5. Bố cục khóa luận
2.1.3. Nhân vật bi kịch trong nỗi đau niềm tin tan vỡ
Một trong những thành tựu quan trọng của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hng đó là thái độ ca ngợi con ngời, niềm tin sâu sắc vào con ngời. Tuy nhiên với vở bi kịch Othenlo, W. Shakespeare lại phản ánh hiện thực ở những dấu hiệu của sự tan vỡ niềm tin, sự khủng hoảng của chủ nghĩa nhân văn thời đại Phục h- ng. Những đổ vỡ này khó có thể kiểm soát. Khi Othenlo ra đời, cảm quan về thời đại “đảo điên tan tác” đã thể hiện rất rõ ràng. Từ những vấn đề hiện thực mà tác phẩm phản ánh, tác giả cho thấy những bóng tối hắc ám đang hoành hành trong xã hội. Chính trong hoàn cảnh đó, con ngời dám hoài nghi, nhận thức lại các vấn đề xã hội. Từ những hoài nghi trong Hamlet nay cảm quan ấy đã phát triển thành sự khủng hoảng, mất niềm tin ở Othenlo.
Vở Othenlo ra đời khoảng 1604, là một vở bi kịch đợc liệt vào hàng những kiệt tác của nghệ thuật kịch. Tác phẩm cũng dựa trên câu chuyện có sẵn “Ngời Mozo ở Vơnizo” của nhà văn Italia Xentio. Vở kịch vẫn tiếp tục triển khai những vấn đề xoay quanh thời đại Phục hng nhng đã dợc tác giả đề cập theo một hớng khác.
Nhân vật chính của vở kịch là những con ngời vô cùng phong phú, sinh động, đa diện: Othenlo, một hình tợng bi kịch điển hình; Dexdemona, một tiểu th yêu kiều xinh đẹp với trái tim yêu say đắm, chung thuỷ; và Iago, một nhân vật đầy sáng tạo về hình tợng con ngời gian ngoan, nham hiểm, xảo quyệt. Nh đã nói, Otenlo trở thành nhân vật bi kịch điển hình của con ngời “không sáng suốt trong tình yêu, đã yêu quá say đắm”. Một khía cạnh không kém phần quan trọng của vở kịch đó là đề tài tình yêu mà ở đó nhân vật chính rơi vào bi kịch
tình yêu của một dũng tớng dành trọn trái tim yêu cho ngời vợ xinh đẹp. Chàng yêu Dexdemona bằng sự tôn thờ tuyệt đối: “Nếu ta không yêu nàng thì linh hồn ta sẽ chịu kiếp đọa đày! và nếu ta không còn yêu nàng nữa thì vũ trụ sẽ trở thành hỗn mang”[14, 348]. Nhng kết cục hai con ngời mang trái tim yêu đơng ấy rơi vào bi kịch. Bởi Othenlo là một dũng tớng tài hoa nhng chính bản chất của một võ tớng khiến chàng ít tỉnh táo trong các vấn đề tình cảm. Chàng sống quá cả tin và đã chết bởi niềm tin mù quáng. Dexdemona cũng là một nhân vật bi kịch trong tấn kịch ấy. Kết thúc bi kịch, Othenlo đã giết Đexdemona nhng không phải vì không yêu nàng, không phải bởi vì lòng ghen tuông đến tầm th- ờng mà bởi vì nỗi thất vọng đến điên cuồng trong niềm tin tởng lớn nhất của mình. Chàng giết Dexdemona vì đau đớn phẫn nộ và tốc hận rằng một ngời đạo đức đến nh vậy lại có thể sa ngã đến thế, vì cho rằng danh dự của mình bi tổn thơng vì mục đích hết sức nhân đạo: “Nhng nàng phải chết nếu không nàng sẽ còn phản bội nhiều ngời khác nữa… Ta giết ngời là vì danh dự” [14, 397]. Nhà thơ Nga Puskin đã nhận xét về hành động này của Othenlo: “Ông không phải là con ngời bản chất ghen tuông mà là con ngời cả tin”. Othenlo quá tin cậy Iago. Lúc nào chàng cũng cho rằng: “Iago trung thực. Iago là ngời hết sức trung thực”. Chàng đã tin nhầm ngời. Chàng cũng là ngời rất tin mình và tin tởng tuyệt đối ở vợ. Othenlo luôn nghĩ mình đã gây dựng niềm tin từ những cơ sở xác thực.
Cho nên, khi nghĩ mình bị bội phản, Othenlo đã giết chết vợ mình là Dexdemona. Nhng ngay trong hành động giết vợ của Othenlo, ta không cảm thấy căm giận hay kinh tởm chàng, cũng không thấy cái tàn nhẫn cái tầm thờng nếu không muốn nói cái hèn hạ của ngời Mo thành Vơnizo” (Lời giới thiêu vở Othenlo- Trần Anh Kim).
Tình yêu của Othenlo đối với Dexdemona có thể xem là sức mạnh tuyệt đối. Vì yêu Dexdemona mà chàng, một dũng tớng, một con ngời của trận mạc đã có những suy nghĩ vô cùng thuỷ chung và cao thợng: “Nếu thuộc dòng dõi những ngời nh trên ngai vàng và đức tài ta xứng đáng với diễm phúc của ta dành
đợc... Nếu không vì yêu nàng Dexdemona kiều diễm thì dù có đổi tất cả kho tàng trên đời ta cũng không chịu đem ràng buộc, giam hãm cuộc đời tự do phóng khoáng của ta...”[14, 305]. Ngay chính kẻ thù của chàng, Iago cũng công nhận điều đó: “Mặc dù ta không thể nào a nó đợc nhng phải thừa nhận nó là một ngời chung thủy, giàu tình cảm, cốt cách cao thợng và dám chắc là đối với Dexdemona hắn là một ngời chồng hoàn hảo."[14, 329]
Othenlo yêu Đexdemona, tin tởng ở đức hạnh của nàng một cách tuyệt đối. Ngay cả khi bị Iago sắp xếp sẵn những màn kịch dẫn dắt mâu thuẫn theo những tính toán của hắn, khi hắn báo với Othenlo những lời vu vạ cho Dexdemona về đức kiên trinh, lòng chung thủy của nàng. Trớc những lời bao biện vòng vo của một kẻ “xảo quyệt” nh hắn, Othenlo là một ngời trung thực thẳng thắn nên tỏ ra tức giận. Những bớc dẫn dắt của Iago nh dồn thêm những mâu thuẫn, đẩy nó lên cao cho đến khi Othenlo sẵn sàng sa vào bẫy, không còn đủ kiên nhẫn nữa: “ta muốn biết rõ ý nghĩ của ông” thì Iago mới thực sự châm ngòi nổ cho những bớc chuẩn bị đầy kĩ lỡng từ đầu của hắn bằng những lời xa gần đánh vào danh dự của vi chủ tớng.
Othenlo nghi hoặc: “Kẻ biết vợ ngoại tình vẫn sống sung sớng nếu biết rõ số phận mình không còn yêu đứa phụ tình nữa. Nhng nếu hắn mê say mà vẫn nghi hoặc ngờ vực mà vẫn yêu tha thiết thì chao ôi! Hắn sẽ phải sống những giờ phút đày ải, quằn quại biết chừng nào" [14, 350]. Nhng lòng tin của chàng Mo vẫn không suy chuyển: “ở những con ngời đức hạnh thì những cái đó lại càng thêm đức hạnh. Ta cũng không hề vì tài đức kém cỏi mà mảy may e sợ hoặc nghi ngờ nàng phản bội... Trớc khi nghi ngờ ta phải mắt thấy, khi đã nghi ngờ ta phải có chứng cớ rõ ràng”. Biết rõ chàng là một ngời ngay thẳng, ít toan tính, Iago mặc sức dẫn dắt những tình tiết kịch đến cao trào và thắt nút.
Chỉ có Othenlo, với cách nghĩ đơn giản, một tâm hồn cao thợng, trung thực đã bị Iago lợi dụng. Và xung đột giữa một ngời trung thực với một kẻ mu mô xảo quyệt giống nh bóng tối và ánh sáng, cuối cung, những ngời nh Othenlo sẽ rơi vào hố sâu mà những gã táng tận lơng tâm kiểu nh Iago đã tạo sẵn.
Chính sự sụp đổ của niềm tin vào tình yêu, vào ngời vợ cũng chính là sự sụp đổ niềm tin vào cõi đời này. Othenlo giết vợ là để lấy lại niềm tin, để giữ vững niềm tin, để “nàng sẽ lừa dối nhiều ngời khác nữa”.
Tuy nhiên, khi mâu thuẫn đợc cởi nút, Emilia, vợ Iago kể lại sự thật về những tình tiết của câu chuyện thì bi kịch mới thực sự lên đến đỉnh điểm. Lần thứ nhất Othenlo rơi vào bi kịch bởi chàng nghĩ mình bị vợ lừa dối, bởi chàng nghĩ rằng lòng tin ở ngời vợ đã bị tan vỡ. Nhng khi vừa giải quyết bi kịch thứ nhất chàng lại tiếp tục rơi vào bi kịch thứ hai và đây mới chính là bi kịch thực sự. Bi kịch của một lòng tin bị đặt nhầm chỗ. Othenlo tin nhầm ngời. Othenlo rơi vào bi kịch của những chuỗi dài nhầm lẫn, trở thành một con rối bị ngời khác dật dây. Tấn bi kịch kết thúc khi chàng tự kết liễu đời mình.
Bi kịch của Othenlo bề ngoài là bởi lòng ghen tuông nhng thực tế không phải vậy. Tấn bi kịch kết thúc đau đớn ấy là bi kịch của sự lầm lẫn ngu dốt, của lòng tin ngây thơ rồ dại bị sụp đổ. Bi kịch của Othenlo đợc xem nh một định mệnh khó tránh khỏi, Marx gọi đó là bi kịch của sự ngu dốt. “Sự ngu dốt là con quỷ mà chúng ta e rằng nó sẽ gây ra nhiều tấn bi kịch”.
Đến đây có thể khẳng định rằng điều Aristote nói trong Nghệ thuật thơ ca
thật chính xác: “Bi kịch nó gây sự xót thơng. Nhng cái đó cha đủ và không phải là chính. Hành động bi kịch phải dẫn đến sự thanh tẩy những cảm xúc ấy. Sự thanh tẩy đạt đợc từ sự giác ngộ các lẽ sâu kín của những đau khổ bất hạnh đã đến với các nhân vật bi kịch”. Có thể nói rằng ở điểm tháo nút của Othenlo đã ý thức đợc sự bất hạnh của mình, tự giác ngộ đợc những gì đã xảy ra.
“Ta đâu còn là con ngời kiêu dũng ngày trớc nữa. Kẻ gầy còm yếu đuối nào cũng đoạt đợc gơm ta... Nhng khi lòng chân thực đã đánh mất thì danh dự còn tồn tại làm chi. Thôi đành buông xuôi hết thảy”[14, 405]. Và “ta đã hôn em trớc khi giết em. Giờ đây ta chỉ còn một cách tự sát và chết đi trên một cái hôn” [14, 409].
Othenlo ý thức đợc bi kịch của mình, chàng sẵn sàng đón nhận sự trừng phạt. Dexdemona –“Thiên đờng” mà chàng đã lỡ để mất, giờ đây chàng quyết
giành lại, giữ lấy vĩnh viễn ở thế giới bên kia. Chàng đã tự thức tỉnh: "Các ngài cứ nói tôi là một kẻ không sáng suốt trong tình yêu, đã yêu quá say đắm, vốn không dễ ghen, nhng một khi đã kích động thì lại bối rối hoài nghi cực độ, một kẻ giống nh tên Do thái hèn đã vứt đi viên ngọc quý hơn tất cả bộ tộc cuả nó.." [14, 409].
Thành công của vở kịch còn có các nhân vật khác: Dexdemona, Emilia, Iago nhng Othenlo vẫn là một hình tợng trung tâm mang trong mình những giá trị nhân văn của thời đại. Đó là một con ngời cao quý nhng đồng thời cũng là một con ngời đau khổ nhất trong văn học xa nay.
2.2 Nhân vật bi kịch và chủ nghĩa nhân văn thời Phục hng
Cái tạo nên thành tựu nổi bật của thời kỳ Phục hng châu Âu đó là chủ nghĩa nhân văn. Nó là trào lu t tởng tiến bộ nhất, thể hiện tập trung nhất những giá trị, thắng lợi của một cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu lỗi thời. Chủ nghĩa nhân văn thời Phục hng là sự khám phá lại về thế giới và sự khám phá về con ngời. Theo nhà nghiên cứu Voghin trong cuốn “Chủ nghĩa nhân văn và Chủ nghĩa xã hội” thì đó là “Tất cả những giá trị đạo đức và chính trị bắt nguồn từ không phải cái gì siêu nhiên kì ảo, từ những nguyên lý ngoài đời sống trần thế và hiện thực của nó và những nhu cầu những khả năng ấy đòi hỏi phải phát triển đầy đủ, phải đợc thỏa mãn.” Hạt nhân cơ bản của chủ nghĩa nhân văn là sự phát hiện lại con ngời và chính nó đã tạo nên những giá trị quan trọng trong quá trình nhận thức về con ngời thời kỳ Phục hng. Các tác giả thời kỳ này đã tìm thấy ở con ngời những giá trị mới, tiến bộ, đồng thời qua những số phận đợc phản ánh ấy thể hiện một chủ nghĩa nhân đạo mới, tiến bộ sâu sắc. Từ những yếu tố của chủ nghĩa nhân văn thời kỳ đầu trong sáng tác của Boccacio với tinh thần đề cao con ngời, ca ngợi con ngời tự do, tình yêu tự do đầy nhân bản đến những yếu tố đặc sắc trong sáng tác của F. Rabelais với những tiếng cời hài hớc và những quan niệm tinh tế mới mẻ về đời sống con ng- ời: “Trả con ngời về với tự nhiên, tuân theo tự nhiên có cái đẹp, sự hài hòa, phản tự nhiên thì chỉ có héo úa, rối loạn…”. Chủ nghĩa nhân văn tìm thấy ở con ngời
những giá trị của niềm hạnh phúc mới, cuộc sống mới. Đời sống tự do cá nhân, hôn nhân tình yêu tự do và cho đến cả những những niềm hạnh phúc sơ đẳng nhất của con ngời: ăn, mặc, đi lại…. đợc tôn trọng. Đặc biệt khi nói đến chủ nghĩa nhân văn thời Phục hng thì không thể không nhắc đến nhà nhân văn chủ nghĩa W.Shakespeare, ngời ơm mầm trên một nền tảng hiện thực xã hội Anh đang rơi vào tình trạng khủng hoảng của giai đoạn tích lũy tiền t bản. Trong bối cảnh đó chủ nghĩa nhân văn cũng đang có những dấu hiệu khủng hoảng tan rã. Bằng tâm hồn của một nhà nhân văn đích thực, với ý thức lao động nghiêm túc: “Viết kịch nhằm chìa ra một tấm gơng tự nhiên nhằm làm cho đạo đức thấy đợc hình ảnh của nó, thói vô đạo đức tự biết khinh bỉ và mỗi thế kỷ, cả thời đại nói chung có thể nhận ra bộ mặt và tính cách của nó".
W. Shakespeare với ý thức nghề nghiệp chân chính đã tạo dựng ở các sáng tác của mình một hệ thống nhân vật trở thành ngời phát ngôn t tởng của nhà văn. Thông qua hệ thống nhân vật, các vở kịch đã thể hiện một cách sâu sắc t t- ởng nhân văn thời kỳ Phục hng. Đó là thái độ phê phán hiện thực xã hội sắc nét, toàn diện, một tinh thần ca ngợi cuộc sống, ca ngợi con ngời trong ý nghĩa lạc quan; là cái nhìn nghiêm khắc trớc những mặt trái của đời sống... Ngoài ra, ông còn đợc xem là một nhà dự báo thiên tài, một nhà văn có tầm nhìn thời đại.
2.2.1. Đả phá hiện thực lạc hậu, lỗi thời
W. Shakespeare, qua những sáng tác của mình đã miêu tả một cách sâu sắc nhất và đa diện nhất những yếu tố hiện thực thuộc về thời đại ông. Đi vào thể loại bi kịch, ông đã khẳng định đợc vị trí của mình là một thiên tài, một nhà bi kịch vĩ đại nhất về trình độ sâu sắc nhất về t tởng, và kịch tính trong xây dựng hành động kịch và tính hiện thực của hệ thống nhân vật. Thông qua hệ thống nhân vật nói riêng, bi kịch nói chung ông đã phản ánh đợc cơn khủng hoảng sâu sắc và toàn diện về hiện thực và t tởng của thời đại. Hầu hết các vở bi kịch của ông lấy đề tài từ trong những cốt truyện lịch sử của các nớc khác nhng với tài năng của mình Shakespeare đã tạo nên những kiệt tác mang trong mình tinh thần dân tộc rõ nét. Đặc biệt, các vở bi kịch chủ yếu mang chủ đề là “những
cuộc đấu tranh khốc liệt giữa cá nhân và xã hội, trong đó những thế lực đen tối quyết tâm tiêu diệt tất cả những gì và tất cả những ai cản trở nó, chống lại tham vọng chính trị của nó.” Đây cũng là thực trạng tiêu biểu của xã hội Anh lúc bấy giờ. Shakespeare với cảm quan nhạy bén của một thiên tài, cái nhìn thấu suốt của một nhà hiện thực đã đi sâu vào mọi ngõ ngách của đời sống hiện thực, phơi bày lên trang giấy tất cả những bản tính vô nhân đạo của một chế độ phong kiến đang chết mòn, một xã hội t bản đang nảy sinh nhiều hạn chế. Đây cũng là lúc chủ nghĩa nhân văn lâm vào bi kịch. Lý tởng giải phóng cá nhân để hởng thụ cuộc sống đã tan vỡ trớc một tiêu chuẩn mới: cuộc chạy đua điên cuồng theo lợi nhuận, chà đạp lên tất cả những giá trị mà chủ nghĩa nhân đạo từng nêu đó là con ngời tự do, hạnh phúc cá nhân... Hiện thực xã hội của một nớc Anh thời kỳ “Anh đen”, một xã hội“đảo điên tan tác , ” ở đó mọi giá trị của con ngời đều bị đảo lộn đã đợc hồi quang một cách trọn vẹn trong các hình tợng bi kịch tiêu biểu của Shakespeare.
Dới góc nhìn của một nhà hiện thực chủ nghĩa, ngòi bút của Shakespeare đã xoáy sâu vào bản chất suy đồi, những mặt đen tối của thời kỳ nớc Anh rơi vào khủng hoảng của giai đoạn tích lũy tiền t bản. Tinh thần phê phán hiện thực thể hiện ở một loạt tiểu thuyết: Hamlet (1601), Othenlo (1604), Vua Lia
(1605), Macbet (1606)... thể hiện một cái nhìn toàn diện bản chất hiện thực xã hội Anh thời bấy giờ.
Không khí phê phán hiện thực còn thể hiện ở sự phô bày lên trang giấy