Những vấn đề có tính quy luật của sự hình thành và phát triển nghệ thuật chiến dịch

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chiến dịch việt nam trong chiến tranh chống pháp, chống mỹ 1945 1975 (Trang 82 - 88)

II.1. Nghệ thuật chiến dịch hình thành và phát triển theo yêu cầu của chiến lợc và trên cơ sở sự phát triển của lực lợng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân.

Chiến dịch là một hiện tợng khách quan, xuất phát theo yêu cầu phát triển của chiến tranh. Khi những mục tiêu đề ra cho chiến tranh không thể thực hiện bằng những trận đánh riêng lẻ thì tất yếu chiến dịch phải ra đời để đảm nhận vai trò đó. Chiến tranh phát triển với những yêu cầu chiến lợc ngày càng cao thì nghệ thuật chiến dịch cũng phải vơn lên theo kịp yêu cầu của chiến tranh. Nh vậy đáp ứng yêu cầu chiến lợc trong từng thời kỳ là mục đích cũng là động lực phát triển của nghệ thuật chiến dịch. Có yêu cầu nhng phải có khả năng thực hiện thì yêu cầu đó mới thành hiện thực. Trong điều kiện chiến tranh nhân dân ở nớc ta, khả năng đó là lực l- ợng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân phát triển đồng bộ, cân đối, trong đó nòng cốt là bộ đội chủ lực cơ động phát triển đến một trình độ nhất định cả về tổ chức biên chế, trang bị vũ khí và khả năng tác chiến.

Bộ đội chủ lực là lực lợng chủ yếu để tiến hành chiến dịch song nếu chỉ có bộ đội chủ lực mà không có bộ đội địa phơng và dân quân du kích phát triển cân đối thì nghệ thuật chiến dịch cũng không có điều kiện phát triển và hoàn thành tốt những nhiệm vụ do chiến lợc đặt ra. Trong hoàn cảnh phải lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, nghệ thuật chiến dịch phải dựa trên thế trận chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả ba thứ quân thì mới tạo đợc thế mạnh, lực mạnh và thời cơ thuận lợi để chiến thắng quân địch. Nếu không có lực lợng vũ trang địa phơng tác chiến rộng khắp để phân tán, chia cắt, dàn mỏng lực lợng dịch, thì bộ đội chủ lực khó có thể tập trung đánh những đòn tiêu diệt ở nơi và vào lúc quyết định.

Nh vậy chiến dịch và nghệ thuật chiến dịch hình thành và phát triển theo yêu cầu và phù hợp với khả năng thực tế về xây dựng và sử dụng lực lợng vũ trang. Song

yêu cầu và khả năng không tách rời nhau mà có mối quan hệ hữu cơ. Yêu cầu đặt ra phải xuất phát từ khả năng song không phải chờ đến khi nào có đầy đủ các điều kiện mà phải thúc đẩy các khả năng phát triển cho phù hợp với yêu cầu. Mặt khác, việc xây dựng và phát triển lực lợng vũ trang cũng không thể thụ động, chờ đợi mà phải nhìn xa thấy trớc yêu cầu chiến lợc, nhanh chóng nâng cao khả năng và trình độ tác chiến của mình, tạo cơ sở để cho chiến lợc đề ra những yêu cầu, mục tiêu thích hợp, giành thắng lợi cao nhất trong chiến tranh.

II.2. Chiến dịch phát triển từ quy mô nhỏ đến lớn và kết hợp các quy mô, từ phát triển tuần tự đến các bớc nhảy vọt.

Trong điều kiện của chiến tranh giải phóng dân tộc, các lực lợng vũ trang ta phải xây dựng và phát triển từ không đến có, từ nhỏ đến lớn thì tất yếu chiến dịch cũng phải bắt đầu từ quy mô nhỏ rồi theo đà trởng thành lớn mạnh của lực lợng vũ trang ba thứ quân mà phát triển lên quy mô ngày càng lớn, tác chiến hiệp đồng binh chủng với trình độ ngày càng cao, từ chỗ tiến hành từng chiến dịch riêng lẻ tiến lên tổ chức và thực hành nhiều chiến dịch kế tiếp hay gối đầu theo một kế hoạch chiến lợc chung, giành những thắng lợi ngày càng lớn.

Tuy nhiên trong quá trình chiến tranh, chiến dịch không phải chỉ phát triển một chiều từ nhỏ đến lớn mà luôn luôn có sự kết hợp và xen kẽ các quy mô với nhau. Đồng thời và kế tiếp các chiến dịch lớn của bộ đội chủ lực cơ động trên chiến trờng chính, vẫn diễn ra nhiều chiến dịch vừa và nhỏ của một bộ phận chủ lực và lực lợng vũ trang địa phơng trên các chiến trờng khác nhau, tạo thế phân tán, chia cắt địch, đánh cả trớc mặt, bên sờn và phía sau chúng, vừa đánh tiêu hao, tiêu diệt nhỏ rộng khắp, vừa đánh tập trung tiêu diệt lớn trên chiến trờng trọng điểm.

Cũng nh mọi sự vật và hiện tợng khác trong tự nhiên hay trong xã hội, sự hình thành và phát triển chiến dịch, nghệ thuật chiến dịch cũng tuân theo quy luật biện

chứng: từ phát triển tuần tự đến những bớc nhảy vọt. Sự ra đời của chiến dịch là bớc nhảy vọt đầu tiên. Nó là kết quả của sự tích tụ thế và lực, tinh thần và vật chất, năng lực và kinh nghiệm tác chiến của lực lợng vũ trang nhân dân ta trong một thời gian dài, trải qua nhiều trận đánh và đợt hoạt động tác chiến. Mỗi bớc nhảy vọt của nghệ thuật chiến dịch đều tạo ra một bớc chuyển biến trong cục diện chiến tranh: kẻ địch thay đổi chiến lợc , có những âm mu thủ đoạn mới, cố gắng tạo ra thế và lực mới; về phía ta, tình hình mới đặt ra cho các lực lợng vũ trang những vấn đề mới và khó khăn mới. Nghệ thuật chiến dịch phải tiếp tục khắc phục khó khăn, tích lũy lực lợng và kinh nghiệm, tìm con đờng phát triển tiến lên từng bớc để rồi tạo ra bớc nhảy vọt mới. Nh vậy quá trình phát triển chiến dịch và nghệ thuật chiến dịch trong chiến tranh là một quá trình xen kẽ giữa những thời kỳ phát triển tuần tự, lại có lúc quanh co, chững lại, thậm chí thụt lùi và những bớc nhảy vọt ngày càng lớn hơn, cho đến khi kết thúc chiến tranh thắng lợi.

Sự phát triển tuần tự là tất yếu, làm tiền đề cho bớc nhảy vọt, song sự phát triển ấy dài hay ngắn, bớc nhảy vọt nhanh hay chậm tuỳ thuộc nổ lực chủ quan của ta. Điều quan trọng là sau mỗi thắng lợi, cần sáng suốt tỉnh táo nhận định đúng âm mu, thủ đoạn, cố gắng mới của địch, tổng kết những thành tựu và kinh nghiệm đã đạt đợc, nhận rõ những mặt còn yếu và khó khăn mới của ta trên bớc đờng trởng thành, từ đó có phơng hớng nỗ lực tạo ra thế mới, lực mới chuẩn bị cho bớc nhảy vọt tiếp theo. Không thoả mãn dừng lại và tránh những sai lầm chủ quan gây tổn thất và làm chậm bớc phát triển nghệ thuật của chiến dịch.

II.3. Chiến dịch và nghệ thuật chiến dịch hình thành và phát triển trên cơ sở sự phát triển của phơng thức tác chiến tập trung chính quy, kết hợp chặt chẽ tác chiến chính quy với tác chiến du kích và đấu tranh chính trị, nổi dậy của quần chúng.

Đi từ đấu tranh chính trị lên đấu tranh vũ trang, từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy và kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy là quy luật phát triển của chiến tranh giải phóng dân tộc ở nớc ta. Quy luật đó cũng tác động và chi phối sự hình thành và phát triển chiến dịch, nghệ thuật chiến dịch.

Khi mới bắt đầu kháng chiến, lực lợng vũ trang ta còn nhỏ yếu nên cha thể tác chiến chính quy để phòng ngự, tiến công và phản công quân địch mà phải dùng cách đánh du kích nhỏ, phân tán để kìm chân, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận quân địch. Nhng nếu chỉ đánh du kích thì không thể tiêu diệt lớn quân địch, khôi phục những vùng đất đai bị chúng chiếm đóng, mà phải tiến lên đánh lớn, đánh tập trung. Do đó tiến lên tác chiến tập trung chính quy là xu hớng phát triển tất yếu của lực lợng vũ trang ta, phù hợp với quy luật vận động và phát triển của chiến tranh. Chiến dịch ra đời trên cơ sở tác chiến tập trung chính quy đã phát triển đến một trình độ nhất định. Tác chiến tập trung chính quy trong các chiến địch của ta cũng phải đi dần từng bớc từ thấp lên cao, từ đơn thuần bộ binh tiến lên hiệp đồng binh chủng quy mô ngày càng lớn. Nh vậy tác chiến tập trung chính quy, hiệp đồng binh chủng với quy mô ngày càng lớn, trình độ ngày càng cao là phơng hớng phát triển tất yếu của nghệ thuật chiến dịch, là quy luật giành thắng lợi triệt để của lực lợng vũ trang nhân dân ta. Song nh vậy không có nghĩa là phủ nhận hoặc hạ thấp vai trò của tác chiến du kích trong chiến tranh. Cả hai phơng thức chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy đều giữ vị trí chiến lợc hết sức quan trọng và có liên hệ mật thiết, tạo điều kiện cho nhau và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, trong đó tác chiến chính quy hiệp đồng binh chủng là phơng thức chủ yếu để giành thắng lợi triệt để trong chiến tranh. Mặt khác đấu tranh chính trị, nổi dậy của quần chúng cũng là một phơng thức đấu tranh cơ bản có tác dụng phối hợp và hỗ trợ cho đấu tranh vũ trang tiến công địch.

Sự kết hợp giữa tác chiến chính quy với tác chiến du kích và nổi dậy của quần chúng trên địa bàn chiến dịch đợc thể hiện rõ trong những chiến dịch có không gian rộng, ở vùng trung du, đồng bằng đông dân c, có cơ sở chính trị mạnh và lực lợng vũ trang đều khắp. Điển hình là các chiến dịch chống càn quét, chiến dịch tiến công tổng hợp, ở đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị và binh vận, giữa tiến công và nổi dậy giành quyền làm chủ, giữa các đòn đánh của bộ đội tập trung và hoạt động tác chiến thờng xuyên, rộng khắp đánh tiêu hao, tiêu diệt nhỏ của các lực lợng vũ trang quần chúng và nhân dân.

Nhận thức về sự kết hợp đúng đắn giữa tác chiến tập trung chính quy với tác chiến du kích và đấu tranh chính trị của quần chúng là một quá trình đấu tranh bền bỉ và liên tục chống hai khuynh hớng sai lầm.

Khuynh hớng thứ nhất là nhấn mạnh vai trò của tác chiến du kích và nổi dậy của quần chúng mà không thấy tất yếu phải tiến lên tác chiến chính quy, hiệp đồng binh chủng quy mô ngày càng lớn, từ đó không khẩn trơng tổ chức, huấn luyện bộ đội, chuẩn bị chiến trờng để đánh lớn. Khuynh hớng này mang dấu ấn của nền sản xuất nhỏ, phân tán, mặt khác phản ánh quá trình phát triển của ta từ đấu tranh chính trị lên đấu tranh vũ trang, từ du kích lên chính quy còn mang dấu ấn của tác phong tản mản, phân tán, đầu óc địa phơng, cục bộ.

Khuynh hớng thứ hai là chỉ muốn đánh lớn, đề cao quá mức vai trò của bộ đội chủ lực mà phủ nhận hoặc hạ thấp vai trò của tác chiến du kích và đấu tranh chính trị, nổi dậy của quần chúng; không tích cực phối hợp và phát huy vai trò của lực lợng chính trị, lực lợng vũ trang địa phơng và dân quân, du kích... Đây là một biểu hiện của khuynh hớng giáo điều, rập khuôn theo kinh nghiệm nớc ngoài, coi nhẹ truyền thống, kinh nghiệm đánh giặc của dân tộc.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chiến dịch việt nam trong chiến tranh chống pháp, chống mỹ 1945 1975 (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w