Quản lý hoạt động dạy nghề trong Trung tâm dạy nghề

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề ở trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Quản lý hoạt động dạy nghề trong Trung tâm dạy nghề

Xuất phát từ vị trí, nhiệm vụ của TTDN thì mục tiêu quản lý hoạt động dạy học của TTDN bao gồm:

- Bảo đảm kế hoạch phát triển dạy nghề và tuyển chọn đầu vào theo kế hoạch hàng năm.

- Bảo đảm chất lượng da ̣y nghề học sinh, đáp ứng yêu cầu hòa nhâ ̣p cô ̣ng đồng, các em có công viê ̣c ổn đi ̣nh để có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên của trung tâm đồng bộ về cơ cấu, đủ loại hình, chất lượng ngày càng cao.

- Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy nghề. - Thường xuyên cải tiến công tác quản lý TT theo tinh thần dân chủ hóa, bảo đảm tiến hành đồng bộ có trọng điểm, có hiệu quả các hoạt động dạy học nghề.

1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học nghề:

1.3.2.1. Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy học:

a). Quản lý mục tiêu da ̣y nghề : là quản lý hướng đi của quá trình da ̣y

nghề, không để nó chệch hướng mục tiêu đã xây dựng, phải kịp thời điều chỉnh khi cần thiết, đồng thời quản lý mối quan hệ giữa mục tiêu da ̣y nghề với các thành tố còn lại của quá trình da ̣y nghề sao cho:

- Giảng dạy bám sát nội dung, quán triệt sâu sắc mục tiêu da ̣y nghề. - Phương pháp da ̣y nghề thường xuyên được cải tiến để phục vụ mục tiêu da ̣y nghề.

- Đội ngũ giáo viên quán triệt mục tiêu da ̣y nghề, giảng dạy có hiệu quả cao.

- Làm cho học sinh hiểu đuợc mục đích học tập - mục tiêu da ̣y nghề để tự mình học tập rèn luyện dưới sự dạy dỗ, dìu dắt của giáo viên.

- Tạo dựng được cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng mục tiêu da ̣y nghề.

b). Quản lý nội dung, chương trình da ̣y nghề:

Nội dung dạy học chính là cụ thể hóa mục tiêu da ̣y nghề, thể hiện ở kế hoạch da ̣y nghề và các chương trình môn học. Các chương trình môn học chính là bản thiết kế sự phát triển nhân cách học sinh. Trong đó không chỉ bao hàm tri thức văn hóa - khoa học kỹ thuật - công nghệ thời đại mà còn kết tinh những giá trị tinh hoa về nhân văn, những định hướng chính trị - xã hội của quốc gia, của truyền thống dân tộc, nhằm đáp ứng yêu cầu nhân cách học sinh trong thời đại hiện nay và đảm bảo được các yêu cầu phát triển xã hội của mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Vì vậy, quản lý nội dung, chương trình là quán triệt mục đích cụ thể của các chương trình môn học trên cơ sở nắm chắc nguyên tắc cấu tạo của chương trình, nắm được mối liên hệ tri thức và ranh giới giữa các môn học, nắm được phân phối chương trình thành tiết dạy. Ngoài ra, BGĐ, các trưởng, phó phòng của trung tâm phải cập nhật chủ trương và các xu hướng đổi mới nội dung hàng năm của cơ quan quản lý nhà nước và quán triệt quan điểm đó vào việc xây dựng chương trình da ̣y nghề.

Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch da ̣y nghề là: Đảm bảo cho nội dung đã quy định được thực hiện đầy đủ, đạt được yêu cầu về chất lượng của từng môn học. Đây là công tác trọng yếu nhất của quản lý trung tâm, vì nó có ảnh hưởng quyết định đến kết quả cuối cùng của quá trình da ̣y nghề.

c). Quản lý phương pháp dạy học: là khâu quan trọng trong quản lý

các hoạt động giáo dục trên lớp. Để quản lý tốt, BGĐ trung tâm và phòng đào tạo phải:

- Nắm được phương pháp giảng dạy đặc trưng của từng ngành nghề, từ đó chỉ đạo cải tiến phương pháp bằng cách tổ chức nghiên cứu các phương

pháp dạy học mới, hiện đại trong nước và thế giới đang sử dụng và vận dụng vào thực tiễn trung tâm mình.

- Quản lý mối quan hệ giữa phương pháp da ̣y nghề với các thành tố khác thể hiện ở chỗ: BGĐ trung tâm và phòng đào tạo ngoài việc quan tâm chỉ đạo GV vận dụng phương pháp dạy học hợp lý và tích cực đổi mới cần chú ý tới quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và người học vì phương pháp dạy tốt nhưng phương pháp học không tốt thì hiệu quả dạy học cũng không cao, GV thay đổi phuơng pháp dạy phải đi đôi với việc người học thay đổi phương pháp học mới lĩnh hội tốt nhất nội dung chương trình dạy học ...

1.3.2.2. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên:

a). Quản lý việc thực hiện lịch giảng dạy, chương trình da ̣y nghề:

Quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm DNNKT, giám đốc và phòng đào tạo nghề cần phải:

- Hiểu nguyên tắc cấu tạo khung chương trình dạy học ở bậc học đối với

HSKT.

- Nắm vững những môn học chính của chương trình bậc học và các môn học hỗ trợ (phục hồi chức năng nghe, nói, kỹ năng xã hội...), nội dung và phạm vi kiến thức giảm tải của từng môn học phù hợp với đặc điểm tâm lý HSKT. - Nắm vững những phương pháp dạy học đặc trưng của loại tật với từng môn học cụ thể và các hình thức tổ chức dạy học.

- Nắm vững kế hoạch dạy học của từng môn học, từng đối tượng HSKT trong lớp học như mức độ nặng, nhẹ, lứa tuổi và các loại tật.

- Yêu cầu GV xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp đặc điểm tâm lý HSKT .

- Theo dõi, đôn đốc GV thực hiện kế hoạch dạy học và chương trình dạy học

theo tuần, tháng và có biện pháp xử lý, điều chỉnh kịp thời.

Sau khi xây dựng lịch giảng dạy trên cơ sở chương trình môn học và kế hoạch da ̣y nghề được khoa duyệt, hồ sơ này phải được giáo viên, phòng đào

tạo lưu giữ. Sau mỗi giáo án được thực hiện, giáo viên cần ghi rõ nhận xét về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, thời lượng thực hiện và những vấn đề liên quan khác để các giáo viên tham gia giảng dạy môn học này có tài liệu để rút kinh nghiệm.

Phòng đào tạo, bộ phận thanh tra đào tạo của Sở Lao động căn cứ chương trình và lịch giảng dạy tiến hành giám sát, kiểm tra việc thực hiện của giáo viên về nội dung, tiến độ để có đề xuất kịp thời cho Ban giám đốc trung tâm có các giải pháp quản lý đảm bảo chất lượng da ̣y nghề.

b). Quản lý việc chuẩn bị và thực hiện giáo án:

Giáo án được soạn theo thời lượng quy định trong thời khoá biểu (đã được trao đổi kỹ giữa giáo viên và cán bộ đào tạo) và theo mẫu thống nhất do phòng đào tạo nghề của Sở LĐ-TB&XH quy định. Giáo án phải cho mỗi quá trình giảng dạy một môn học nhất định, cụ thể cho nhiều đối tượng khuyết tâ ̣t học, ho ̣c sinh có phong cách ho ̣c tâ ̣p, có trình đô ̣ tiếp thu khác nhau do đă ̣c điểm tâ ̣t ho ̣c của mỗi người. Và ho ̣ có kiến thức, kỹ năng, thái đô ̣ khác nhau ở mức đô ̣ nhất đi ̣nh và có những mong đợi nhất đi ̣nh về bài da ̣y. Do đó GV hiểu biết về ho ̣ càng đầy đủ càng tốt.

Giáo án phải được thông qua phòng đào tạo nghề của trung tâm trước khi lên lớp để thống nhất nội dung trên cơ sở thống nhất mục tiêu bài dạy. Bài da ̣y phải đảm bảo được đúng mu ̣c tiêu da ̣y ho ̣c, phù hợp với HSKT, phải chính xác và câ ̣p nhâ ̣t.

Mô ̣t vấn đề quan tro ̣ng cần đươ ̣c GV chú ý là phong cách ho ̣c tâ ̣p riêng của mỗi HSKT, đó là mô ̣t tâ ̣p hợp tất cả những gì ho ̣ thích làm, muốn làm khi ho ̣ ho ̣c đươ ̣c điều gì đó mới mẻ. Vâ ̣y thì GV làm như thế nào để biết được, tìm ra được phong cách ho ̣c tâ ̣p ở HSKT? Điều này không phải dễ chút nào. Tuy nhiên, qua mô ̣t số bài ho ̣c đầu tiên, khi quan sát cách thức ho ̣ ho ̣c tương tác với các HSKT khác và cách thức ho ̣ tham gia vào hoa ̣t đô ̣ng trong quá

trình da ̣y ho ̣c, GV có thể nhâ ̣n ra mô ̣t số điều thể hiê ̣n ở HSKT muốn làm cái gì, từ đó GV tự điều chỉnh lâ ̣p kế hoa ̣ch mô ̣t bài da ̣y mới có chất lượng, phù hơ ̣p với HSKT.

c). Quản lý giờ lên lớp:

Giờ lên lớp là hình thức tổ chức dạy học trên lớp của GV. Có bao nhiêu loại bài học trên lớp thì có bấy nhiêu hình thức tổ chức lên lớp tương ứng. Do đó, phải có những hệ thống tiêu chuẩn cho từng loại bài học.

Việc xây dựng các tiêu chuẩn giờ lên lớp trong công tác quản lý giờ lên lớp của người quản lý có giá trị nhận thức thực tiễn, nhằm kiểm tra đánh giá để hướng tới các giờ lên lớp có hiệu quả.

Sử dụng thời khóa biểu trong quản lý giờ lên lớp nhằm duy trì nề nếp dạy học, điều khiển tiến trình dạy học trong ngày, trong tuần, tạo nên quy trình dạy học hợp lý giữa các môn học và sử dụng tối đa cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật dạy học của trung tâm.

Thời khóa biểu được sắp xếp theo những nguyên tắc phù hợp với cường độ hoạt động học tập, vì quyền lợi của học sinh, xen kẽ hợp lý các bộ môn, tạo sự cân đối, mối tương quan khoa học giữa lao động dạy của giáo viên và hoạt động hoă ̣c của HSKT trong tuần.

d). Quản lý việc tổ chức hướng dẫn học sinh học tập của giáo viên:

Hoạt động dạy của GV sẽ hoàn thành trọn vẹn khi hoạt động học của HSKT được tổ chức, hướng dẫn tốt từ trong lớp học – giờ lên lớp đến giờ ở nô ̣i trú.

Hằng ngày, ho ̣c sinh châ ̣m phát triển trí tuê ̣ cũng như ho ̣c sinh bình thường đều có những thời điểm, khoảnh khắc đa ̣t tới đỉnh cao của chú ý. Lúc đó con người đa ̣t hiê ̣u quả cao trong lao đô ̣ng và ho ̣c tâ ̣p. Vì vâ ̣y trong quá trình da ̣y ho ̣c giáo viên phải biết tâ ̣n du ̣ng được những thời điểm mà ho ̣c sinh

có đỉnh cao của chú ý để tổ chức ho ̣c kiến thức, kỹ năng mới cho ho ̣c sinh lúc đó hiê ̣u quả mới cao.

Giáo viên cần ta ̣o môi trường ho ̣c tâ ̣p thuâ ̣n lợi, ta ̣o tâm thế thoải mái cho ho ̣c sinh vào ho ̣c là hết sức quan tro ̣ng. Tránh gây căng thẳng thần kinh trước khi, trong khi cũng như sau mô ̣t bài ho ̣c.

Dẫn dắt lôi cuốn ho ̣c sinh vào mô ̣t bài ho ̣c nhe ̣ nhàng, thoải mái phù hợp với trình đô ̣ của ho ̣c sinh. Gây hứng thú cho các em tâ ̣p trung vào bài ho ̣c mới. Đó chính là ta ̣o điều kiê ̣n cho các em đa ̣t được đỉnh cao của sự chú ý.

1.3.2.3. Quản lý hoạt động học nghề của học sinh:

Hoạt động học nghề của HSKT diễn ra từ trong lớp, ngoài lớp, ngoài TTDN, thời gian học tập bao gồm giờ học lên lớp. Do đó khi quản lý hoạt động học nghề của học sinh, cần phải bao quát cả không gian, thời gian và các hình thức hoạt động học tập khác.

Quản lý hoạt động học nghề của HSKT gồm:

- Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập, được cụ thể hóa trong nội quy học tập: về giờ giấc học tập, thời gian học tập từng môn học, khóa học.

- Xây dựng và thực hiện nề nếp học tập nhằm hình thành những nề nếp, thói quen tốt. Trong học tập có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả học tập và phát triển nhân cách học sinh.

- Áp dụng các hình thức động viên tinh thần học tập của HSKT.

- Tổ chức các hoạt động học tập, lao động hướng nghiệp, giải trí phù hợp tâm lý, sức khỏe của HSKT.

- Phân tích, đánh giá kết quả học động học tập của HSKT.

- Phối hợp với các lực lượng giáo dục quản lý hoạt động học tập của HSKT.

1.3.2.4. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá:

Quản lý việc giáo viên thực hiện sự kiểm tra, đánh giá gồm những nội dung: + Có lịch kiểm tra hàng tháng và cả khóa ho ̣c.

+ Thực hiện đúng chế độ kiểm tra, cho điểm theo quy định của Tổng cục dạy nghề.

+ Chấm và trả bài đúng thời hạn.

+ Lưu trữ điểm trong sổ điểm để sử dụng tổng kết.

b). Quản lý việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên: Việc quản lý hoạt

động kiểm tra, đánh giá được BGĐ thường xuyên triển khai thực hiện như: kiểm tra và đánh giá công việc thực hiện kế hoạch của Phòng đào tạo, xác định mức độ đạt được so với kế hoạch, phát hiện những sai lệch, xem xét những gì chưa đạt được hoặc mức độ thấp cùng những nguyên nhân của chúng và những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ nếu thấy cần thiết có thể điều chỉnh kế hoạch, song đây là việc làm cần hạn chế.

c). Quản lý việc kiểm tra, đánh giá định kỳ và tổng kết:

Kiểm tra giai đoạn cuối kỳ, đánh giá tổng thể kế hoạch và đây là một trong những cứ liệu để xây dựng kế hoạch chu chu trình mới (giai đoạn mới, khóa học mới …).

Như vậy, kiểm tra chẳng những giúp cho việc đánh giá đúng thực chất trạng thái đạt được của trung tâm dạy nghề khi kết thúc một kỳ kế hoạch mà nó còn có tác dụng tích cực cho việc chuẩn bị kỳ kế hoạch tiếp theo.

1.3.2.5. Quản lý thiết bị, tài liệu giảng dạy và học tập:

Quản lý thiết bị, tài liệu giảng dạy và học tập trong trung tâm dạy nghề là thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và làm cho chúng phát huy được tác dụng sư phạm nâng cao hiệu quả giáo dục, như:

- Khuyến khích giáo viên dùng thiết bị dạy học và tự làm đồ dùng dạy học với vật liệu có sẵn tại địa phương.

- Kịp thời giới thiệu với giáo viên các loại phương tiện dạy học, sách tham khảo mới. Có kế hoạch trang bị cho TTDN, cho giáo viên.

- Thực hiện hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm sử dụng phương tiện dạy học.

Về mặt kinh tế: phải quan tâm đến việc bảo quản lâu bền, kế hoạch hoá nguồn vốn đầu tư và đầu tư đúng hướng, sử dụng vốn theo đúng định mức và quy định hiện hành, chống sử dụng lãng phí vô hình hay hữu hình.

1.4. Các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dạy nghề trong TTDN.

1.4.1 Yếu tố khách quan

1.4.1.1. Chủ trương, chính sách của nhà nước, Bộ, ngành về dạy nghề và nâng cao chất lượng dạy nghề cho NKT:

Mục tiêu chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam là đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đến năm 2020 nước ta căn bản trở thành nước công nghiệp tiên tiến. Đại hội Đảng lần thứ IX đã đưa ra định hướng cho phát triển nguồn nhân lực: “Người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát triển bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với khoa học công nghệ hiện đại”

Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992 đều khẳng định người khuyết tật là công dân, thành viên của xã hội, có quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân, được chung hưởng thành quả xã hội. Vì khuyết tật, người khuyết tật có quyền được xã hội trợ giúp để thực hiện quyền bình đẳng và tham gia tích cực vào đời sống xã hội, đồng thời vì khuyết tật họ được miễn trừ một số nghĩa vụ công dân. Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá 10, kỳ họp thứ 10 quy định: “Người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa

được Nhà nước và xã hội giúp đỡ"; “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề ở trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w