Nghệ thuật miêu tả về thân phận ngời vợ trong gia đình:

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện hình tượng người phụ nữ trong thơ nôm truyền tụng của hồ xuân hương (Trang 42 - 48)

Trong xã hội phong kiến ngời phụ nữ luôn luôn phải chịu những thiệt thòi đau khổ, thân phận của họ rất “bèo bọt”, nh tôi đòi đứa ở.

Vì phải phụ thuộc, phải tuân theo những luật lệ phong kiến nên ngời phụ nữ với t cách là vợ trong gia đình cũng rất mất tự do, không có quyền gì, phải chịu nhiều hy sinh, đau khổ.

Đến thời Hồ Xuân Hơng, viết về hình ảnh ngời vợ trong gia đình không còn là một đề tài mới mẻ, trớc đó trong ca dao cũng đã nhắc đến thân phận ngời phụ nữ khi đã có chồng con:

Có chồng chẳng đợc đi đâu

Có con chẳng đợc đứng lâu nửa giờ

Hay trong tác phẩm “Ngời con gái Nam Xơng” (Nguyễn Dữ) cũng viết về ngời vợ trong gia đình, suốt bao tháng năm tần tảo nuôi con khi chồng vắng nhà, dù xa chồng nàng vẫn luôn luôn giữ sự trong sáng, thuỷ chung của mình, nhng thân phận nàng cũng thật bất hạnh, số phận nàng thật ngắn ngủi, nàng phải tự tử để chứng minh cho sự thuỷ chung của mình khi chồng nghi ngờ có thói trăng hoa.

Ngời vợ trong “Chinh phụ ngâm” (Đặng Trần Côn) lại là một thiếu phụ lẻ loi, bất hạnh, đang còn trẻ trung, mà chồng ra chiến trận, để một mình

vò võ ôm nỗi sầu tủi, cô đơn, đắng cay, với những khát vọng tình yêu hạnh phúc rất đời thờng, bình dị nhng không có ai để san sẻ.

Theo mạch cảm hứng đó, Hồ Xuân Hơng không chỉ phản ánh những nỗi buồn đau về đờng tình duyên của ngời phụ nữ mà bà còn viết về thân phận của ngời vợ trong gia đình.

Khi tìm hiểu thơ Hồ Xuân Hơng, ta thấy hình tợng ngời phụ nữ trong thơ của bà là ngời có đầy đủ những vẻ đẹp ngoại hình cũng nh phẩm chất, nh- ng sống trong xã hội phong kiến đầy sự bất công, vô nhân đạo thì họ đã phải chịu biết bao nỗi đau khổ, nỗi bất hạnh. Việc “Lấy chồng chung” và “ Không chồng mà chửa” đó là nỗi khổ của ngời đàn bà trong chế độ đa thê của xã hội phong kiến.

Bản thân Hồ Xuân Hơng đã phải chịu cảnh làm lẽ ông phủ Vĩnh Tờng và Tổng Cóc cho nên bà rất thấm thía nỗi khổ của ngời đàn bà phải chịu kiếp làm lẽ, bà đã đại diện cho những ngời vợ phải chịu cảnh làm lẽ để nói lên nỗi khổ đau, thiệt thòi:

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Năm thì mời hoạ hay chăng chớ Một tháng đôi lần có cũng không Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mớn, mớn không công Thân này ví biết dờng này nhỉ

Thà trớc thôi đành ở vậy xong

(Lấy chồng chung)

Trong bài thơ tác giả đã vạch ra làm lẽ chẳng qua chỉ là một thứ làm mớn, thậm chí còn tệ hơn làm mớn nữa, đó là thứ “làm mớn không công”. Chế độ hôn nhân phong kiến bắt ngời phụ nữ phải chính chuyên một chồng trong khi cho phép đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp. Thông thờng trong xã hội phong kiến lấy lẽ là để thoả mãn cuộc sống dâm dật của bọn địa chủ, đồng thời để có thêm sức lao động, là cách thuê nhân công mà không phải trả tiền công. Rơi vào hoàn cảnh đó, ngời phụ nữ vô cùng cay đắng cho số phận của mình, nàng đã phải thốt lên:

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối lập (ấm cúng đối lập với lạnh lẽo) và sử dụng ngoa ngữ “chém cha” để tỏ thái độ gay gắt, căm ghét kiếp lấy chồng chung của ngời phụ nữ, cũng là để nói lên nỗi đau, nỗi uất hận tận cùng của nàng. Nỗi đau khổ của ngời vợ lẽ đó chính là điều bất công, nhng điều đau khổ nhất ở đây không chỉ là chuyện đắp chăn chung hay chịu lạnh lùng, mà quan trọng hơn đó là vấn đề tình cảm của con ngời. Việc chung chồng là một vấn đề phản tự nhiên, Hồ Xuân Hơng đã nói đến vấn đề này một cách chua chát:

“Năm thì mời hoạ hay chăng chớ

Một tháng đôi lần có cũng không”.

Việc ân ái giữa vợ chồng là việc rất tự nhiên, thế mà ở đây chuyện đó lại là chuyện “may rủi”, thật là một tình cảnh chua xót.

Trong thực tế chế độ đa thê ngày xa số phận ngời đàn bà lẽ mọn là nh vậy. Ngời vợ cả giữ độc quyền về yêu đơng. Đúng nh lời than thở của ngời vợ lẽ trong ca dao:

Tối tối chị giữ mất buồng

Chị cho manh chiếu nằm suông chuồng bò Mong chồng chồng chẳng xuống cho Đến khi chồng xuống gà đã o o gáy dồn .

Hay trong một bài cao dao khác cũng nói về thân phận rẻ mạt, bị coi khinh của ngời vợ lẽ:

Vợ lẽ nh dẻ chùi chân Chùi rồi thì vứt ra sân

Kêu ông hàng xóm có chân thì chùi

Ngời vợ lẽ trong thơ Hồ Xuân Hơng đã cố cắn răng chịu đựng, cố gắng hết mình trong cảnh chung chồng để may ra có đợc một chút hạnh phúc, nh- ng:

Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mớn mớn không công .

Cuộc sống lẽ mọn chỉ là kiếp ăn cơm hẩm, nằm nhà ngoài, chỉ là chuyện “cố đấm ăm xôi” hoặc “ra công làm mớn”, thế mà miếng xôi trả bằng xơng máu kia chỉ là “xôi hẩm”, còn việc làm mớn kia chỉ là “làm mớn không công”.

Trong các câu thơ trên Hồ Xuân Hơng đã vận dụng một loạt các thành ngữ: “Năm thì mời hoạ”, “gặp chăng hay chớ”, “cố đấm ăn xôi”, “có tiếng

không có miếng”, “làm mớn không công” để nhấn mạnh sự bất hạnh hẩm hiu

của ngời vợ lẽ.

Bằng nghệ thuật đối lập và việc sử dụng thành ngữ, sử dụng ngoa ngữ: “chém cha, cố đấm,...” ta thấy bài thơ đã đợc dân gian hoá, gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân, và nó đã phản ánh rất đúng thân phận ngời vợ lẽ trong gia đình.

Bài thơ kết thúc không mở ra bớc ngoặt nào cả, mà đóng lại bằng một tiếng thở dài bất lực:

Thân này ví biết dờng này nhỉ Thà trớc thôi đành ở vậy xong .

Điều đó thể hiện sự bế tắc, không có con đờng nào khác của ngời vợ lẽ. Bài thơ phản ánh rất chân thực thân phận bất hạnh của ngời vợ lẽ, là tiếng nói phẫn uất, gay gắt đối với chế độ đa thê bất công đã làm ngời phụ nữ phải chịu đựng khổ đau.

ở bài “Cái nợ chồng con” lại là lời cảm thông, thấu hiểu đối với sự vất vả của ngời vợ trong gia đình, qua đó tác giả thể hiện thái độ khẳng định ca ngợi sự đảm đang, chịu thơng chịu khó của ngời phụ nữ:

Hỡi chị em ơi có biết không? Một bên con khóc một bên chồng Bố cu lổm ngổm bò trên bụng Thằng bé hu hơ khóc dới hông...” Đọc bài thơ khiến ta liên tởng đến bài ca dao:

Đơng khi lửa tắt cơm sôi

Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem...

Nói lên sự bận rộn, vất vả của ngời vợ trong gia đình, ngời phụ nữ vì chồng, vì con:

Bố cu lổm ngổm bò trên bụng Thằng bé hu hơ khóc dới hông

ở đây tác giả đã sử dụng một không gian nghệ thuật – không gian buồng khuê, để miêu tả về cuộc sống sinh hoạt ái ân của vợ chồng, trong đó ngời vợ là ngời phải “thu vén” tất cả, chồng đòi quyền lợi của chồng, con đòi

quyền lợi của con, mà đòi cùng một lúc, ngời vợ vừa phải chăm lo cho con vừa phải chiều chồng.

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật tiểu đối và bình đối để thấy sự bận rộn và tình cảnh của ngời phụ nữ. Đối ở đây là đối giữa hai vế trong một câu “Một bên con khóc/Một bên chồng”, và đối câu trên với câu dới: “Bố cu lổm

ngổm bò trên bụng/ Thằng bé hu hơ khóc dới hông”.

Mặc dù hiện thực vất vả là thế, khó chịu là thế, nhng ngời đàn bà vẫn chịu khó chiều chuộng cả chồng và con:

Tất cả những là thu với vén

Vội vàng nào những bống cùng bông .

Đó là một ngời vợ đảm đang, yêu chồng thơng con biết nhờng nào, dù bận rộn đến đâu, vất vả đến đâu, vẫn hết lòng vì gia đình mà không hề có một lời oán than. Sự yêu thơng chồng con của ngời phụ nữ đợc tác giả miêu tả qua cách dùng các từ láy: “Lổm ngổm, hu hơ, vội vàng” và các danh từ thuần Việt: “Bố cu, thằng bé, bụng, hông”.

Bài thơ thể hiện tình cảm thân thơng của ngời vợ dành cho chồng, của ngời mẹ dành cho con, và sự hy sinh chịu khó, đảm đang của ngời phụ nữ trong cuộc sống gia đình.

...Chồng con cái nợ là nh thế Hỡi chị em ơi có biết không?

Ta thấy có một biện pháp nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng ở đây đó là miêu tả theo lối thơ “thủ vị ngâm” của thơ Đờng luật (câu đầu và câu cuối lặp lại nguyên xi). Sự lặp lại đó nh để nhấn mạnh cuộc sống vất vả, bận rộn, vội vàng của ngời phụ nữ. Nhng chính sự vất vả đó cũng là niềm hạnh phúc của ngời vợ trong gia đình.

Mặc dù nói là “Cái nợ chồng con” nhng đó lại là niềm hạnh phúc, dù bận rộn đến đâu ngời phụ nữ vẫn đảm đang, thu vén đợc hết, vì đợc lo cho chồng con và đợc chiều chồng con đó là niềm hạnh phúc nhất của ngời phụ nữ.

Nếu nh ở bài “Cái nợ chồng con” Hồ Xuân Hơng nói đến bổn phận ngời vợ là lo cho chồng con và chiều chồng thơng con, thì ở bài “Trống thủng” bà lại nói lên lời nhắn gửi nhẹ nhàng của ngời vợ đối với ngời chồng thiếu tế nhị trong chuyện ân ái:

Nó thủng vì chng kẻ nặng dùi Ngày vắng đập tung dăm bảy cái Đêm thanh tỏm cắc một đôi hồi Khi dang thẳng cánh bù khi cúi Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi Nhắn nhủ ai về thơng lấy với

Thịt da ai cũng thế mà thôi .

Bằng nghệ thuật song hành hình tợng và nghệ thuật nhân hoá, từ việc tả cái trống Hồ Xuân Hơng cho ta liên tởng tới bộ phận kín của ngời con gái, và chuyện ân ái vợ chồng. Trong chuyện tình cảm nơi buồng khuê của vợ chồng,đáng lẽ đó phải là lúc ngời phụ nữ tận hởng sự ngọt ngào êm ái bởi sự âu yếm của ngời chồng, nhng ở đây cô gái đã phải ngậm ngùi thốt lên:

Của em bng bít vẫn bùi ngùi Nó thủng vì chng kẻ nặng dùi...

ở đây Hồ Xuân Hơng muốn đả phá thói thực dụng, thiếu tế nhị trong cuộc sống vợ chồng của ngời đàn ông.

Trong dân gian có lời ca:

Mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng Mất tiền mua thúng thì đựng cho đầy Mất tiền mua chúng em đây

Thì anh hành hạ bỏ ngày cới xin

Vì t tởng thực dụng này của ngời đời, mà ngời phụ nữ luôn trở thành vật hy sinh, luôn phải chịu đựng thói gia trởng, bạo hành của chồng. Đó cũng là một nỗi khổ của ngời vợ trong gia đình. Vì rất hiểu giới mình nên Hồ Xuân Hơng đã thay mặt chị em lên tiếng nhắn gửi tới giới mày râu:

Nhắn nhủ ai về thơng lấy với Thịt gia ai cũng thế mà thôi .

Tóm lại về việc miêu tả thân phận ngời vợ trong gia đình, Hồ Xuân H- ơng cha phản ánh đợc tất cả những nỗi khổ của họ, nhng bà cũng đã phản ánh đợc một số vấn đề rất thực về số phận hẩm hiu của ngời phụ nữ khi có chồng, đó là nỗi khổ của ngời vợ phải “làm lẽ”, là sự vất vả của ngời vợ trong “Cái nợ chồng con”, là sự thiệt thòi chịu đựng của ngời vợ vì thói thực dụng của chồng trong “Trống thủng”.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện hình tượng người phụ nữ trong thơ nôm truyền tụng của hồ xuân hương (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w