II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
1. Giai đoạn đầu (Từ năm 1995 đến năm 1997)
Trong giai đoạn này nhiệm vụ chính của Công ty liên doanh là tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống bồn bể với dung tích 1.000 MT, hệ thống đường
ống, hệ thống bơm nạp LPG, hệ thống cầu cảng LPG chuyên dụng 5.000DWT, toàn bộ hệ thống được thiết kế với công suất sản xuất gas là 100.000MT/năm. Song song với việc xây dựng, Công ty liên doanh phải nhập khẩu LPG từ
nước ngoài bằng ISO-tank để thâm nhập thị trường, quảng bá sản phẩm mang nhãn hiệu DHP tới người tiêu dùng.
Kế hoạch xây dựng
Để đáp ứng được công suất và quy mô đầu tư như trên cũng như để thuận tiện cho quá trình sản xuất và kinh doanh, các bên tham gia liên doanh đã quyết định chọn cơ sở phá dỡ tàu cũ của CODITAB làm địa điểm chính để xây dựng. Khu đất có diện tích 60.000m2, nằm gần cảng chùa Vẽ, một mặt giáp với sông Cấm, một phía giáp với đường Ngô Quyền, nguyên là cơ sở phá dỡ
tàu cũ và kho sắt vụn của CODITAB. Với những đặc điểm trên việc chuyển
đổi mục đích sang đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa và cơ sở sản xuất và kinh doanh khí gas hoá lỏng rất thuận lợi vì tận dụng được cơ sở hạ tầng hiện có: đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, kho bãi, văn phòng làm việc, thuận tiện cho việc xây dựng cầu tàu và hệ thống kho tiếp nhận khí hoá lỏng từ các tàu LPG chuyên dụng chởđến. Tuy nhiên, một phần do yêu cầu chưa sử
tầng phục vụ sản xuất. Gần 2/3 diện tích khu đất chưa được san lấp, sát bờ
sông còn là bãi lầy, hoang hoá. Chính vì vậy để đảm bảo yêu cầu theo công suất thiết kế, Công ty liên doanh cần đầu tư xây dựng các công trình chính và lắp đặt các thiết bị sau:
- San lấp mặt bằng: 300.000 USD
- Hệ thống cầu tàu chuyên dụng 5.000DWT: 1.700.000 USD
- Hệ thống móng, bồn bể chứa LPG: 1.200.000 USD - Hệ thống đường ống và trạm bơm: 1.600.000 USD - Hệ thống kiểm tra chất lượng bình: 520.000 USD
- Hệ thống phòng chống cháy nổ: 200.000 USD
- ISO Tank chuyên dụng vận chuyển LPG lỏng nhập khẩu: 600.000 USD
- Xe bồn chở gas chuyên dụng: 300.000 USD
- Đường nội bộ, tường bao: 30.000 USD
- Hệ thống chiếu sáng khu vực: 15.000 USD
- Hệ thổng cung cấp nước: 42.000 USD
Các bên tham gia liên doanh đã thống nhất phân công thực hiện các công trình xây dựng trên như sau: Bên CPC chịu trách nhiệm thiết kế tổng thể mặt bằng, từng hạng mục công trình, và thiết kế thi công lắp đặt theo yêu cầu công nghệ sản xuất. Công ty CODITAB chịu trách nhiệm hợp đồng thi công xây dựng các hạng mục công trình theo thiết kế và chỉđạo kỹ thuật của chuyên gia Công ty CPC. Do chiều dài phần đất tiếp xúc với Sông Cấm là 223m, nên có
điều kiện rất thuận lợi để xây dựng cầu cảng. Để đảm bảo yêu cầu neo đậu tàu chở khí hóa lỏng và không cần phải có đường ô tô ra vào bốc hàng, cẩu chuyển nên cầu cảng được thiết kế dạng 2 mố cầu tàu để neo kết tàu. Do trọng tải bồn bể LPG lớn (mỗi bể chứa là 200MT) tổng cộng 5 bồn chứa, nên cần
gia công nền móng vững chắc, nhất là nền đất của khu vực là bãi rộng mới
được san lấp, để chống lún. Phần thiết kế móng sau khi khảo sát kỹ nền đất là do CPC chịu trách nhiệm. Diện tích cần thiết cho khu vực đặt hệ thống bồn bể
LPG là 1.750m2. Hệ thống đường nội bộ được làm bằng bê tông đúc trực tiếp, chịu được tải trọng xe chở LPG đến 50 tấn. Việc thiết kế đường nội bộ và dải phân cách đến các bể chứa, tuyến đường ống khí LPG là một yêu cầu quan trọng trong việc bảo vệ an toàn sản xuất, phòng cháy nổ và bảo vệ người trong khu vực. Do đặc tính của mặt hàng LPG, thì hệ thống cấp nước phục vụ sản xuất để làm mát bồn bể, bình chứa LPG và dự trữ cho phòng cháy chữa cháy là rất lớn nên công ty liên doanh cần phải xây một bể chứa nước 600m3. Để
tiết kiệm chi phí nước và chủ động đảm bảo đủ nước cho sản xuất, công ty liên doanh phải đầu tư hệ thống phun lọc nước và bơm tuần hoàn làm mát bồn bể
và các bình gas.
Công nghệ sản xuất bơm nạp LPG đòi hỏi thiết bị hiện đại, có hệ thống tự động khống chế, đo kiểm với độ chính xác, đảm bảo mức độ an toàn tuyệt đối. Công ty liên doanh có một thuận lợi rất lớn là đối tác tham gia bên nước ngoài – Tổng công ty Dầu khí CPC là tập đoàn dầu khí lớn nhất của Đài loan với trên 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dầu khí bao gồm khai thác thăm dò, lọc hoá dầu, sản xuất kinh doanh phân phối các sản phẩm dầu khí. Chính vì vậy việc mua sắm thiết bị trong xây dựng đều giao cho phía CPC đảm nhiệm. Tất cả các trang thiết bị là mua mới, đồng bộ, hiện đại, đúng với công suất yêu cầu.
Tiến độ xây dựng
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc nhanh chóng chiếm lĩnh thị
trường so với các đối thủ cạnh tranh, trong cuộc họp Hội đồng quản trị lần thứ
quyết quyết tâm sớm đưa hệ thống cầu cảng, bồn bể LPG vào hoạt động. Ngay sau đó Công ty liên doanh đã quyết định thuê công ty tư vấn khảo sát thiết kế
giao thông vận tải Nam phương (TEDIS) tiến hành chuẩn bị những thủ tục giấy tờ liên quan để xin phép xây dựng cầu cảng chuyên dụng 1.500DWT đệ
trình lên các cơ quan liên quan như Cảng vụ Hải phòng trực thuộc cục Hàng hải Việt nam, Phòng cháy chữa cháy, bộ giao thông vận tải và Thủ tướng chính phủ.
Để tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động kinh doanh của Công ty, trong cuộc họp Hội đồng quản trị lần thức 3 của Công ty đã sửa đổi thành xây dựng cầu cảng 5.000DWT, đồng thời đề nghị tăng vốn đầu tư và bổ sung chức năng hoạt động cho Công ty. Trải qua 5 tháng trời chuẩn bị và đệ trình phê duyệt cuối cùng đến tháng 12/1996 Thủ tướng chính phủ mới chính thức phê duyệt địa điểm xây dựng cầu cảng. Đến ngày 19/3/1997 Bộ kế hoạch và đầu tư
phê chuẩn việc tăng vốn đầu tư và bổ sung việc tồn trữ, phân phối nhựa
đường. Như vậy tổng số vốn đầu tư tăng là 13.028.000 USD, trong đó vốn pháp định là 11.028.000, vốn vay là 2.000.000 USD và tỷ lệ góp vốn giữa các bên vẫn giữ nguyên: Bên Việt nam là 30%, bên nước ngoài là 70%.
Các hạng mục công trình của Công ty liên doanh được giao cho công ty xây dựng công trình đường thuỷ bao thầu xây dựng. Công ty này đã xây dựng nhiều cầu cảng và hệ thống kho bãi tại Việt nam, nhưng đây lại là lần đầu tiên xây dựng cầu cảng chuyên dụng LPG. Cảm nhận được trọng trách to lớn, công ty đã dốc toàn bộ nhân lực vào việc xây dựng, đảm bảo an toàn tuyệt đối, cuối cùng sau 8 tháng nỗ lực hệ thống cầu cảng được xây dựng sớm 15 ngày so với kế hoạch đề ra. Hệ thống bồn bể các công trình liên quan được hoàn thành
đúng thời hạn. Trong quá trình xây dựng cầu cảng có một lần vào tháng 10 năm 1996, công trình thi công bị tạm đình chỉ thi công hai tháng. Nguyên do
chủ yếu của việc bị đình chỉ thi công là việc mở rộng cầu cảng từ 1.500DWT
đến 5.000DWT chưa được phê chuẩn, nhưng bên thi công vẫn tiếp tục thi công, đã vi phạm quy định cơ chế quản lý hoạt động khu vực cảng biển và
đường biển Việt nam. Xuất phát từ nhu cầu nhập khẩu nhựa đường, tháng 12 năm 1996 Công ty liên doanh quyết định mở rộng quy mô cầu cảng thành 5.000DWT, khác so với thiết kế ban đầu, như vậy nếu đợi xin xong giấy phép mới tiếp tục thi công thì cần rất nhiều thời gian đểđệ trình lên các cơ quan ban ngành liên quan xin phép, ngoài ra mớ nước khu vực xây dựng cầu cảng lại rất nông, ngoài việc phảI nạo vét cầu cảng ra, để đáp ứng yêu cầu của cảng vụ
Hải phòng về khoảng cách an toàn đường biển, còn phải thay đổi thiết kế thụt lùi vào gần bờ đến 10 mét; để tránh không ảnh hưởng quá nhiều đến tiến độ
thi công dẫn đến toàn bộ công trình phải chậm lại, đơn vị thi công cần phải hoàn tất việc xây dựng, vận hành thử đúng kế hoạch để Công ty liên doanh nhập LPG về sản xuất kinh doanh đúng tiến độ, chính vì vậy chỉ còn có cách là không ảnh hưởng đến luồng quốc gia vừa tiến hành thi công vừa xin giấy phép, nhưng điều này lại vi phạm đến quy định của nhà nước, dẫn đến việc thi công phải tạm dừng, cuối cùng thì vẫn cứ phải đợi nhận được văn bản phê duyệt xong mới được tiếp tục thi công. Sau bao nhiêu cố gắng nỗ lực của các bên liên doanh, sau gần hai năm xây dựng, đến tháng 5 và tháng 6 lần lượt hoàn thành việc xây dựng cầu cảng 5.000DWT và hệ thống bồn chứa 1.000MT.
Giai đoạn đầu khi chưa xây dựng xong cầu cảng, chưa thể dùng tàu chuyên dùng LPG nhập khẩu với số lượng lớn LPG để sản xuất kinh doanh, Công ty liên doanh đã phải dùng ISO-Tank nhập LPG về Việt nam. Vì ISO- Tank chỉ có thể nhập về với số lượng ít, giá thành tương đối cao, nhưng đổi lại
các đối thủ cạnh tranh khác, chiếm lĩnh thị trường và quảng bá sản phẩm gas mang nhãn hiệu DHP cho người tiêu dùng. Mục đích là để có thị trường phục vụ cho việc cầu cảng và bồn bể chuyên dụng xây dựng xong. Thực tế đã chứng minh, việc hoàn tất thi công cầu cảng tượng trưng cho giai đoạn đầu tiên – giai đoạn xây dựng của Công ty kết thúc, mà giấy phép sử dụng khai thác cầu cảng chuyên dụng được phê chuẩn vào tháng 6 năm 1997. Bắt đầu từ
tháng 7 Công ty từ việc dùng ISO-Tank đã hoàn toàn đổi thành dùng tàu LPG chuyên dụng nhập LPG với số lượng lớn. Giá thành nhập khẩu LPG giảm mạnh, đẩy ưu thế và sức cạnh tranh của Công ty liên doanh Dầu khí Đài Hải trên thị trường lên cao và mở rộng phạm vi hoạt động của công ty liên doanh. Thêm vào đó, mấy năm này nhận thức và đời sống của người dân Việt nam đã
được nâng cao. Người dân ngày càng hiểu sự thuận tiện, tính kinh tế và hiệu quả trong việc dùng LPG, đặc biệt là bắt đầu từ tháng 5 năm 1997 Chính phủ
Việt nam tăng giá điện lên 12,5% thì số người sử dụng LPG ngày càng nhiều. Việc chuyển giao quyền sử dụng đất đáng nhẽ phải hoàn thành trước ngày 10/8/1996 nhưng đến ngày 7/9/1996 mới hoàn thành.
Bảng 1: Tình hình kết quả hoạt động của Công ty liên doanh Dầu khí Đài Hải qua các năm 1995-1997 như sau:
Đơn vị tính: USD Năm Chỉ tiêu 1995* 1996 1997 1. Doanh thu 404.096 921.404 2.276.441 2. Chi phí 634.932 1.835.026 3.061.350 2.1 Giá vốn hàng bán 221.975 738.756 1.695.488
2.2 Thuế doanh thu 562 56.093 86.912
3. Lãi lỗ (HĐKD) -230.836 -913.622 -784.909
4. Lãi khác (HĐTC) 12.056 67.636 96.625
5. Tổng lãi lỗ -218.780 -845.986 -688.284
(Nguồn: Văn phòng Công ty Dầu khí Đài Hải)
* Cho kỳ từ 17 tháng 12 năm 1994 đến ngày 31 tháng 12 năm 1995. Qua bảng 1 ta thấy, doanh thu tăng liên tục từ năm 1995 đến năm 1997, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, nhưng kinh doanh của Công ty đều thua lỗ vì Công ty tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa có cầu cảng và bồn chứa chuyên dụng nên chỉ có thể nhập khẩu Gas với số lượng ít bằng ISO- tank để bán ra thị trường nên giá thành tương đối cao, doanh số bán ra còn hạn chế, doanh thu thấp, chi phí sản xuất kinh doanh lớn hơn doanh thu. Chính sách của Công ty bước đầu thâm nhập thị trường là chọn những thị
trường mà mức sống người dân tương đối cao và gần khu vực nhà máy như
Hà nội, Hải phòng, sau đó thâm nhập vào các thị trường ngoại tỉnh phía Bắc Việt nam, áp dụng chính sách giá cạnh tranh so với các hãng khác như
Petrolimex, Saigon Petro, Elf, Petronas,…đối tượng thị trường là khách hàng hộ gia đình và cả khách hàng công nghiệp như các nhà máy sản xuất, nhà hàng, khách sạn. Công ty năm 1995 chỉ có 4 đại lý ở tại Hà nội và Hải phòng với sản lượng 500 tấn (Hải phòng 150 tấn, Hà nội 350 tấn). Nghiệp vụ
Marketing trong năm 1996 bao gồm sản lượng bán ra và tỷ lệ chiếm thị phần
đều không đạt mục tiêu đề ra, thiết lập mạng lưới đại lý tiêu thụ mẫu cũng không làm được do Bộ phận Marketing của Công ty chưa đưa ra được những phương châm, chính sách kinh doanh hợp lý, trong năm này giảm được giá thành nhập khẩu do mua từ nhiều nguồn khác nhau. Trong năm 1996 chỉ phát triển được 78 đại lý cửa hàng. Năm 1997 mạng lưới đại lý của Công ty đã phát triển đến 231 đại lý, trong đó Hà nội là 137 đại lý, Hải phòng là 34 đại lý.
Năm 1997 doanh thu của Công ty tăng nhiều hơn so với hai năm trước do Công ty đã hoàn thành xây dựng cầu cảng vào tháng 6 năm 1997, do đó giá thành nhập khẩu LPG giảm mạnh từ 623USD/MT năm 1996 xuống còn 327USD/MT (giảm 33.6% giá thành nhập khẩu so với năm 1996) , sản lượng tăng nhiều từ 1.200MT của năm 1996 tăng lên 4.988 tấn. Tăng công suất bơm nạp từ 100 tấn/tháng của năm 1996 tăng lên 161 tấn/tháng. Tháng 6 năm 1997 Ban giám đốc công ty đã chuyển bộ phận kinh doanh lên Hà nội, và áp dụng chính sách giá cho từng khu vực.