8. Cấu trúc của luận văn
3.2.8. Giải pháp 8: Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, thực hiện
chế độ chính sách chuyên biê ̣t cho CBQL, CNV của trung tâm.
a). Mục đích của giải pháp:
Thi đua - khen thưởng và thực hiê ̣n tốt chế đô ̣ chính sách cho CB, CNV của trung tâm được xem là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàndiện sự nghiệp da ̣y nghề của trung tâm, là công cụ quan trọng cho công tác quản lý, lãnh đạo trung tâm trong việc tổ chức, xây dựng và thúc đẩy các phong trào thi đua để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ của trung tâm. Đồng thời thông qua các phong trào thi đua, các gương điển hình, tiên tiến được phát hiện và nhân rộng, có những khen thưởng xứng đáng, góp phần tích cực trong việc phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của các đơn vị và cá nhân trong toàn trung tâm.
Làm tốt công tác thi đua khen thưởng và duy trì tốt các chính sách chuyên biê ̣t cho CB, CNV sẽ đẩy mạnh được các phong trào thi đua trong trung tâm. Không chỉ thi đua phấn khởi sẽ tạo động lực kích thích hoạt động dạy của GV và HSKT thu được hiệu quả cao hơn. Sau việc tổ chức các phong trào thi đua tất yếu là công tác tuyên dương khen thưởng kèm theo vật chất.
Việc khen thưởng kịp thời chính xác sẽ là nguồn động viên rất lớn cho sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của thầy và trò.
b). Nội dung của giải pháp:
- Lãnh đạo các đoàn thể trong toàn trung tâm phải thực sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo toàn diện công tác thi đua khen thưởng trong từng đơn vị; thư ̣c hiê ̣n đầy đủ chế đô ̣ chính sách đă ̣c biê ̣t không chỉ cho GV mà còn đối với cả CB, CNV. Tổ chức phổ biến và triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung các đường lối chính sách của Đảng, Luật thi đua khen thưởng, Nghị định của Chính phủ về công tác thi đua khen thưởng.
- Quán triệt nhận thức về vai trò và ý nghĩa của công tác thi đua khen
thưởng trong tình hình mới. Cần xác định thi đua khen thưởng là công cụ quan trọng trong quản lý và điều hành hoạt động của từng đơn vị, phải làm cho thi đua khen thưởng thực sự trở thành động lực thúc đẩy mọi cá nhân và tập thể tích cực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn được giao, nhiệt tình với các hoạt động chung của trung tâm và của xã hội.
- Đổi mới nội dung phương thức, biện pháp tổ chức phong trào thi đua.
Hàng năm các đơn vị phải tổ chức đăng ký thi đua, phát động các phong trào thi đua, xây dựng, bồi dưỡng được những điển hình tiên tiến, tiêu biểu trong đơn vị để nêu gương học tập. Các phong trào thi đua phải tập trung vào mục tiêu hoàn thành công tác chuyên môn, lấy các nhiệm vụ cụ thể của chuyên môn làm nội dung thi đua. Cần lượng hoá các tiêu thức, chỉ tiêu thi đua để đánh giá chính xác kết quả thi đua. Kết thúc mỗi đợt phát động thi đua phải được sơ kết, tổng kết kịp thời để đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc tổ chức các phong trào tiếp theo. Khi phát động thi đua cần vận động, tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong đơn vị nhiệt tình tự giác tham gia. Các cấp Công đoàn, Đoàn thành niên
phối hợp làm tốt công tác tổ chức, triển khai thực hiện và vận động phong trào thi đua.
- Các phòng ban trong toàn trung tâm tiếp tục phát động các phong trào thi đua hướng vào các nội dung: Tiếp tục đổi mới và phương pháp giảng dạy; Tập trung nâng cao chất lượng da ̣y nghề, tiếp tục đa dạng hoá các loại hình da ̣y nghề nhằm mở rộng và tăng cường qui mô hoạt động của trung tâm một cách có hiệu quả; Đổi mới cơ chế, chính sách, tăng cường quản lý, nâng cao khả năng cạnh tranh, tiếp cận và nghiên cứu ứng dụng; Hưởng ứng và thực hiện tốt các chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường cải cách hành chính trong toàn trung tâm.
- Tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục xét khen thưởng, bảo đảm việc xét
khen thưởng phải công khai, dân chủ, kịp thời, đúng người, đúng việc, đúng thành tích trên nguyên tắc thành tích đến đâu khen thưởng tới đó. Khi xét khen thưởng các đơn vị phải thực hiện theo đúng quy trình, điều kiện và tiêu chuẩn khen thưởng. Cần chú trọng việc khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng đột xuất đối với các cá nhân và tập thể khi lập được thành tích. Hoạt động thi đua phải thực hiện trên cơ sở có cơ chế phối hợp giám sát chặt chẽ kể cả trong việc bình xét và sử dụng nguồn quỹ thi đua khen thưởng. Khen thưởng phải kết hợp giữa động viên tinh thần và khuyến khích thưởng vật chất, song phải bảo đảm đúng nguyên tắc và chế độ tài chính của Nhà nước. Kết quả khen thưởng là căn cứ để đánh giá cán bộ, GV, CNV xét lên lương trước thời hạn hàng năm; để xem xét quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo các cấp.
c). Tổ chức thực hiện giải pháp:
- Sắp xếp và ổn định tổ chức bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng
- Ngoài chế đô ̣ chuyên biê ̣t của GV, phâ ̣n tổ chức hành chính của trung tâm thường xuyên theo dõi câ ̣p nhâ ̣t các chế đô ̣ chính sách chuyên biê ̣t để bổ sung ki ̣p thời đô ̣ng viên CB, CNV của trung tâm.
- Thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua –
Khen thưởng, phân công nhiệm vụ cho các thành viên một cách phù hợp.
- Xây dựng và ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể
về công tác thi đua khen thưởng trong toàn trung tâm. Chú trọng kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác thi đua - khen thưởng trong toàn trung tâm.
- Xây dựng các tiêu chí thi đua cụ thể cho từng danh hiệu thi đua của
trung tâm.
- Hội đồng Thi đua – Khen thưởng trung tâm xây dựng kế hoạch tổ chức
các phong trào thi đua trong khóa học một cách hiệu quả, thiết thực trong đó chú trọng công tác thi đua định kỳ hàng tháng trong GV, HSKT gắn với những tiêu chí cụ thể nhằm phát hiện, động viên kịp thời về tinh thần, vật chất cho những tập thể, cá nhân xuất sắc trong phong trào thi đua thường xuyên hàng tháng.
- Cuối khóa học, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng trung tâm tổ chức tổng kết công tác thi đua – khen thưởng và lễ tuyên dương trao thưởng cho các tập thể, cá nhân xuất sắc, các danh hiệu thi đua trong giáo viên và HSKT.
d). Điều kiện thực hiện giải pháp:
Ngay từ đầu năm học, trung tâm triển khai tới toàn thể giáo viên – CBQL, CNV các văn bản của Bộ LĐ – TB&XH, Bộ GD-ĐT và văn bản của Trung tâm về công tác Thi đua – Khen thưởng và hưởng các chế đô ̣ chính sách chuyên biê ̣t cho CB, CNV.
Xây dựng quỹ thi đua – khen thưởng Trung tâm, xây dựng quỹ khuyến học và sử dụng toàn bộ quỹ cho công tác khen thưởng.
Muốn công tác Thi đua – Khen thưởng thực sự trở thành một phong trào sâu rộng và đạt hiệu quả thì cần phải đẩy mạnh xã hội hoá công tác thi đua – Khen thưởng. Huy động được mọi lực lượng trong trung tâm và ngoài xã hội tham gia công tác này.
Thi đua phải gắn liền với Khen thưởng, Thi đua không gắn với khen thưởng sẽ khó trở thành động lực thúc đẩy phong trào. Điều quan trọng nhất là tất cả các phong trào thi đua đều phải gắn với mục tiêu của trung tâm là nâng cao chất lượng học tập, tu dưỡng của học sinh, nâng cao chất lượng đội ngũ, đạo đức nghề nghiệp, là xây dựng nề nếp, kỷ cương của chốn học đường.