8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề
Trung tâm DNNKT tỉnh Hà Tĩnh.
3.2.1. Giải pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CNV về hoa ̣t đô ̣ng da ̣y ho ̣c cho HSKT và công tác khác trong trung tâm.
a). Mục đích của giải pháp:
Tác động làm nâng cao nhận thức của đội ngũ quản lý các cấp, GV và CBCNV trong trung tâm, làm cho họ nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về sự cần thiết và yêu cầu công tác quản lý giáo dục, quản lý trung tâm, sự cần thiết phải nâng cao quản lý chất lượng dạy nghề cho HSKT đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của trung tâm trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
Giải pháp này nhằm làm cơ sở để tập hợp các lực lượng, làm cho các đối tượng tự nguyện tích cực, chủ động, thống nhất trong hành động để thực hiện mục tiêu chung.
b). Nội dung của giải pháp:
Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm cũng như năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL, GV và CNV trong công tác xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng dạy nghề của trung tâm.
c). Tổ chức thực hiện giải pháp:
- Đầu năm học, BGĐ trung tâm phổ biến cho phòng Đào ta ̣o nghề xây dựng kế hoạch và chuẩn bị tốt cho hoạt động này.
- Tổ chức các buổi họp mặt, dự giờ, hội thảo để qua đó làm đội ngũ quản
lý cũng như giáo viên xác định đúng về vị trí, vai trò của họ trong trung tâm. Đồng thời cũng làm cho họ hiểu rõ thực trạng năng lực quản lý của mình so với đòi hỏi đổi mới giáo dục hiện nay để họ tự thấy rằng cần phải tăng cường tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý cho bản thân.
- Nhân những ngày lễ lớn, ngày nhà giáo 20/11 tổ chức tuyên truyền sâu
tôn vinh nhà giáo. Qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong công tác xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng dạy nghề của trung tâm.
- Tổ chức các cuộc trao đổi, thảo luận chuyên đề về quản lý và quản lý
đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên khi có các văn bản mới cần cập nhật liên quan đến nội dung trong công tác quản lý và da ̣y nghề.
- Tổ chức tổng kết vào cuối năm học, có đánh giá và động viên những
GV, CBCNV tích cực xây dựng, đóng góp ý kiến và tham gia các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV và CNV của trung tâm.
d). Điều kiện thực hiện giải pháp:
- CBQL trung tâm hiểu được vai trò của nhận thức đối với việc chỉ đạo
hành động của các GV, CNV, HS trong việc nâng cao chất lượng dạy nghề ở trung tâm.
- Có được sự đồng thuận cao trong BGĐ, trong tập thể CBGV, CNV
trong trung tâm.
- Có sự quyết tâm thực hiện và có đủ các nguồn lực cần thiết để thực
hiện thành công.
3.2.2. Giải pháp 2: Bồi dưỡng năng lực quản lý các hoạt động da ̣y nghềcho CBQL trung tâm. cho CBQL trung tâm.
a). Mục đích của giải pháp:
Quá trình phát triển giáo dục cho chúng ta nhận thức sâu sắc rằng: người CBQL đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy học nói chung và dạy nghề nói riêng, là nhân tố quyết định cho sự phát triển giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, người làm công tác quản lý giỏi chuyên môn không chưa đủ mà còn phải có năng lực quản lý việc xây dựng kế hoạch, triển khai một cách có hiệu quả để đưa hoạt động dạy nghề đi vào quy cũ và ngày càng nâng cao chất lượng. Đó cũng chính là mục đích của giải pháp này.
b). Nội dung và cách thực hiện giải pháp:
- Nâng cao năng lực xác định mục tiêu và lập kế hoạch:
Hướng dẫn CBQL các đơn vị phân chia hệ thống mục tiêu trung tâm thành mục tiêu phấn đấu của từng bộ phận, phòng đào ta ̣o nghề, từng cá nhân, từng giáo viên nhằm huy động sự nỗ lực tham gia của tất cả các thành viên.
Tập huấn, bồi dưỡng cho CBQL và trưởng phòng đào ta ̣o biết cách cụ thể hóa mục tiêu bằng hệ thống những tiêu chí có thể đo lường được về lượng cũng như có thể đánh giá được về chất; có kỹ năng xây dựng các giải pháp huy động sự nỗ lực của các thành viên nhằm thực hiện các mục tiêu chung của trung tâm và mục tiêu cụ thể của từng đơn vị. Đây là kỹ năng quan trọng, nó chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở CBQL có sự am hiểu về từng nhiệm vụ mình phải hoàn thành. Do đó, cần hướng dẫn CBQL tạo điều kiện cho các thành viên trong đơn vị dân chủ tham gia bàn bạc các vấn đề liên quan đến hoạt động của đơn vị để xác định các mục tiêu cần đạt được của đơn vị và các giải pháp để thực hiện mục tiêu đó. Việc các thành viên trong đơn vị được trực tiếp tham gia bàn bạc, xây dựng kế hoạch của đơn vị từ kế hoạch tổng thể của trung tâm vừa thể hiện phong cách lãnh đạo dân chủ, vừa huy động được trí tuệ tập thể trong việc xây dựng các mục tiêu và các giải pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Khi chính các thành viên của đơn vị tích cực tham gia xây dựng các mục tiêu, các giải pháp thì họ không những là người hiểu rõ mà còn là người có trách nhiệm với những gì họ đã xây dựng nên.
- Nâng cao năng lực tổ chức: Để việc phân công nhiệm vụ cho hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh và năng lực của từng người. Đây là công việc hết sức quan trọng đối CBQL, công việc này được thực hiện đầu năm học, đầu học kỳ hoặc mỗi khi có sự thay đổi về nhân sự, chủ trương của trung tâm. Khi tổ chức để thực hiện kế hoạch, CBQL cần nắm vững năng lực, thế mạnh, thế yếu
của mỗi thành viên, giáo viên để bố trí đúng người, đúng việc; điều hòa chất lượng giữa các bộ phận và phòng đào ta ̣o.
- Nâng cao năng lực chỉ đạo: là sự điều phối của CBQL để tập thể nhân
viên, giáo viên hoạt động theo kế hoạch, theo sự phân công, sự vận hành của từng bộ phận đều nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình thực hiện quyền chỉ huy, cần chú ý đến vấn đề dân chủ hóa ở cơ sở, khi có vấn đề chưa thống nhất thì phải tạo điều kiện để đối thoại, góp ý để tìm ra cách thực hiện tốt nhất nhiệm vụ. Việc phân cấp quản lý cho các cấp phó, trưởng phòng đào ta ̣o là hết sức cần thiết, bởi chính đội ngũ này sẽ giúp CBQL có đủ thời gian để điều hành công việc bao quát hơn đồng thời sẽ khai thác được năng lực và sự cố gắng cao của người được phân quyền, sẽ huy động được trí tuệ của tập thể vào hoàn thành nhiệm vụ chung.
- Nâng cao năng lực kiểm tra, đánh giá: Phải biết cách làm cho việc kiểm tra, đánh giá của đơn vị trở thành quá trình tự kiểm tra, đánh giá của mỗi cá nhân. Hoạt động kiểm tra và tự kiểm tra đều đi sâu kiểm tra, tuy nhiên nếu tự kiểm tra thì chủ yếu mang tính tự giác, có ý nghĩa thúc đẩy bản thân cá nhân phát triển, từ đó họ biết cách làm thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, cần tổ chức kiểm tra, đánh giá theo tinh thần khách quan, khoa học, công khai. Điều đó sẽ tạo được sự đồng thuận của các thành viên trong đơn vị và họ sẽ tự giác thúc đẩy việc kiểm tra, đánh giá của giám đốc trở thành quá trình tự kiểm tra của mỗi cá nhân.
c). Điều kiện thực hiện giải pháp:
- Hàng năm, BGĐ trung tâm phải có kế hoạch da ̣y nghề, dự trù kinh phí
bồi dưỡng đội ngũ quản lý giúp việc từ trưởng phòng đào ta ̣o để họ có điều kiện đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển trung tâm.
- Cần tuyên truyền, giáo dục ý thức tự học, tự bồi dưỡng của CBQL. Từ
đó người CBQL có ý thức, có nghị lực quyết tâm thường xuyên tự học tập, tự bồi dưỡng tại mọi nơi, mọi lúc bằng mọi thông tin một cách có chọn lọc.
3.2.3. Giải pháp 3: Tăng cường quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng da ̣y nghề:
a). Mục đích của giải pháp:
Thực tiễn cho thấy việc quản lý tốt các điều kiện đảm bảo chất lượng da ̣y nghề là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý trung tâm. Việc tăng cường quản lý các điều kiện này giúp cơ sở da ̣y nghề chuẩn hóa từ mục tiêu, chương trình, về đội ngũ GV, CSVC, thiết bị dạy học… từng bước nâng cao chất lượng da ̣y nghề, ngoài ra có thể từng bước hòa nhâ ̣p cô ̣ng đồng cho HSKT giúp ho ̣ có thể khẳng đi ̣nh mình, ta ̣o cho ho ̣ có sân chơi, có điều kiê ̣n vâ ̣n đô ̣ng phu ̣c hồi chức năng.
b). Nội dung của giải pháp:
Việc tăng cường quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng da ̣y nghề của trung tâm xoay quanh một số nội dung chủ yếu:
- Tăng cường công tác quản lý điều chỉnh phương pháp, chương trình và nô ̣i dung giảng dạy.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ GV.
- Tăng cường quản lý CSVC, thiết bi ̣ phu ̣c hồi chức năng.
c). Tổ chức thực hiện giải pháp:
- Tăng cường quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy:
Để tăng cường quản lý, kế hoạch giảng dạy của GV, ngay từ đầu khóa học trung tâm tổ chức cho GV nắm chặt nội dung, tư ̣ điều chỉnh phương pháp và nô ̣i dung da ̣y ho ̣c, bổ sung trong chương trình, kế hoạch giảng dạy phù hợp với tình tra ̣ng khuyết tâ ̣t của ho ̣c sinh. Đảm bảo cho nội dung chương trình,
KHGD đã quy định được thực hiện đầy đủ, đạt được yêu cầu về chất lượng của từng môn học.
Phòng Đào tạo thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chương trình dạy nghề và kế hoạch GD từng môn học cụ thể.
Tổ chức những chuyên đề có liên quan đến nội dung chương trình dạy nghề được đặt ra.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ GV:
Trung tâm tổ chức nhiều đợt các buổi tâ ̣p huấn nâng cao năng lực để đô ̣i ngũ giáo viên và CNV trung tâm có thể nâng cao viê ̣c giao tiếp bằng ngôn ngữ cử chỉ.
Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ GV bằng nhiều hình thức: thường xuyên chuẩn hoá và tăng cường công tác bồi dưỡng nghiê ̣p vu ̣, nâng cao năng lực.
Tập huấn cho GV về phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV về nội dung tật học.
Đô ̣ng viên, khuyến khích, ta ̣o điều kiê ̣n để GV ho ̣c nâng cao theo chương trình giáo du ̣c đă ̣c biê ̣t và có thể tham gia ho ̣c sau Đa ̣i ho ̣c.
Tổ chức định kỳ cho GV đi thực tế tại các CSSX, kinh doanh dịch vụ nhằm cập nhật và bổ sung nội dung cần thiết trong công tác giảng dạy.
Tổ chức bồi dưỡng và chuẩn hóa nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho đội ngũ GV chưa đạt chuẩn.
Tạo điều kiện tối ưu cho GV tham quan, giao lưu giảng dạy với các cơ sở da ̣y nghề trong nước.
- Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phu ̣c hồi chức năng:
Tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng công nhân viên hoặc cử giáo viên kiêm nhiệm tham dự các lớp tập huấn về bảo quản, sử dụng các thiết bị giúp HSKT phu ̣c hồi chức năng.
Xây dựng, ban hành định mức sử dụng khấu hao CSVC, vật tư, trang thiết bị theo chất lượng và số lượng các hoạt động da ̣y nghề, phục vụ da ̣y nghề, kết hợp với kiểm tra đánh giá theo quy định.
Lập sổ tài sản để quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng dạy học và sổ theo dõi số lượt người sử dụng. Thông qua đó kiểm tra, đánh giá việc sử dụng chúng có hiệu quả hay không để có biện pháp kịp thời uốn nắn trong việc khai thác, sử dụng nhằm đáp ứng và nâng cao các điều kiện sống, học tập, rèn luyện nghề của HSKT đạt kết quả tốt.
d). Điều kiện thực hiện giải pháp:
- Đầu năm học, BGĐ trung tâm thông báo cho toàn thể CB, CNV và GV
các kế hoạch về viê ̣c tăng cưởng quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng da ̣y nghề.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng đào ta ̣o nghề và các đơn vị liên quan.
- Dự trù nguồn kinh phí cho việc bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ GV của
trung tâm cũng như việc đầu tư mua sắm, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng dạy học hiện đại để phục vụ cho kế hoạch da ̣y nghề.
3.2.4. Giải pháp 4: Tăng cường quản lý giờ lên lớp của GV a.) Mục đích của giải pháp:
Một trong các nội dung quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên chính là việc quản lý giờ lên lớp. Việc tăng cường quản lý tốt giờ lên lớp không những đem lại hiệu quả cho hoạt động giảng dạy của
GV nói riêng mà còn nâng cao chất lượng da ̣y nghề của trung tâm nói chung. Đây cũng chính là mục đích của giải pháp này.
b). Nội dung của giải pháp: - Quản lý giờ lên lớp:
Xây dựng các tiêu chuẩn giờ lên lớp trong công tác quản lý giờ lên lớp của phòng đào ta ̣o, nhằm tăng cường việc kiểm tra đánh giá, để hướng tới các giờ lên lớp có hiệu quả.
Tăng cường quản lý giờ lên lớp thông qua TKB được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và phù hợp với thực tế của trung tâm.
- Quản lý việc đổi mới PPGD của GV trên lớp:
BGĐ trung tâm nắm được phương pháp giảng dạy đặc trưng của môn ho ̣c, từ đó chỉ đạo việc cải tiến PPGD GV trên lớp bằng cách tổ chức nghiên cứu các phương pháp dạy học mới, hiện đại trong nước đang sử dụng và vận dụng vào thực tiễn đơn vi ̣ mình.
Ngoài việc quan tâm chỉ đạo giáo viên vận dụng phương pháp dạy học hợp lý và tích cực đổi mới, cần chú ý tới quan hệ giữa phương pháp giảng dạy và người học vì phương pháp dạy tốt nhưng phương pháp học không tốt thì hiệu quả dạy học cũng không cao, giáo viên thay đổi phuơng pháp dạy phải đi đôi với việc người học thay đổi phương pháp học mới lĩnh hội tốt nhất nội dung chương trình dạy học ...
- Quản lý việc sử dụng TBDH của GV trên lớp:
Có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất việc sử dụng trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng dạy học của GV.
Động viên, khuyến khích giáo viên sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết giảng, thực hành, thực tập, tiến tới sử dụng thành thạo có hiệu quả hơn những TBDH và học liệu hiện có để phục vụ cho việc dạy nghề đạt hiệu quả cao nhất.
c). Tổ chức thực hiện giải pháp: - Quản lý giờ lên lớp:
Xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của trung tâm. Hướng dẫn GV vận dụng để có thể tự đánh giá giờ dạy của mình và đánh giá giờ dạy của đồng nghiệp theo tinh thần luôn học hỏi, tự bồi dưỡng giúp đỡ lẫn nhau.Việc xây dựng chuẩn đánh giá giờ lên lớp giúp BGĐ trung tâm sử dụng tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá, từng bước nâng cao dần chất lượng toàn diện giờ lên lớp.
Thông qua dự giờ, BGĐ, phòng đào ta ̣o nghề cần tổ chức rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc, khuyến khích tôn trọng các ý kiến chuyên môn để đánh giá đích thực năng lực của GV, đồng thời thấy được thực trạng quá trình dạy nghề của thầy và trò để có những giải pháp sát thực nằng nâng cao