0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Điều kiện cơ sở hạt ầng (cầu cảng)

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH TẠI CÔNG TY DẦU KHÍ ĐÀI HẢI (DHP)” PPTX (Trang 61 -62 )

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

a. Điều kiện cơ sở hạt ầng (cầu cảng)

Có thể nói với đặc thù kinh doanh như công ty liên doanh Dầu khí Đài Hải thì yếu tố cầu cảng nắm vai trò then chốt. Thế nhưng suốt từ khi thành lập công ty đến nay, mỗi năm công ty đã phải bỏ ra chi phí khoảng 130.000USD cho việc nạo vét bùn lắng ở khu vực cầu cảng để đảm bảo cho hoạt động của tàu LPG được cập cảng dỡ hàng an toàn. Bởi vì khu vực cầu cảng của Công ty Dầu khí Đài Hải nằm ở vị trí 350m cách hạ lưu nơi lưu lượng dòng chảy gấp

khúc lớn nhất của sông Cấm thuộc sông Bạch Đằng miền Bắc Việt nam, nên tình trạng bồi lắng được hình thành rất nghiêm trọng. Theo con số thống kê nghiên cứu mới nhất thì lượng bồi lắng cát hàng năm khoảng 28.000m3, tốc độ

bồi lắng bình quân khoảng 47cm/tháng, vào mùa mưa khoảng từ 0,80- 1,00m/tháng, trong khi đó ở các nơi khác thì chỉ có khoảng 0,6m/năm. Mùa hè cứ 2 đến 3 tháng phải nạo vét một lần, mùa đông cứ 3 đến 4 tháng phải nạo vét một lần, chi phí mỗi lần nạo vét khoảng 35.000USD. Như vậy chi phí khổng lồ trong việc nạo vét cầu cảng hàng năm đã làm tăng thêm gánh nặng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của Công ty. Về phía công ty đã nghiên cứu đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm khắc phục như mở rộng khu vực nạo vét để giảm tốc độ bồi lắng, tăng thêm dòng chảy hoặc thay đổi dòng chảy, có thể xem xét việc xây dựng đập nước, đập bảo vệ bờ, kè chữ đinh, đập chỉnh trị dòng,…tại địa điểm thích hợp. Thế nhưng với những phương án này dự tính cần đầu tư rất lớn, hơn nữa liên quan đến sự thay đổi môi trường tổng thể như thuỷ văn, luồng quốc gia. Chính vì thế Công ty đã đề nghị Chính phủ Việt nam bổ trợ, miễn giảm nộp thuế. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay Công ty vẫn chưa nhận được một sự hỗ trợ

nào của Chính phủ. Công ty chỉ có cách tìm kiếm những giải pháp ứng phó tạm thời như áp dụng việc sắp xếp lượng hàng nhập thấp nhất, chọn lúc mực nước thuỷ triều cao cho tàu cập cảng và khi tiến hành nạo vét thì nhằm lúc mực nước thuỷ triều thấp nhất và lúc bồi lắng thấp nhất để giảm chi phí nạo vét, đồng thời tìm kiếm các công ty nạo vét cung cấp với giá cả hợp lý. Cho

đến năm 2001 thì mới giảm được chi phí nạo vét xuống còn 60.000USD/năm.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP “THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH TẠI CÔNG TY DẦU KHÍ ĐÀI HẢI (DHP)” PPTX (Trang 61 -62 )

×