phải là Hamlet. Nhà thơ Đức Gothte khi nhận

xét về W. Shakespeare: “Nói về kịch của W. Shakespeare trớc hết phải nói đến Hamlet”[5, 219]. Sự trờng tồn của nó vợt qua mọi không gian, thời gian, sừng sững vơn cao nh một quả núi.

Qua hình tợng Hamlet tài năng của W. Shakespeare đợc bộc lộ ở nhiều mặt. Đó là một tinh thần hiện thực sinh động, qua hình tợng Hamlet thực tại xã hội Anh trên đà suy tàn và hỗn loạn đợc tái hiện rõ nét. Đặc biệt, tầm cao t tởng, ý nghĩa triết lí và tính hiện thực sinh động đợc thể hiện một cách sắc nét thông qua hệ thống bút pháp xây dựng nhân vật.

Có thể nói, thành công đầu tiên đáng chú ý của hình tợng Hamlet đó là hệ thống độc thoại nội tâm tinh tế, giàu giá trị. Trong kịch, độc thoại là một hình thức quan trọng dùng để bộc lộ nội tâm nhân vật. Đó là cuộc đối thoại giữa con tim và khối óc của bản thân” [9, 409]. Nó là biện pháp quan trọng nhất để miêu tả tính cách nhân vật. Trong nghệ thuật kịch tính cách nhân vật còn đợc bộc lộ qua đối thoại kịch, lời bàng thoại, và cả những phút im lặng của nhân vật... Tuy nhiên, ở Hamlet tính cách nhân vật đợc thể hiện một cách điển hình qua hệ thống độc thoại nội tâm dày đặc. Không chỉ vậy, những đoạn độc thoại nội tâm cònn thể hiện tầm t tởng, suy nghĩ tiến bộ của nhà văn trớc thời đại.

Độc thoại nội tâm là dạng thức xuất hiện rất nhiều trong kịch của W. Shakespeare, đặc biệt ở vở Hamlet. Có thể thấy không ở đâu độc thoại nội tâm lại xuất hiện dày đặc nh ở Hamlet. Qua những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật, tác giả không chỉ làm nổi bật hệ thống tính cách nhân vật mà còn thể hiện chiều sâu t tởng và những vấn đề nhân sinh thời đại.

Hình tợng Hamlet nổi bật qua những đoạn độc thoại nội tâm giàu ý nghĩa triết lý và hiện thực sinh động. Tác giả để cho tính cách của nhân vật tự bộc lộ rõ nét hơn qua chính những suy nghĩ của anh ta. Mặc dù xuất hiện dày đặc trong tác phẩm nhng hệ thống độc thoại đó không khiến cho vở kịch trở nên nhàm chán, trì đọng mà trái lại càng hấp dẫn và có tầm khái quát rộng lớn.

Chẳng hạn, qua đoạn độc thoại nội tâm sau đây: "Bẩn thỉu thay là đời! Ôi bẩn! Bẩn! Chỉ là một vờn hoang mọc lên hạt giống độc, đầy rẫy những thối tha.

...Nhẹ dạ, đích danh mi là đàn bà! Một tháng trời ngắn ngủi! Đôi dày tang cha mòn gót..."

Tính chất hiện thực của đời sống, bản chất xấu xa, sự thoái hoá biến chất của co ngời, sự băng hoại các giá trị các giá trị đời sống đợc tái hiện qua ý thức của chàng thanh niên thời đại Hamlet.

Khi nói tới độc thoại nội tâm trong Hamlet không thể không nói tới đoạn độc thoại nổi tiếng: "Sống hay không sống. Đó là vấn đề". Với đoạn độc thoại này Hamlet không chỉ nổi bật trong tác phẩm mà những ý nghĩa của nó cho thấy chiều sâu t tởng và tầm nhìn rộng lớn của con ngời thời đại - con ngời "khổng lồ" trong t duy và lý tởng. Chúng ta thấy ở Hamlet một con ngời trí tuệ sáng suốt, suy nghĩ sâu sắc lại thấy một con ngời bi quan, hoài nghi, chán nản. Đồng thời là một Hamlet vừa quyết liệt trong ý chí lại vừa do dự trong hành động. "Sống hay không nên sống. Tồn tại hay không tồn tại - Đó là vấn đề!" Bởi lẽ theo chàng, sống chỉ có hai cách hoặc là chịu đựng hoặc là vùng lên chống lại, tiêu diệt mọi khổ đau. Còn không sống là sống không ra sống, sống hèn, sống nhục. Chính vì th "đó mới là vấn đề", điều đó càng đợc củng cố thêm khi chàng khẳng định: "con ngời còn có ra gì nếu đem tất cả phần tinh tuý và giá trị đời mình vào việc ăn, việc ngủ? Chỉ là một con vật không hơn"[14, 250]. Điều đó thể hiện con ngời hành động trong chàng "Ôi! Từ giờ phút này ý nghĩ của ta phải đẫm máu, nếu không sẽ chẳng có giá trị gì" [14, 158].

Thế giới tâm hồn phức tạp, dòng suy t luôn bám sát nhân vật, có thể nói với Hamlet lần đầu tiên trong lịch sử văn học thế giới "một nhân vật giám lên tiếng hoài nghi cả một xã hội và công nhiên lôi nó ra giữa topà án của công chúng và của nhân loại"[14, 158]. Tuy vậy, những vấn đề mà Hamlet đặt ra không tạo nên không khí bi quan, tiêu cực. Những hoài nghi ấy công nhiên đánh vào hiện thực tạo nên những ý nghĩa nhân văn tiến bộ. Đó là "phát súng đầu tiên của nhân loại bắn vào thành trì của chủ nghĩa T bản ngay giữa lúc nó đang xây dựng"[14, 159].

Mặc dù độc thoại nội tâm rất thờng gặp trong kịch đặc biệt là của W. Shakespeare. Tuy nhiên điểm nổi bật tạo nên phong cách của ông đó là cá tính hóa nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật. Vì vậy, dù trong các tác phẩm của ông nhiều nhân vật độc thoại nhng không thấy lặp lại hình bóng nào trong những vở kịch khác nhau. Với mỗi nhân vật, tác giả đặt họ vào những tình huống bi kịch riêng, dẫn dắt chúng vào những tình huống đầy mâu thuẫn để nhân vật tự bộc lộ qua những đoạn độc thoại của mình.

Một đặc điểm khác không kém phần quan trọng nữa trong nghệ thuật xây dựng hình tợng bi kịch của ông đó là khả năng đi sâu phân tích nội tâm nhân vật. Không chỉ thể hiện qua độc thoại nội tâm, cá tính nhân vật còn thể hiện qua những đối thoại kịch. Với những đoạn đối thoại sắc sảo đầy lý trí, Hamlet đợc trở thành một nhân vật đa diện, nhiều màu sắc, một điển hình tích cách phức tạp vào hàng bậc nhất từ trớc tới nay.

Quả không sai khi nhân loại nhận xét về ông "cống hiến vĩ đại nhất của W. Shakespeare vào kho tàng nghệ thuật của loài ngời là nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật"(Lịch sử sân khấu thế giới(T2), Mucunxki). ở W. Shakespeare cái cốt lõi của nghệ thuật điển hình hóa nhân vật là nghệ thuật diển hình hóa tính cách nhân vật cao độ. Điều này tạo cho thế giới nhân vật của ông đợc cá thể hóa cao độ, Côlơrit gọi đó là "thế giới của vạn tâm hồn". Vì vậy, "cái ông qua tâm khôg phải chỉ là "cái việc mà nhân vật làm" mà còn là cái "cách mà nhân vật làm nữa"[5, 212] chúng ta thấy Hamlet nổi bật ngay chính ở hành động của anh ta khi nhân vật cho rằng: trả thù không có nghĩa là lấy máu đền nợ máu. Những gì mà Shakespeare thể hiện khiến Hamlet trở thành một nhân vật điển hình đợc thể hóa cao độ.

Không chỉ vậy, với cái nhìn của một nhà hiện thực chủ nghĩa, thế giới nhân vật của ông hiện lên rất sinh động với khả năng bao quát hiện thực sắc nét. Cuộc đấu tranh của Hamlet là tiêu biểu cho tinh thần thời đại với những nỗ lực để cho sự chiến thắng của cái mới mẻ tiến bộ.

Tóm lại, Hamlet là một hình tợng tiêu biểu trong sáng tác của W. Shakespeare. ở hình tợng này những mặt tài năng và t tởng của ông đợc thể hiện một cách trọn vẹn. Không những thế, sự tiêu biểu và thành công của hình tợng nhân vật còn in dấu qua sức sống và tầm ảnh hởng của nó đối với nền văn học nghệ thuật nhân loại. Những thành công của hình tợng này còn tạo nên tầm bao quát quá trình sáng tác bi kịch của nhà văn. Qua Hamlet cho ngời đọc một cái nhìn tơng đối toàn diện về hệ thống nhân vật bi kịch của W. Shakespeare.

Kết luận

1. Thời đại Phục hng là một bớc ngoặt vĩ đại trong lịch sử văn minh nhân loại. Trong thời đại ấy, văn học Phục hng mà nền tảng t tởng của nó là chủ nghĩa nhân văn đã có đóng góp rực rỡ. Từ những quan niệm thẩm mĩ mới mẻ chứa đựng tinh thần nhân sinh sâu sắc mở đầu ở Thần khúc của Dante cho đến những sáng tác thời kỳ đỉnh cao của W. Shakespeare đã để lại những mốc son chói lọi trong nền nghệ thuật nhân loại. Đặc biệt, W. Shakespeare nổi bật với vị trí nhà văn số một của thời kỳ này, những sáng tác của ông đóng góp rất lớn vào kho tàng văn học thế giới những giá trị đặc sắc về cả t tởng lẫn nghệ thuật. Với những thành công vợt bậc trong thể loại bi kich ông đã cống hiến cho nền văn học nghệ thuật những hình tợng thẫm mĩ giàu giá trị nhân sinh thời đại và những cống hiến cho nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật.

Là một tài năng đa dạng, thiên tài W. Shakespeare bộc lộ ở nhiều phơng diện trong đó có khả năng tạo dựng hệ thống nhân vật đa dạng phong phú. Mỗi nhân vật là một bức tranh khái quát đời sống, mỗi hình tợng là một khía cạnh của xã hội riêng biệt nhng nó tạo nên một bức tranh chung của thời đại. Dẫu rằng trong khóa luận này chúng tôi cha thể bao quát hết đợc toàn bộ các loại hình nhân vật trong gia tài đồ sộ của ông nhng với cái nhìn khái quát nhất chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp một số luận điểm vào việc nghiên cứu về W. Shakespeare. Với cái nhìn khái lợc về các loại hình nhân vật bi kịch của W.

Shakespeare, chúng tôi chỉ ra ba dạng chủ yếu: những nhân vật trong bi kịch tình yêu tiêu biểu là Romeo và Juliet, Entoni và Cliơpat'tơ; những nhân vật bi kịch trong cơn khủng hoảng nhận thức: Hamlet, Vua Lia, Macbet và nhân vật bi kịch trong nỗi đau niềm tin tan vỡ, tiêu biểu là Othenlo. Mỗi nhân vật là một sự khẳng định tài năng của tác giả đặc biệt là sự ảnh hởng của nó đối với các kịch gia thế hệ nối tiếp.

2. Nhắc đến W. Shakespeare chúng ta không thể không nhắc tới Hamlet-

một điển hình bi kịch của mọi thời đại. Đặc biệt hình tợng Hamlet tài năng của ông đợc thể hiện một cách trọn vẹn nhất. ở Hamlet, tác giả đã tái hiện đợc một hiện thực sinh động qua những tính cách, ngôn ngữ, hành đông. Với hình tợng Hamlet, W. Shakespeapre đã thể hiện đợc một con ngời theo đúng nghĩa là con ngời một cách trọn vẹn nhất. Đồng thời, một đặc điểm ta thấy đợc ở Hamlet đó là nếu nh trong kịch nói chung các nhân vật thờng đơn giản trong nội tâm và ít t duy thì điều đó hoàn toàn trái lại ở Hamlet. Có thể nói Hamlet là con ngời phức tạp nhất xuất hiện trong kịch với đầy đủ các trạng thái đối lập cùng song song tồn tại. Và cũng có lẽ trong các nhân vật bi kịch của W. Shakespeare không có ngời nào tinh tế và nhạy cảm nh Hamlet, cũng là con ngời nhiều suy t dằn vặt nhất. Tóm lại, Hamlet là hội tụ đầy đủ nhất của một thiên tài.

3. Một điểm đáng chú ý nữa khi nghiên cứu vấn đề về nhân vật bi kịch của Shakespeare đó là tinh thần tiến bộ của thời đại thấm nhuần trong những hình t- ợng bi kịch qua những cuộc đấu tranh không mệt mỏi của các thế lực tiến bộ trong xã hội. Ngoài ra, trong các bi kịch của ông chúng ta thấy có một điểm chung đó là kết thúc bi kịch các nhân vật đại diện cho cái mới, cái đẹp đều phải chịu kết thúc bi thảm đó là cái chết. Tuy nhiên, đó không phải là sự thất bại thảm hại, sự tiếc thơng, hối hận mà ngợc lại đó là những cái chết mang những ý nghĩa mĩ học độc đáo. Romeo và Juliet chết- đó là cái chết cho tình yêu thăng hoa, Hamlet chết nhng đó là sự chiến thắng của lý tởng, và Macbet, Vua Lia đều chết thậm chí là cái chết bi thảm nhng nó lại khẳng định niềm tin tởng vào

tơng lai tốt đẹp sẽ tới. Không chỉ vậy, kết thúc bi thảm của Othenlo không khiến chàng trở nên xấu xa bởi bản chất ghen tuông hay là niềm tin tuyệt đối bị đặt nhầm chỗ, ngựơc lại đó là sự thức tỉnh của một con ngời trớc thời cuộc. Nh vậy, dù ở phơng diện nào thì những hình tợng nhân vật bi kịch của W. Shakespeare cũng chứa đựng những giá trị sâu sắc, đẹp đẽ.

Ngoài ra, khi nghiên cứu hình tợng nhân vật bi kịch của W. Shakespeare còn giúp chúng ta tìm hiểu sâu thêm về "cống hiến quan trọng nhất của Shakespeare trong kho tàng nghệ thuật của loài ngời là miêu tả tính cách nhân vật". Những kết quả của công trình còn giúp chúng tôi trong việc đi sâu tìm hiểu những tác phẩm của ông đợc giảng dạy trong nhà trờng Phổ thông nh Hamlet, Romeo và Juliet. ở

phạm vi rộng hơn, đề tài còn giúp chúng ta có cái nhìn đối sánh với các vở bi kịch khác trên thế giới, trong đó có bi kịch Việt Nam.

Liên quan tới vấn đề nhân vật bi kịch trong bi kịch của Shakespeare còn có thể có những hớng tiếp cận khác, ví nh: Nghệ thuật xây dựng nhân vật bi kịch; Đối sánh nhân vật bi kịch và nhân vật hài kịch... Những vấn đề này đã đợc chúng tôi ý thức nhng do khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi cha có điều kiện để trình bày cụ thể. Chúng tôi hi vọng sẽ đợc tiếp tục đề tài ở một cấp độ cao hơn.

Tài liệu tham khảo

1. Aristote, Nghệ thuật thi ca, Nxb Văn học, 1999.

2. Phạm Vĩnh C, Thể loại bi kịch trong văn học việt Nam thế kỉ XX, Tcncvh số 5, 2001.

3. Lê Văn Dơng, Mĩ học đại cơng, Nxb Giáo dục, 2006. 4. Hoàng Hữu Đản, Bi kịch Hi Lạp, Nxb Hội Nhà văn, 2005.

5. Đặng Anh Đào (Chủ biên), Giáo trình văn học Phơng tây, Nxb Giáo dục, 2001

6. Lê Bá Hán-Trần Đình Sử-Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb GD, 2001

7. Đỗ Đức Hiểu, Mấy vấn đề kịch và thi pháp kịch,Tcncvh số 2, 1998 8. Đỗ Văn Khang, Mĩ học đại cơng, Nxb GD, 2001

9. Phơng Lựu, Lý luận văn học, Nxb GD, 2006

10. Mac, Angghen-Lenin bàn về văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật, 1962 11. X.X Môcunxki, Lịch sử sân khấu thế giới(T2), Nxb văn hóa Hà Nội, 1980

12. M.F. Ôp-xian-nhi-cop, Mĩ học cơ bản và nâng cao, Nxb văn hóa thông tin, 2001

13. Lã Nguyên, Khổ vì trí tuệ hay là bi kich hamlet của W. Shakespeare, Tcncvh số 4- 2001

14. Nhữ Thành-Bùi ý-Bùi Phụng, W. Shakespeare tuyển tập tác phẩm, Nxb Sân khấu, 2006

15. Phạm Thị Hồng Thắm, Xung đột tình yêu và hận thù trong Romeo và Juliet, Luận văn thạc sĩ, Trờng đại học Thái Nguyên

16. Lu Đức Trung, Tác gia tác phẩm văn học nớc ngoài trong nhà trờng,

Một phần của tài liệu Nhân vật bi kịch trong bi kịch của w shakespeare (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w