Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề ở trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 75 - 77)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.3.Nguyên nhân hạn chế

-Việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài của trung tâm thiếu cụ thể nên ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL, CNV, và GV.

- Các chính sách, chế độ đã có sự quan tâm điều chỉnh, song vẫn còn

nhiều bất cập do đó chưa trở thành động lực để thúc đẩy và tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm hăng hái làm việc, phấn đấu vươn lên.

- Công tác quản lý hoạt động dạy nghề ở trung tâm DNNKT được BGĐ

quan tâm và thực hiện nhiều biện pháp nhằm đưa hoạt động này vào nề nếp. Cơ chế quản lý dạy nghề chủ yếu phát huy vai trò hoạt động dạy của giáo viên, đánh giá kết quả quản lý HSKT, tạo điều kiện CSVC cho hoạt động dạy

nghề … Việc làm này tương đối nhiều, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều mặt bất cập và hạn chế, cần phải cải tiến để phát huy tiềm năng sẵn có nhằm nâng cao chất lượng da ̣y nghề thêm một bước. Một trong những nguyên nhân đó là: + Việc kiểm tra hồ sơ chuyên môn, giáo án, quản lý giờ lên lớp của giáo viên chưa được làm thường xuyên. Nếu có thì kiểm tra mang tính hình thức, chưa chỉ ra được ưu, khuyết điểm để giáo viên khắc phục.

+ Một bộ phận giáo viên, chủ yếu là số GV lớn tuổi tiếp thu cái mới khó khăn nên ngại học tập nâng cao trình độ, ngại đầu tư nghiên cứu để nắm bắt kiến thức mới và công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Đồng thời, việc chỉ đạo đổi mới PPDH, nâng cao năng lực sư phạm nghề chưa được toàn thể giáo viên quan tâm, ứng dụng.

+ Quản lý hoạt động của các tổ bộ môn còn mang tính chất hành chính, chưa sâu sát đến hoạt động chuyên môn, chưa tổ chức được các chuyên đề ở phòng đào ta ̣o một cách đều đặn.

+ Công tác quản lý hoạt động học nghề của HSKT còn chưa được tốt. HSKT chưa có thói quen tự học, chưa có phương pháp học tập, chưa biết tổ chức học tập nên kết quả chưa cao. Việc tự học của HSKT phần nhiều do tự phát, sự tác động của GVCN và giáo viên bộ môn không đáng kể.

- Mặc dù đã có sự cố gắng đầu tư , bổ sung CSVC, TBDN. Tuy nhiên,

kinh phí đầu tư CSVC, TTB vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng hết yêu cầu phát triển của trung tâm trong tình hình hiện nay.

- Hoạt động của Đoàn thanh niên có hoạt động nhưng chưa thật sự toàn

diện và hiệu quả ở mức không cao.

- Chưa thật sự chú ý nhiều đến việc đánh giá, khen thưởng trong đội ngũ

giáo viên, HSKT. Vì vậy, không có tác dụng kích thích động viên, thúc đẩy phong trào học tập công tác tốt của thầy và trò.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề ở trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật tỉnh hà tĩnh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 75 - 77)