Phương pháp tính lương cho bộ phận Quản lý hành chính

Một phần của tài liệu 20 luan van bao cao HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư xây DỰNG và kỹ THUẬT VINACONEX (Trang 41 - 42)

Đối với nhân viên bộ phận quản lý, hành chính, do kết quả công việc không thể được đánh giá dựa trên sản phẩm hoàn thành nên việc tìm ra một cách thức tính lương sao cho phản ánh được đúng kết quả lao động và kích thích được tinh thần lao động luôn là vấn đề Công ty quan tâm. Trước kia, khi là trung tâm Đấu thầu và Quản lý dự án của Tổng công ty VINACONEX, tiền lương được tính đơn giản dựa trên ngày công làm việc. Theo đó dựa vào bảng chấm công đã được trưởng bộ phận xác định, lương cơ bản của nhân viên khối hành chính - quản lý được tính như sau:

Trong đó: L1: Lương tháng của nhân viên hành chính i

NCi: Ngày công làm việc trong tháng của nhân viên i

LNi: Tiền lương ngày tương ứng của nhân viên hành chính i (theo cấp bậc công việc)

Hi : Hệ số tăng trưởng của Công ty

Ví dụ như nhân viên Mai Lan Hương ở phòng kế toán có số ngày công trong tháng là 22 ngày. Nhân viên này hưởng mức lương của kỹ sư bậc 4 với mức lương ngày là 46.000đ/ngày. Hệ số tăng trưởng của công ty trong tháng là 1,5. Khi đó tiền lương cơ bản (chưa tính phụ cấp và tiền ăn ca) trong tháng mà nhân viên được hưởng là 22 x 46.000 x 1.5 = 1.518.000đ

Với cách tính lương theo kiểu cũ, Công ty đã tiết kiệm được thời gian trong việc tính lương vì phương pháp tính lương tương đối đơn giản. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của phương pháp tính lương này là chưa thực sự khuyến khích được người lao động trong công việc nhất là người lao động thuộc khối quản lý – hành chính vì cách trả lương này chỉ dựa trên ngày công thực tế mà không dựa trên kết quả và chất

Tổng lương thực lĩnh = Lương cơ bản + Lương năng suất

lượng công việc. Người lao động vì thế chỉ đi làm đủ ngày công để hưởng lương mà không thực sự phấn đấu cho kết quả lao động sản xuất nói chung của doanh nghiệp. Trong khi đó, đối với một doanh nghiệp về đấu thầu và quản lý dự án thì kết quả hoạt động của khối quản lý- hành chính là hết sức quan trọng và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của Công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tính lương cho khối quản lý- hành chính, ngay sau khi tách ra thành lập Công ty, ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra cách tính lương mới đối với nhân viên thuộc khối hành chính sự nghiệp nhằm khắc phục nhược điểm của cách tính lương theo cách cũ.

Trong đó:

TLHĐ: là tiền lương đã được ghi nhận trong hợp đồng lao động Giờ làm việc thực tế: là số giờ mà nhân viên đã làm

Giờ công định mức:là số giờ làm việc hành chính trong một tháng theo định mức TLc: Số tiền mà nhân viên nhận được

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn Chính, nhân viên phòng kế hoạch: Lương theo hợp đồng là 2 triệu đồng

Thời gian làm việc thực tế là: 19 x 8 + 4 x 5 = 172 giờ Giờ công định mức là: 21 x 8 + 4 x 5 = 188 giờ

Như vậy tiền lương chính của anh Nguyễn Văn Chính sẽ bằng:

TLc = 2.000.000 x 172 188

Một phần của tài liệu 20 luan van bao cao HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư xây DỰNG và kỹ THUẬT VINACONEX (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w