Viết về ngời phụ nữ Đặng Trần Côn và Hồ Xuân Hơng sử dụng những thể loại khác nhau. Chinh phụ ngâm khúc đợc viết theo thể trờng đoản cú nên nhà thơ có điều kiện đi sâu mổ xẻ những trạng thái tâm lý phong phú phức tạp của ngời chinh phụ. Xa chồng sống trong cô đơn khắc khoải mong chờ, nỗi buồn đau hiện hữu với nhiều cung bậc sắc thái. Khám phá những trạng thái trong tâm lý của ngời chinh phụ nhớ mong chồng tác giả Thuần Phong đã đa ra rất nhiều màu sắc và chứng minh những màu sắc ấy xuất hiện theo một tầng thứ hợp lý. Từ tiếc mà ra trách, từ trách đến lo, từ lo đến mong, rồi lần lợt: Thơng, nhớ, tủi, sầu, muộn, trông, than, để rốt cuộc là nguyện.
Theo Nguyễn Lộc, trong tác phẩm có nhiều đoạn thể hiện tâm trạng đối lập nhau của ngời chinh phụ ví dụ nh: Hy vọng và thất vọng
Thuở lâm hành oanh cha bén liễu, Hỏi ngày về ớc nẻo quyên ca. Nay quyên đã giục oanh già,
ý nhi lại gáy trớc nhà líu lo.”
Đặng Thai Mai cho rằng trong Chinh phụ ngâm tâm trạng nhân vật trữ tình ngng đọng trên một khối sầu .
Thực ra tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khúc ngâm diễn ra đa dạng phức tạp có sự đan xen nhiều sắc thái chứ không sạch ròi quá nh tác giả Thuần Phong nhận xét, và cũng không hoàn toàn ngng đọng nh ý kiến của Đặng Thai Mai. Quan sát ta thấy tâm trạng ngời thiếu phụ có nhiều biến chuyển. Xa chồng nàng luyến tiếc, nhớ mong, sầu tủi... nhng sâu kín nhất vẫn là niềm khát khao tình yêu lứa đôi, ân ái tuổi trẻ. Niềm khao khát cuộc sống nhục cảm càng đốt cháy bao nhiêu thì nỗi tiếc hận lo lắng mong, chờ, sầu, tủi... càng da diết khắc khoải bấy nhiêu. Tất cả các sắc màu tâm trạng đều hớng đến một thanh âm cuối cùng là tiếng nói đòi quyền sống hạnh phúc cho lứa đôi. Thế giới nội tâm của nhân vật trữ tình đợc trải ra ở nhiều chiều, có chiều sâu bên trong, có khi nổi lên hiện diện qua cảnh vật bao trùm lên không gian và thời gian. Nội tâm ấy không
diễn ra trong một khoảnh khắc mà triền miên theo năm tháng, không bộc lộ qua những cảm xúc nhất thời thoáng qua mà có sự dằn vặt suy t dai dẳng về số phận về hạnh phúc. Thể hiện tâm trạng ấy nhà thơ tìm đến với thể loại ngâm khúc - một thể thơ trữ tình dài hơi.
Trong tác phẩm, nhà thơ không trực tiếp bộc lộ mà lùi sâu vào hậu trờng để nhận vật tự bộc bạch với chính mình. Con ngời hiện tại của Chinh phụ trò chuyện với con ngời kí ức. Con ngời cá nhân đợc nàng đặt trong sự đối lập với cảnh vật thiên nhiên, với thời gian tuổi trẻ, với không gian vũ trụ với chiến tranh và công danh của chồng. Từ đó để thấm thía hơn quyền đợc hởng hạnh phúc lứa đôi, ân ái tuổi trẻ của con ngời. Nỗi lòng của nàng đợc chính nàng thể hiện lại bằng sự hồi tởng, tởng tợng, liên tởng, so sánh. Cùng một lúc ta nghe thấy cả hồi âm vang vọng của quá khứ, tiếng lòng thổn thức của hiện tại và niềm xôn xao mong chờ ở tơng lai. Trớc hết nàng hồi tởng lại giờ phút chia tay. Ngày ấy chiến sự nổ ra, khói lửa mờ mịt cả cõi biên thuỳ, nhà vua truyền lệnh xuất chinh. Quốc gia hữu sự chàng là nam nhi sao có thể ngồi yên, phải lên đờng chinh chiến, nàng một mình ở lại chốn khuê phòng với ngổn ngang tâm sự luyến tiếc, nhớ thơng. Nếm trải những chua cay qua bao năm tháng cô đơn chờ chồng nàng có dịp suy nghĩ về cảnh ngộ đời mình về chiến tranh với hạnh phúc của mình. Trong tâm thức của nàng cái ấn phong hầu nào còn nghĩa lý gì, chiến tranh không còn là “cuộc vũ hội huy hoàng” [10, 28] nó đã hiện ra với tất cả tang thơng ghê rợn. Tởng tợng ra cảnh gian nan vất vả nơi chiến địa nàng e ngại cho cuộc sống của chồng, nàng lo lắng cho sinh mạng chồng. Nàng rùng mình đau đớn với cái ý nghĩ thoáng qua: cuộc li biệt với chồng ba, bốn năm về trớc có thể là vĩnh viễn bởi nơi sa trờng tính mạng ngời lính nh ngàn cân treo sợi tóc, cái chết đang rình rập từng giây từng phút. Nếu may mắn còn có ngày chinh phu trở về thì tình cảnh cũng bi đát chẳng kém gì: Nàng đón chàng không phải là một chàng trai trẻ nh ngày nào mà là một chàng “Ban Siêu” tóc đã điểm s- ơng. Mà hạnh phúc ân ái lứa đôi đâu còn dành nhiều ân huệ cho lứa tuổi này.
Héo mòn trong cảnh sống “Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây”, nàng càng thấm thía hơn nỗi đau vắng chồng. Sầu muộn hiện hữu trong từng bữa ăn, lặn sâu vào từng giấc ngủ, tìm đến với hoa, rợu, nhạc để giải sầu mà chẳng ăn thua gì. Nàng liên tởng hoàn cảnh sống của mình với Ngu lang - Chức Nữ đôi vợ chồng mỗi năm một lần nhờ chim ô thớc bắc cầu để gặp nhau. Liên hệ với cuộc sống cảnh vật chung quanh nàng cay đắng xót xa. Cỏ cây chim muông còn dập dìu đôi lứa, trăng hoa còn quấn quýt giao hòa thế mà con ngời lại bị chối bỏ cái quyền sống tự nhiên đáng quý nhất mà tạo hóa ban cho. Tìm đến cõi mộng gặp chàng, nàng đợc đê mê trong giây phút, nhng mộng vỡ nỗi lòng càng thêm tan nát. Cuối cùng nàng chỉ còn biết mơ về ngày đoàn tụ trong tơng lai. Rõ ràng trạng thái tâm lý của nhân vật phong phú, không thuần nhất và có sự biến chuyển theo một quá trình nhận thức: Qua bao nhiêu luyến tiếc, nhớ mong, sầu muộn ,hi vọng, thất vọng, nàng nhận ra hạnh phúc công danh chỉ là giả tạo, tớc công hầu chỉ là phù hoa mây nổi, hạnh phúc đích thực là đôi lứa đợc vui sống bên nhau đến đầu bạc răng long để tận hởng những phút giây lạc thú.
Thơ nôm Hồ Xuân Hơng viết theo thể loại thơ Đờng luật. Trong khuôn khổ của một bài thơ ngắn tâm trạng nhân vật trữ tình không thể đa dạng phức tạp, không triền miên dai dẳng, mà mỗi bài thơ chỉ là một khoảnh khắc tâm trạng .
Mời trầu là tiếng lòng tha thiết về một tình yêu chung thuỷ trọn vẹn. Chỉ có một quả cau nho nhỏ, một miếng trầu hôi rất xoàng xĩnh, một lời mời tha thiết:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hơng mới quệt rồi.
nhng nó chứa đựng cả một nỗi niềm tâm sự lớn. Đó là niềm khát khao cháy bỏng một tiếng lòng đồng vọng của ngời khác giới. Chân thành tha thiết là thế mà sao lời thơ có gì chua chát đến thảm thơng:
Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh nh lá bạc nh vôi.
Mời trầu giao duyên bằng tấm lòng cởi mở trân trọng, sẵn sàng đón nhận tình yêu, nhng hình nh tất cả đều hờ hững. Muốn thuỷ chung thắm thiết nhng đời cứ đổi trắng thay đen. Không gì đáng sợ hơn là sự bạc bẽo của tình yêu nên hơn bao giờ hết nhà thơ tha thiết một sự hoà hợp lứa đôi.
Chùm thơ Tự tình là tâm trạng đau đớn của bà khi ngồi một mình giữa đêm khuya nghĩ về cuộc đời chìm nổi lênh đênh. Giống nh chiếc bách, cuộc đời nhà thơ cứ nổi trôi không biết bao giờ mới tìm đợc bến đậu. Không đợc cầm lái nên chẳng biết con thuyền cuộc đời sẽ đi đến đâu:
Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh, Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh. Lng khoang tình nghĩa dờng lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh. Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh. ấy ai thăm ván cam lòng vậy, Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh!
Càng nghĩ nhà thơ càng cảm thấy chua chát chán ngán. Có những đêm khuya nghe tiếng trống báo canh, Xuân Hơng không sao kìm chế đợc nỗi đau tiềm ẩn trong lòng. Dẫu có gắng gợng bao nhiêu vẫn không khỏi chua chát:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con.
Nhiều khi nhà thơ sầu thảm oán hận:
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom, Oán hận trông ra khắp mọi chòm. Mõ thảm không khua mà cũng cốc, Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Lòng bà đang thảm đang sầu nghe tiếng mõ thành tiếng thảm, lắng giọng chuông thành giọng sầu. Sầu thảm tự trong lòng, có khua có đánh, có cho nó lên tiếng đâu mà nó cứ gióng lên, cứ lôi nỗi lòng ra thành lời thành âm. Đau đớn ê chề nhng Xuân Hơng vẫn thừa tin tởng:
Tài tử văn nhân ai đó tá,
Thân này đâu đã chịu già tom.
ở bài thơ Làm lẽ là tâm trạng cay đắng của kiếp ngời lẽ mọn. Cay đắng đến mức thành ra trách mắng:
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung, Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng.
Khóc Tổng Cóc , khóc ông Phủ Vĩnh Tờng là nỗi đau mất chồng ... Nh vậy so ra ta thấy cũng là đời sống tâm trạng phong phú nhng ở ngời chinh phụ phức tạp dai dẳng triền miên theo năm tháng, còn trong thơ nôm Xuân Hơng mỗi bài thơ là một khoảnh khắc tâm trạng. Với thể loại khác nhau các tác giả đã thể hiện đ- ợc những khám phá riêng trong trạng thái tâm lý ngời phụ nữ .
Bên cạnh sự khác nhau về thể loại, cách miêu tả ngời phụ nữ trong sáng tác của hai nhà thơ cũng không giống nhau .
3.2.2. Nghệ thuật miêu tả
Miêu tả vẻ đẹp hình thể bên ngoài đầy sức hấp dẫn của ngời phụ nữ Đặng Trần Côn dùng hình ảnh so sánh mang tính ớc lệ tợng trng. Không đi sâu miêu tả chi tiết, nhà thơ dừng lại ở mức độ khái quát chung chung: Nhan sắc do hồng nh nộn hoa. Ngời chinh phụ có vẻ đẹp rực rỡ nh hoa vừa nở .
Trong thơ Nôm Hồ Xuân Hơng ngời phụ nữ hiện lên cụ thể sinh động với từng đờng nét trên cơ thể: Đó là làn da trắng đầy gợi cảm:
Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau, (Dệt cửi)
Đó là đôi má hồng đầy xuân sắc:
(Đá ông chồng bà chồng)
Đó là bộ phận kín đáo trên cơ thể:
Cầu trắng phau phau đôi ván ghép , Nớc trong leo lẻo một dòng thông. Cỏ gà lún phún leo quanh mép , Cá diếc le te lách giữa dòng.
(Giếng nớc)
Đó là một thân thể tràn đầy sức xuân:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn, (Bánh trôi nớc)
Đúng nh Đỗ Đức Hiểu đã nhận xét: "Thơ Hồ Xuân Hơng ... một Festival của cơ thể phụ nữ" [ 15, 71 ].
Xem bộ phận kín trên cơ thể ngời phụ nữ là vẻ đẹp đáng trân trọng, nó đem đến khoái cảm cho ngời khác giới cho nên cần gì phải che đậy, cần gì phải kiêng dè, ngòi bút nhà thơ có khi miêu tả trực tiếp, có khi miêu tả gián tiếp.Trực tiếp hay gián tiếp đều rất táo bạo, quyết liệt. Có khi tác giả để lộ ra trớc mắt ng- ời đọc tấm thân ngọc ngà rất quyến rũ của ngời phụ nữ:
Lợc trúc biếng cài trên mái tóc, yếm đào trễ xuống dới nơng long.
Đôi gò Bồng Đảo sơng còn ngậm, Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông.
(Thiếu nữ ngủ ngày)
Trong trạng thái “quá”, ngời thiếu nữ đã vô tình trng bày tất cả vẻ đẹp tự nhiên mà tạo hoá ban tặng. Chiếc lợc lỏng cài để mái tóc buông xoã xuống, yếm đào lơ đãng để lộ bộ ngực tràn căng đầy sức sống. Bồng Đảo sơng còn ngậm, Đào Nguyên suối chửa thông, tất cả hãy còn phong kín e ấp trinh nguyên. Miêu tả một cách cụ thể sinh động từng bộ phận, từng đờng nét, nhà thơ thực sự đã tạo dựng đợc một bức tranh khoả thân nghệ thuật .
Có lúc thông qua cảnh vật, sự vật và bằng cái nhìn đồng hiện, Xuân Hơng đã gợi lên bộ phận đặc biệt đầy sức cuốn hút của ngời phụ nữ.
Cái quạt – một sự vật hết sức quen thuộc trong đời sống đã đợc nhà thơ miêu tả chi tiết tỉ mỉ từ nan quạt, lỗ để luồn đinh dây thép xâu nan, giấy dán, cho đến đặc điểm khi chành ra khép lại ... Song bằng sự tài tình của mình, nhà thơ đã dẫn dắt trờng liên tởng của ngời đọc đi sâu hơn, xa hơn để nghĩ đến một đối t- ợng khác: Bộ phận kín trên thân thể phụ nữ. Tác giả miêu tả càng chi tiết bao nhiêu, càng chính xác cái quạt thật bao nhiêu thì càng làm nổi bật cái"quạt thật" bấy nhiêu .
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa ... ... Chành ra ba góc da còn thiếu Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa ...
(Cái quạt I)
Hình ảnh cái giếng ở mỗi làng quê thôn dã hiện lên trong thơ Hồ Xuân Hơng rất sinh động với đầy đủ chi tiết: Cầu trắng nớc trong, cỏ gà, cá diếc . Sử dụng hàng loạt từ láy: Phau phau, leo lẻo, lún phún, le te, ý đồ nghệ thuật của nhà thơ lộ rõ, đó không đơn thuần là cái giếng bình thờng mà là“cáigiếng”thanh tân của ngời thiếu nữ .
Lấy trăng để ám chỉ bộ phận kín của ngời phụ nữ là một sáng tạo của Xuân H- ơng:
Một trái trăng thu chín mõm mòm, Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom.
Giữa in chiếc bích khuôn còn méo, Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm.
(Hỏi trăng I)
Nói đến bộ phận đặc biệt của ngời phụ nữ, có khi nhà thơ lấy hình dáng sự vật để ngời đọc liên tởng, có khi lại phối từ một cách đặc biệt: dùng những từ
chỉ màu sắc kết hợp với nhau "đỏ đỏ lòm lom", "trắng phau”..., để những chữ có thể tràn nghĩa ở cạnh nhau:"kẽm trống không", "qua cửa mình ơi” ...
Nh vậy dù miêu tả trực tiếp hay gián tiếp , nét bút của nhà thơ đều táo bạo mạnh mẽ. Miêu tả vẻ đẹp hình thể ngời phụ nữ Hồ Xuân Hơng dùng tiếng cời trữ tình để phát hiện. Trong xã hội phong kiến ngời phụ nữ bị coi rẻ nhng trong cảm xúc và thơ ca của Hồ Xuân Hơng ngời phụ nữ lại có một vị trí đặc biệt. ý thức cao về giá trị cá nhân của mình và của ngời phụ nữ nói chung, Hồ Xuân H- ơng đã dùng tiếng cời để phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp của ngời phụ nữ một cách công khai. Xuất phát từ vật nhìn thấy (thiên nhiên tạo vật) tác giả hớng ngời đọc tới vật cảm thấy (vẻ đẹp hình thể của ngời phụ nữ), khi đó tiếng cời đợc phát ra, tiếng cời đó thể hiện một xúc cảm thẩm mĩ chân chính trớc đối tợng. Nhìn vẻ đẹp của ngời phụ nữ qua thiên nhiên, trong thiên nhiên, Hồ Xuân Hơng đã tạo ra đợc những hình ảnh, tín hiệu mang tính hai mặt và có sức liên tởng cao làm cho ngời đọc bật ra tiếng cời.
Hai bên thì núi giữa thì sông, Có phải đây là kẽm trống không ? Gió giặt sờn non thua lắc cắc, Sóng dồn mặt nớc vỗ long bong.
ở trong hang núi còn hơi hẹp, Ra khỏi đầu non đã rộng thùng.
(Kẽm trống)
Vẻ đẹp hình thể của phụ nữ đợc tợng hình ở những vật rất bình thờng nh: cái quạt, giếng nớc, đèo Ba dội, hang Cắc Cớ, hang Thánh hóa, động Hơng Tích... ở những bài thơ này ngời đọc phát ra một tiếng cời ý nhị, cời không phải vì mâu thuẫn của đối tợng mà cời vì tác giả miêu tả sự vật cặn kẽ, chính xác bao nhiêu thì vật ám chỉ, vật cảm thấycàng lộ rõ bấy nhiêu. Dùng tiếng cời Xuân Hơng không nhằm phê phán đả kích mà để phát hiện, ngợi ca khẳng định vẻ đẹp của ngời phụ nữ từ đó đặt ra vấn đề cần trân trọng nâng niu vẻ đẹp ấy.
Sự thể hiện ngời phụ nữ trong sáng tác của hai nhà thơ chủ yếu là ở khía cạnh tình cảm tâm lý. Đi sâu vào thế giới nội tâm, tâm trạng, nhất là khát khao ân ái của ngời phụ nữ, hai nhà thơ có cách miêu tả riêng .
Là một ngời đàn ông hơn nữa lại là bậc túc nho uyên bác dùng chữ Hán trang trọng để sáng tác nên cách diễn tả của Đặng Trần Côn có phần tinh tế kín đáo. Nhà thơ dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ và điển cố của văn học Trung Quốc,