0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Quy trình cụ thể

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC PHÂN MÔN KHOA HỌC (MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI) Ở BẬC TIỂU HỌC (Trang 34 -40 )

2. Cơ sở thực tiễn

2.3. Quy trình cụ thể

* Bớc 1 : Chuẩn bị.

- Giáo viên : Chuẩn bị một cách kỹ càng về bài dạy + Tìm hiểu, tham khảo tài liệu để khắc sâu kiến thức.

+ Xác định đợc nội dung kiến thức cần đạt đến cho học sinh.

+ Dự kiến đợc những vấn đề có thể xẩy ra trong tiến trình học tập của học sinh nh các câu hỏi tự phát, các phơng án giải quyết vấn đề, …

+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.

+ Tiến hành làm thử thí nghiệm trớc khi lên lớp, một mặt là để nắm bắt đợc các bớc thí nghiệm một cách rõ ràng, mặt khác để kiểm tra mức độ đảm bảo của thí nghiệm, bởi vì nếu dụng cụ thí nghiệm không đảm bảo sẽ dẫn tới thí nghiệm không thành công và phản khoa học, điều này sẽ xẩy ra hiện tợng mất lòng tin ở học sinh.

- Học sinh : Chuẩn bị bài học, hoàn thành những nhiệm vụ đợc giao của giáo viên.

* Bớc 2 : Khởi động tình huống.

- Giáo viên : Bớc này giáo viên phải nêu lên một tình huống có vấn đề trong khoa học, tình huống này phải đảm bảo :

+ Kích thích, khêu gợi trí tò mò và lòng ham hiểu biết của học sinh, phải có sức hấp dẫn lôi cuốn để học sinh tự dấn thân mình vào hành động.

+ Phù hợp với nội dung kiến thức bài học, nghĩa là phải đánh vào trọng tâm của bài, để trên cơ sở đó học sinh tiến hành tìm tòi nghiên cứu, thao tác để hiểu biết trong sự tò mò mà tình huống có vấn đề đặt ra trớc chúng, đồng thời quá trình học sinh đi tìm và tìm đợc cũng chính là nội dung trọng tâm của bài học đ- ợc phơi bày.

Chính vì vậy, việc tạo ra tình huống có vấn đề trong khoa học là một việc làm rất quan trọng và đặc biệt trong giảng dạy khoa học cho học sinh tiểu học lại càng quan trọng hơn, là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ vào sự thành công của bài dạy.

Sau đây chúng tôi nêu ra một số ví dụ :

Ví dụ 1 : "Vòng tuần hoàn của nớc trong thiên nhiên" (KH4) có thể nêu tình huống nh sau : Khi ma thì có nớc rơi xuống. Vậy, tại sao lại có nớc ở trên trời ?

Ví dụ 2 : "Thành phần của đất trồng, bảo vệ đất trồng" (KH4) ta cũng có thể nêu : Giáo viên cầm một mẫu đất trồng và hỏi : Trên tay thầy cầm vật gì ? Học sinh trả lời : Đất trồng (Trớc đó các em đã học bài về đất trồng). Vậy theo em trong đất trồng có những thành phần nào ?

- Học sinh : Khi giáo viên nêu lên một tình huống có vấn đề trong khoa học, học sinh tiến hành thảo luận, trao đổi, đa ra các tiên đoán, những hiểu biết ban đầu (biểu tợng ban đầu) về sự vật hiện tợng.

Giáo viên phải để cho học sinh nói lên những suy nghĩ của mình, (lu ý cha nhận xét lời tiên đoán đó đúng hay sai), những hiểu biết ban đầu của học sinh có thể đúng nhng cha đầy đủ, hoặc có thể sai.

Ví dụ qua bài : "Vòng tuần hoàn của nớc trong thiên nhiên" (KH4). Học sinh có thể đa ra những hiểu biết, hình thành nên biểu tợng ban đầu.

- Do sông, suối có ở trên trời

- Do nhiều mây nặng nên nớc rơi xuống. - Do có ông thần ở trên trời phun nớc xuống.

- Do nớc ở sông, ao, hồ, biển, nóng rồi bốc hơi lên cao gặp lạnh hơi n… ớc ngng tụ lại những giọt nớc nhỏ, rồi rơi xuống và cứ nh thế trở thành một vòng tuần hoàn.

Hay trong bài "Sự sinh sản của ếch" (KH5). Giáo viên nêu câu hỏi : Em hiểu biết gì về sự sinh sản của ếch ? Học sinh đa ra hiểu biết của mình nh sau :

- Con ếch đẻ trứng. - Con ếch đẻ con. - Nó đẻ dới nớc. - Nó đẻ trên cạn.

- Trứng ếch nở ra con nòng nọc có đuôi, sau đó nó đứt đuôi, phát triển thành con ếch.

Hoặc một số biểu tợng về không khí khi học chủ đề về không khí (KH 4) - Không khí là gì ?

+ Không khí là gió.

+ Bão là không khí chính không khí làm gãy cây, cửa sổ. + Khi ta thở, con chim bay, tạo ra không khí…

- Không khí có ở đâu ? + ở bên ngoài.

+ ở trong đất, nớc, chai lọ,… + ở trong lốp ô tô.

- Ngời ta có thể nhìn thấy không khí ? + Không nhìn thấy.

+ Có nhìn thấy.

+ Nhìn thấy chút ít thôi.

- Ngời ta có thể làm ra gió nh thế nào ? + Quạt.

+ Khi ta thở.

+ Khi các vật chuyển động tạo thành gió. + Khi quả bóng xì hơi.

Trên đây, chúng tôi đã lấy một số ví dụ về dự kiến mà học sinh có thể phát biểu lên, hiểu về một số biểu tợng ban đầu, giáo viên phải biết lắng nghe, biết khêu gợi tạo điều kiện cho học sinh phát biểu, cũng xuất phát từ những quan niệm hiểu biết ban đầu, giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành hoạt động và tổng hợp thành một biểu tợng hoàn chỉnh về một sự vật hay một hiện tợng nào đó. Nghĩa là từ điểm xuất phát nền tảng mà trên xử lý đó kiến thức đợc thiết lập.

- Giáo viên : Khi học sinh hình thành đợc biểu tợng ban đầu, giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành đa ra các giả thuyết khoa học và cũng cơ sở để học sinh vạch kế hoạch thực nghiệm.

Ví dụ : Khi học về bài "Các thành phần của đất trồng, bảo vệ đất trồng" (KH4) học sinh có thể đa ra các giả thuyết.

- Nhóm những em cho rằng trong đất có không khí :

+ Trong đất có không khí, bởi vì nếu ta lấy một mẫu đất trồng bỏ vào trong một chậu nớc thì thấy bong bóng nổi lên.

+ Trong đất có không khí vì nếu không có không khí thì một số sinh vật trong đất không thể sống đợc.

+ Trong đất có không khí vì chúng tôi đã đọc đợc trên sách vở, báo chí. - Nhóm những em quan niệm trong đất có nớc :

+ Trong đất có nớc vì nếu lấy mẫu đất trồng khi cha phơi nắng thì mềm hơn, khi phơi nắng đất khô, nó sẽ cứng hơn.

+ Đất trồng có nớc vì nếu lấy một ít đất trồng bỏ vào ống bơ, trên đậy một tấm thuỷ tinh sạch, đem nung trên lửa. Một lát sau, hơi nớc bốc lên, đọng lại làm mờ thuỷ tinh. Điều đó chứng tỏ đất trồng có nớc.

Hoặc bài "Tách các chất trong hỗn hợp và trong dung dịch" (KH5)

- Giáo viên có thể đa ra yêu cầu : Một dung dịch gồm rợu đã hoà tan với n- ớc và đờng. Theo các em có thể tách dung dịch trên thành 3 chất riêng biệt nh khi cha hoà tan đợc không ?

+ Có thể tách đợc, bởi vì nếu ta đổ dung dịch đó vào trong ấm rồi đun trên ngọn lửa, vì rợu nhẹ hơn nớc nên hơi nớc đợc dẫn qua ống nhựa đặt trong khay đựng nớc đá, bị lạnh ngng tụ lại thành rợu. Rợu này chảy vào cốc hứng. Tiếp đó nớc sôi lên, hơi nớc qua ống nhựa, bị lạnh ngng tụ lại thành nớc, nớc này chảy vào một cốc khác. Tiếp tục đun sôi cho đến khi nớc vừa cạn hết thì dới đáy ấm còn lại đờng khô.

+ Có thể tách đợc : Bởi vì, ta đa dung dịch đó vào trong một cái lọ thuỷ tinh. Vì rợu nhẹ hơn nớc nên rợu sẽ nằm ở lớp trên, số lợng nớc hoà tan với đờng

để lâu lắng xuống ở tầng dới, còn nớc ở tầng giữa. Sau đó, ta lấy vòi hút rợu ra, hút nớc ra, số nớc còn lại ta đem đun sôi để chng cất thành đờng.

+ Không thể tách đợc : Bởi vì, đờng ta có thể tách đợc bằng cách đun sôi và chng cất, còn nớc và rợu không thể tách đợc vì chúng nặng nh nhau.

+ Có thể tách đợc : Bởi vì, đờng ta có thể tách đợc bằng cách chng cất là điều hiển nhiên, còn nớc và rợu có thể tách đợc bởi vì khi ngời ta nấu rợu, trong cơm rợu chứa cả nớc và rợu, khi nấu hơi rợu sẽ bay lên trớc qua ống dẫn đã đợc làm lạnh và vào chai, khi hơi rợu bay hết thì hơi nớc tiếp tục bay lên và chảy vào một chai khác.

Nh vậy, việc đa ra các giả thuyết khoa học cũng là việc đa ra các nhận xét ban đầu, cùng một vấn đề khoa học nhng có thể có nhiều cách hiểu khác nhau, cùng một quan niệm nhng lại có nhiều phơng án giải quyết khác nhau. Trên cơ sở đó, giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành vạch kế hoạch, thực hiện làm thí nghiệm để chứng minh, để kiểm tra cho giả thuyết của mình đa ra.

* Bớc 4 : Tiến hành thí nghiệm.

Đây là một trong những bớc quan trọng của việc dạy học theo phơng pháp "Bàn tay nặn bột" cho nên giáo viên phải biết tổ chức cho học sinh tiến hành làm thí nghiệm một cách sinh động có hiệu quả, có sức hấp dẫn và cuốn hút đa học sinh phát huy khả năng độc lập hoạt động để chiếm lĩnh tri thức khoa học. Sau khi tổ chức cho học sinh hoạt động ở bớc 3 đồng thời với việc các em kiểm tra giả thiết là tiến hành thí nghiệm. Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm thờng tổ chức theo nhóm hoặc từng cá nhân học sinh. Tiến hành thí nghiệm thờng trải qua các bớc sau : Vạch kế hoạch thí nghiệm (đa ra phơng án thí nghiệm, phân công công việc, chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm), tiến hành thí nghiệm và ghi chép, và rút ra kết luận.

* Bớc 5 : Báo cáo kết quả và tìm ra kết quả chung. - Giáo viên : Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả. - Học sinh :

+ Báo cáo kết quả : Có thể báo cáo kết quả bằng lời, mô hình, biểu diễn thí nghiệm.

+ So sánh đối chiếu kết quả thí nghiệm của ngời khác.

+ Thảo luận, nhận xét để tìm ra một giả thuyết đúng, kết quả đúng, thuyết phục. Đồng thời chỉ ra những chỗ cha hợp lý, cha chặt chẽ của một số giả thuyết khác và một số kết quả khác.

+ Tiến hành sửa chữa để hoàn thành một khái niệm mới, đúng, chính xác và đầy đủ.

* Bớc 6 : Kết luận.

- Chốt lại kiến thức trọng tâm của bài, khẳng định tính đúng đắn của chân lý khoa học vừa đợc kiểm chứng.

- Cho học sinh trình bày lại kiến thức trọng tâm của bài. * Bớc 7 : Đánh giá.

- Giáo viên : Tổ chức cho học sinh đánh giá về các mặt : Kiến thức, kỹ năng, thái độ.

- Học sinh : Nhận thức rõ sự tiến bộ của bản thân mình.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, vì đặc điểm học sinh tiểu học ham hiểu biết hay tò mò và hay thắc mắc cho nên các em có thể đặt ra nhiều câu hỏi tự phát mà giáo viên cần phải giải thích rõ ràng cho chúng. Ví dụ : Khi học bài "Sự

sinh sản ở ngời" (KH5), học sinh có thể đặt ra các câu hỏi xung quanh chủ đề

này nh sau :

* Em bé ở trong bụng mẹ, làm cách nào để cho nó ăn ? * Em bé có nghe đợc tiếng động ở bên ngoài hay không ? * Em bé có thở hay không ?

* Em bé phát triển nh thế nào ?

* ở trong bụng mẹ, em bé có hình dạng ra sao ? * Vì sao một số phụ nữ lại không thể có con ? * Vì sao em bé ở 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ ?

* Ngời ta có thể tạo ra những em bé mà không cần có bố đợc không ? * Trứng là gì ?

* Tinh trùng là gì ?

* Một khi tinh trùng vào bụng mẹ, em bé đợc hình thành nh thế nào ? * Vì sao ngời phụ nữ lại sinh 2 - 3 ngời con ?

Sau đây chúng tôi thiết kế một số giáo án mẫu theo quy trình mà chúng tôi đã đa ra :

Bài 1 : Bóng đen (KH 4)

I. Mục đích:

- Biết quan sát bóng của một vật, xác định đợc vị trí tơng quan giữa vật chiếu sáng với vật đợc chiếu sáng và bóng của nó.

- Nêu đợc khái niệm về bóng đen.

- Nêu đợc nguyên tắc tìm phơng hớng bằng bóng cây.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên : Một chiếc đèn pin, một cái cọc, một máy chiếu hình có lỗ để bỏ bóng đèn vào tạo nguồn sáng phát ra.

- Học sinh (chuẩn bị theo nhóm) : 1 đèn pin, 1 chiếc cọc, 1 tờ giấy to, 1 con rối làm bằng bìa.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC PHÂN MÔN KHOA HỌC (MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI) Ở BẬC TIỂU HỌC (Trang 34 -40 )

×