8. Cấu trúc của luận văn
1.2.4. Chất lượng và chất lượng dạy nghề
1.2.4.1 Chất lượng
Chất lượng là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, biến đổi theo nền kinh tế, xã hội, sự hội nhập quốc tế và tùy thuộc theo cách hiểu, quan điểm khác nhau của mỗi người.
Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật hoặc sự việc. [39]
Chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản. [40]
Theo định nghĩa của Tiêu chuẩn ISO 9000 – 2000: “Chất lượng là một mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có”.
Theo định nghĩa của Tiêu chuẩn TCVN – ISO 8402: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu hoặc những nhu cầu tiềm ẩn”.
Qua cách tiếp cận về chất lượng như trên, ta có thể rút ra rằng: Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, mang tính ổn định tương đối và chỉ rõ nó là cái gì phân biệt nó với sự vật khác. Chất lượng có thể hiểu là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con
người hay một sự vật, sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của nó và phân biệt nó với cái khác.
1.2.4.2 Chất lượng da ̣y nghề
Có nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về chất lượng da ̣y nghề, trong đó:
- Chất lượng da ̣y nghề được đánh giá qua mức độ đạt trước mục tiêu da ̣y nghề đã đề ra đối với một chương trình da ̣y nghề (Tác giả Lê Đức Ngọc, Lâm Quang Thiệp).
- Chất lượng da ̣y nghề là kết quả của quá trình da ̣y nghề được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể. [9]
Chúng ta thấy rằng: trong lĩnh vực da ̣y nghề, chất lượng đào tạo với đặc trưng sản phẩm là “con người lao động “ – kết quả của quá trình da ̣y nghề và được thể hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu da ̣y nghề.
Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, quan niệm về chất lượng da ̣y nghề không chỉ dừng ở kết quả của quá trình da ̣y nghề trong trung tâm mà còn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động ... Tuy nhiên chất lượng da ̣y nghề trước hết là kết quả của quá trình da ̣y nghề và được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp của người tốt nghiệp.
Xuất phát từ quan niệm về chất lượng da ̣y nghề nêu trên, hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng da ̣y nghề đối với từng nghề đào tạo nhất định có thể bao gồm:
a - Phẩm chất về xã hội nghề nghiệp (đạo đức, ý thức, trách nhiệm…) b - Trình độ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
c - Năng lực hành nghề.
d - Khả năng thích ứng với thị trường lao động. e - Các chỉ số về sức khoẻ, tâm lý, sinh lý.
Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá chất lượng da ̣y nghề nghề theo ILO
STT Tiêu chí Điểm tối đa
1 Các tiêu chí về tôn chỉ mục đích 25
2 Các tiêu chí về tổ chức quản lý 45
3 Các tiêu chí về chương trình da ̣y nghề 135 4 Các tiêu chí về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên 85 5 Các tiêu chí về thư viện và học liệu 25
6 Các tiêu chí về tài chính 50
7 Các tiêu chí về khuôn viên và cơ sở hạ tầng 40 8 Các tiêu chí về xưởng thực hành, thiết bị vật tư 60
9 Các tiêu chí về dịch vụ học sinh 35
Tổng cộng 500
Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa mục tiêu, quá trình da ̣y nghề và chất lượng đào tạo nghề MỤC TIÊU DẠY NGHỀ Quá trình da ̣y nghề CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ Kiến thức Kỹ năng Thái độ NGƯỜI TỐT NGHIỆP CNKT - Đặc trưng giá trị nhân cách XH, nghề nghiệp. - Giá trị sức LĐ - Năng lực hành nghề - Trình độ chuyên môn nghề nghiệp - Năng lực thích ứng với thị trường LĐ - Năng lực phát triển nghề nghiệp
Các tiêu chí về trình độ kiến thức kỹ năng có thể dựa vào cách phân loại kiến thức - kỹ năng của Bloom theo các mức sau:
Bảng 1.2. Phân loại trình độ kiến thức, kỹ năng theo Bloom Thành phần
Mức chất lượng
Kiến thức Kỹ năng
1- Biết 1- Bắt chước
Trung bình 2- hiểu 2- Hình thành kỹ năng ban đầu
Trung bình khá 3- Vận dụng 3- Hình thành kỹ năng cơ bản
Khá 4- Phân tích/tổng hợp 4- Liên kết , phối hợp kỹ năng
Cao 5- Đánh giá 5- Hình thành các kỹ xảo
Rất cao 6- Phát triển 6- Phát triển kỹ năng, kỹ xảo 7- Sáng tạo 7-Sáng tạo
Dựa vào cách phân chia mức trình độ kiến thức và kỹ năng nêu trên ta có thể thiết kế các bài tập đánh giá tổng hợp về trình độ phát triển kiến thức kỹ năng nói riêng và năng lực hành nghề và phát triển nghề nghiệp của người tốt nghiệp sau một quá trình đào tạo, đồng thời kết hợp với các đánh giá khác về phẩm chất xã hội, nghề nghiệp, sức khoẻ và đặc trưng tâm lý, sinh lý ... của họ.
1.2.5 Giải pháp
Theo Từ điển Tiếng Việt [38,tr 602] giải pháp là: “phương pháp giải quyết một vấn đề”. Nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đổi chuyển biến một quá trình, một trạng thái hoặc hệ thống… nhằm đạt được mục đích. Giải pháp thích hợp sẽ giúp cho vấn đề được giải quyết nhanh hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề là những cách thức tác động hướng vào việc tạo ra những biến đổi về chất lượng của người học nghề trong thời gian đào tạo, có kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc.
1.3 Quản lý hoạt động dạy nghề trong Trung tâm dạy nghề 1.3.1 Mục tiêu quản lý 1.3.1 Mục tiêu quản lý
Xuất phát từ vị trí, nhiệm vụ của TTDN thì mục tiêu quản lý hoạt động dạy học của TTDN bao gồm:
- Bảo đảm kế hoạch phát triển dạy nghề và tuyển chọn đầu vào theo kế hoạch hàng năm.
- Bảo đảm chất lượng da ̣y nghề học sinh, đáp ứng yêu cầu hòa nhâ ̣p cô ̣ng đồng, các em có công viê ̣c ổn đi ̣nh để có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên của trung tâm đồng bộ về cơ cấu, đủ loại hình, chất lượng ngày càng cao.
- Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy nghề. - Thường xuyên cải tiến công tác quản lý TT theo tinh thần dân chủ hóa, bảo đảm tiến hành đồng bộ có trọng điểm, có hiệu quả các hoạt động dạy học nghề.
1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học nghề:
1.3.2.1. Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy học:
a). Quản lý mục tiêu da ̣y nghề : là quản lý hướng đi của quá trình da ̣y
nghề, không để nó chệch hướng mục tiêu đã xây dựng, phải kịp thời điều chỉnh khi cần thiết, đồng thời quản lý mối quan hệ giữa mục tiêu da ̣y nghề với các thành tố còn lại của quá trình da ̣y nghề sao cho:
- Giảng dạy bám sát nội dung, quán triệt sâu sắc mục tiêu da ̣y nghề. - Phương pháp da ̣y nghề thường xuyên được cải tiến để phục vụ mục tiêu da ̣y nghề.
- Đội ngũ giáo viên quán triệt mục tiêu da ̣y nghề, giảng dạy có hiệu quả cao.
- Làm cho học sinh hiểu đuợc mục đích học tập - mục tiêu da ̣y nghề để tự mình học tập rèn luyện dưới sự dạy dỗ, dìu dắt của giáo viên.
- Tạo dựng được cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng mục tiêu da ̣y nghề.
b). Quản lý nội dung, chương trình da ̣y nghề:
Nội dung dạy học chính là cụ thể hóa mục tiêu da ̣y nghề, thể hiện ở kế hoạch da ̣y nghề và các chương trình môn học. Các chương trình môn học chính là bản thiết kế sự phát triển nhân cách học sinh. Trong đó không chỉ bao hàm tri thức văn hóa - khoa học kỹ thuật - công nghệ thời đại mà còn kết tinh những giá trị tinh hoa về nhân văn, những định hướng chính trị - xã hội của quốc gia, của truyền thống dân tộc, nhằm đáp ứng yêu cầu nhân cách học sinh trong thời đại hiện nay và đảm bảo được các yêu cầu phát triển xã hội của mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Vì vậy, quản lý nội dung, chương trình là quán triệt mục đích cụ thể của các chương trình môn học trên cơ sở nắm chắc nguyên tắc cấu tạo của chương trình, nắm được mối liên hệ tri thức và ranh giới giữa các môn học, nắm được phân phối chương trình thành tiết dạy. Ngoài ra, BGĐ, các trưởng, phó phòng của trung tâm phải cập nhật chủ trương và các xu hướng đổi mới nội dung hàng năm của cơ quan quản lý nhà nước và quán triệt quan điểm đó vào việc xây dựng chương trình da ̣y nghề.
Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch da ̣y nghề là: Đảm bảo cho nội dung đã quy định được thực hiện đầy đủ, đạt được yêu cầu về chất lượng của từng môn học. Đây là công tác trọng yếu nhất của quản lý trung tâm, vì nó có ảnh hưởng quyết định đến kết quả cuối cùng của quá trình da ̣y nghề.
c). Quản lý phương pháp dạy học: là khâu quan trọng trong quản lý
các hoạt động giáo dục trên lớp. Để quản lý tốt, BGĐ trung tâm và phòng đào tạo phải:
- Nắm được phương pháp giảng dạy đặc trưng của từng ngành nghề, từ đó chỉ đạo cải tiến phương pháp bằng cách tổ chức nghiên cứu các phương
pháp dạy học mới, hiện đại trong nước và thế giới đang sử dụng và vận dụng vào thực tiễn trung tâm mình.
- Quản lý mối quan hệ giữa phương pháp da ̣y nghề với các thành tố khác thể hiện ở chỗ: BGĐ trung tâm và phòng đào tạo ngoài việc quan tâm chỉ đạo GV vận dụng phương pháp dạy học hợp lý và tích cực đổi mới cần chú ý tới quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và người học vì phương pháp dạy tốt nhưng phương pháp học không tốt thì hiệu quả dạy học cũng không cao, GV thay đổi phuơng pháp dạy phải đi đôi với việc người học thay đổi phương pháp học mới lĩnh hội tốt nhất nội dung chương trình dạy học ...
1.3.2.2. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên:
a). Quản lý việc thực hiện lịch giảng dạy, chương trình da ̣y nghề:
Quản lý hoạt động dạy học tại trung tâm DNNKT, giám đốc và phòng đào tạo nghề cần phải:
- Hiểu nguyên tắc cấu tạo khung chương trình dạy học ở bậc học đối với
HSKT.
- Nắm vững những môn học chính của chương trình bậc học và các môn học hỗ trợ (phục hồi chức năng nghe, nói, kỹ năng xã hội...), nội dung và phạm vi kiến thức giảm tải của từng môn học phù hợp với đặc điểm tâm lý HSKT. - Nắm vững những phương pháp dạy học đặc trưng của loại tật với từng môn học cụ thể và các hình thức tổ chức dạy học.
- Nắm vững kế hoạch dạy học của từng môn học, từng đối tượng HSKT trong lớp học như mức độ nặng, nhẹ, lứa tuổi và các loại tật.
- Yêu cầu GV xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp đặc điểm tâm lý HSKT .
- Theo dõi, đôn đốc GV thực hiện kế hoạch dạy học và chương trình dạy học
theo tuần, tháng và có biện pháp xử lý, điều chỉnh kịp thời.
Sau khi xây dựng lịch giảng dạy trên cơ sở chương trình môn học và kế hoạch da ̣y nghề được khoa duyệt, hồ sơ này phải được giáo viên, phòng đào
tạo lưu giữ. Sau mỗi giáo án được thực hiện, giáo viên cần ghi rõ nhận xét về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, thời lượng thực hiện và những vấn đề liên quan khác để các giáo viên tham gia giảng dạy môn học này có tài liệu để rút kinh nghiệm.
Phòng đào tạo, bộ phận thanh tra đào tạo của Sở Lao động căn cứ chương trình và lịch giảng dạy tiến hành giám sát, kiểm tra việc thực hiện của giáo viên về nội dung, tiến độ để có đề xuất kịp thời cho Ban giám đốc trung tâm có các giải pháp quản lý đảm bảo chất lượng da ̣y nghề.
b). Quản lý việc chuẩn bị và thực hiện giáo án:
Giáo án được soạn theo thời lượng quy định trong thời khoá biểu (đã được trao đổi kỹ giữa giáo viên và cán bộ đào tạo) và theo mẫu thống nhất do phòng đào tạo nghề của Sở LĐ-TB&XH quy định. Giáo án phải cho mỗi quá trình giảng dạy một môn học nhất định, cụ thể cho nhiều đối tượng khuyết tâ ̣t học, ho ̣c sinh có phong cách ho ̣c tâ ̣p, có trình đô ̣ tiếp thu khác nhau do đă ̣c điểm tâ ̣t ho ̣c của mỗi người. Và ho ̣ có kiến thức, kỹ năng, thái đô ̣ khác nhau ở mức đô ̣ nhất đi ̣nh và có những mong đợi nhất đi ̣nh về bài da ̣y. Do đó GV hiểu biết về ho ̣ càng đầy đủ càng tốt.
Giáo án phải được thông qua phòng đào tạo nghề của trung tâm trước khi lên lớp để thống nhất nội dung trên cơ sở thống nhất mục tiêu bài dạy. Bài da ̣y phải đảm bảo được đúng mu ̣c tiêu da ̣y ho ̣c, phù hợp với HSKT, phải chính xác và câ ̣p nhâ ̣t.
Mô ̣t vấn đề quan tro ̣ng cần đươ ̣c GV chú ý là phong cách ho ̣c tâ ̣p riêng của mỗi HSKT, đó là mô ̣t tâ ̣p hợp tất cả những gì ho ̣ thích làm, muốn làm khi ho ̣ ho ̣c đươ ̣c điều gì đó mới mẻ. Vâ ̣y thì GV làm như thế nào để biết được, tìm ra được phong cách ho ̣c tâ ̣p ở HSKT? Điều này không phải dễ chút nào. Tuy nhiên, qua mô ̣t số bài ho ̣c đầu tiên, khi quan sát cách thức ho ̣ ho ̣c tương tác với các HSKT khác và cách thức ho ̣ tham gia vào hoa ̣t đô ̣ng trong quá
trình da ̣y ho ̣c, GV có thể nhâ ̣n ra mô ̣t số điều thể hiê ̣n ở HSKT muốn làm cái gì, từ đó GV tự điều chỉnh lâ ̣p kế hoa ̣ch mô ̣t bài da ̣y mới có chất lượng, phù hơ ̣p với HSKT.
c). Quản lý giờ lên lớp:
Giờ lên lớp là hình thức tổ chức dạy học trên lớp của GV. Có bao nhiêu loại bài học trên lớp thì có bấy nhiêu hình thức tổ chức lên lớp tương ứng. Do đó, phải có những hệ thống tiêu chuẩn cho từng loại bài học.
Việc xây dựng các tiêu chuẩn giờ lên lớp trong công tác quản lý giờ lên lớp của người quản lý có giá trị nhận thức thực tiễn, nhằm kiểm tra đánh giá để hướng tới các giờ lên lớp có hiệu quả.
Sử dụng thời khóa biểu trong quản lý giờ lên lớp nhằm duy trì nề nếp dạy học, điều khiển tiến trình dạy học trong ngày, trong tuần, tạo nên quy trình dạy học hợp lý giữa các môn học và sử dụng tối đa cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật dạy học của trung tâm.
Thời khóa biểu được sắp xếp theo những nguyên tắc phù hợp với cường độ hoạt động học tập, vì quyền lợi của học sinh, xen kẽ hợp lý các bộ môn, tạo sự cân đối, mối tương quan khoa học giữa lao động dạy của giáo viên và hoạt động hoă ̣c của HSKT trong tuần.
d). Quản lý việc tổ chức hướng dẫn học sinh học tập của giáo viên:
Hoạt động dạy của GV sẽ hoàn thành trọn vẹn khi hoạt động học của