0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Vần điệu trong đồng dao

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGÔN NGỮ ĐỒNG DAO VIỆT NAM (Trang 41 -50 )

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Vần điệu trong đồng dao

Vần là một phơng tiện tổ chức văn bản thơ dựa trên sự lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hòa và liên kết của dòng thơ. Vần đợc phân biệt theo vị trí gieo vần có vần chân, vần lng; phân biệt theo mức độ hòa âm có vần chính, vần thông, vần ép [9; 423].

Ngoài hai cách phân loại vần nh trên còn có cách phân loại theo đờng nét thanh điệu trong các âm tiết hiệp vần, có vần bằng (B) và vần trắc (T). Loại vần này chủ yếu đợc gieo ở thơ cách luật, còn ở loại thơ tự do (từ hai đến tám chữ) thì ít quan tâm đến. Cho nên ở đây, chúng tôi chỉ nghiên cứu vần theo vị trí đợc gieo và theo mức độ hòa âm. Tuy nhiên trong đồng dao cũng có thể lục bát (cũng là một thể của loại thơ cách luật) nhng đó chỉ là một trong nhiều thể của đồng dao - loại thơ tự do - nên chúng tôi cũng không nghiên cứu loại vần B - T, (tất nhiên là loại vần gieo theo vị trí và theo mức độ hòa âm cũng đợc gieo rất nổi bật ở thơ cách luật). Nói tóm lại, ở đồng dao, chúng tôi chỉ nghiên cứu các loại vần gieo theo vị trí và theo mức độ hòa âm là: vần chân, vần lng, vần chính, vần thông và vần ép.

Vần chân (còn gọi là cớc vận) là vần đợc gieo vào cuối dòng thơ, có tác

dụng đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ. Vần chân rất đa dạng: khi liên tiếp, khi gián cách, khi ôm nhau, khi hỗn hợp các loại trên. Đây là loại vần đợc gieo phổ biến nhất trong thơ ca [9; 424].

Vần lng (còn gọi là yêu vận) là vần đợc gieo vào giữa dòng thơ (trong thể

Vần lng là một hiện tợng đặc biệt của vần luật Việt Nam, tạo nên tính chất giàu nhạc điệu của tiếng Việt và câu thơ Việt Nam [9; 425].

Vần chính là sự hòa phối âm thanh ở mức cao giữa các tiếng đợc gieo vần, trong đó bộ phận vần cái (kể từ nguyên âm chính đến cuối âm tiết) hoàn toàn trùng hợp, phụ âm đầu của các tiếng gieo vần (nếu có) phải khác nhau [9; 425].

Vần thông là một loại vần đợc tạo nên bởi sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng đợc gieo vần, trong đó bộ phận vần cái (kể từ nguyên âm chính đến cuối âm tiết) không lặp lại hoàn toàn mà có thể khác biệt nhau chút ít [9; 425].

Vần ép là loại vần mà âm chính khác nhau cả về dòng lẫn độ mở, còn âm cuối thì hoặc trùng nhau, hoặc cùng nhóm phụ âm (mũi hay tắc) [21; 53].

Khảo sát trong 279 lời đồng dao, các loaị vần trên có biểu hiểu hiện nh sau:

Loại vần Số lợng (cặp) Tỷ lệ (%) Vần theo vị trí (1621 cặp) Vần chân 817 50,4 Vần lng 804 49,6 Vần theo mức độ hoà âm (1766 cặp) Vần chính 1443 81,7 Vần thông 266 15,1 Vần ép 57 3,2 Bảng 2.2: Vần trong đồng dao

Kết quả thống kê trên cho thấy các loại vần xét theo tiêu chí vị trí đợc gieo không chênh lệch nhau lắm. Tuy nhiên, xét theo đơn vị bài thì số lợng vần theo vị trí có sự chênh lệch khá lớn. Trong 279 bài đồng dao có 35 bài toàn vần chân (chiếm 12,5%), 61 bài toàn vần lng (chiếm 21,9%), 8 bài không có vần nào (chiếm 2,9%), 175 bài có vần chân xen lẫn vần lng (chiếm 62,7%). Nh vậy là 97,1% số bài đồng dao Việt Nam có vần so với 2,9% số bài không có vần. Rõ ràng sự hòa âm phối thanh trong đồng dao rất cao. Vần không chỉ tạo vần vè, du dơng cho thơ mà còn tạo tính nhịp nhàng, đều đặn phù hợp với nhịp thơ trong quá trình diễn xớng của các em. Nguyễn Phan Cảnh cho rằng “Trong giai đoạn đầu của sự tiến hóa thi pháp Việt Nam: a, Tất cả các âm tiết không kể B hay T đều

tham gia vào vận động tạo vần; b, Tất cả vần đều có thể vừa kiến tạo ở cuối phát ngôn (vần chân) vừa ở giữa phát ngôn (vần lng) [2; 155].

Các loại vần xét theo tiêu chí mức độ hòa âm chênh lệch nhau rất lớn. ở

đây, vần chính chiếm đại đa số, còn vần ép rất ít. Trong tài liệu của chúng tôi có 78 bài toàn vần chính (chiếm 27,95%), 2 bài toàn vần thông (chiếm 0,7%), 1 bài toàn vần ép (chiếm 0,35%), 195 bài gieo kết hợp các loại vần (chiếm 69,9%) (trong đó có 20 bài gieo cả ba loại vần theo mức độ hòa âm), loại vần kết hợp này luôn có số lợng nhiều nhất vì tính uyển chuyển, vần vè của nó. Tuy nhiên, có 3 bài không có vần nào (chiếm 1,1%), trong 3 bài đó thì có 2 bài chỉ một dòng thơ (KTĐDVN, tr. 139 và 146), điều này cũng dễ hiểu vì dung lợng bài thơ quá ngắn và cả hai bài này đều thuộc chủ đề “Những câu đố lý thú” nên câu thơ - bài thơ rất kiệm lời (tất nhiên là cũng có những bài chỉ một dòng mà vẫn có vần: Con

đóng khố, bố ở truồng - KTĐDVN, tr. 143). Bài còn lại có dung lợng hơn một

dòng nhng vẫn không có vần nào: Một ông sao sáng Hai ông sáng sao Ba ông sao sáng

Bốn ông sáng sao… (KTĐDVN, tr. 93)

Đó là cái nhìn mang tính tổng quát về vần trong đồng dao. Dới đây, chúng tôi xin lần lợt tìm hiểu vần trong từng thể thơ của đồng dao mà chúng tôi chọn làm đối tợng nghiên cứu.

Vần trong đồng dao hai chữ: ở thể này chỉ có 1 bài nên việc tìm hiểu đặc điểm chung của vần ở đây hơi khó khăn. Chỉ có thể tìm hiểu vần ở bài thơ cụ thể

này: Rải…. gianh/ trồng chanh/ Vun chanh/ Xới chanh/ Bẻ cành/ Hái ngọn/

Chọn đôi (chọn ba…) (KTĐDVN, tr. 101). Xét về vị trí gieo vần thì bài này gieo

cả vần chân và vần lng; về mức độ hòa âm thì trong toàn bài là vần chính vì vậy bài đồng dao này rất du dơng, nhịp nhàng. Nói về vần trong thể thơ hai chữ, Lạc Nam nhận xét: “Những từ có thanh âm giống nhau hoặc hòa hợp đặt vào hai hoặc nhiều câu để hởng ứng nhau làm cho câu thơ có âm điệu và dễ nhớ” [22; 70].

Vần trong đồng dao ba chữ: khác với đồng dao hai chữ, đồng dao ba chữ đã có mặt tất cả các loại vần theo hai tiêu chí trên. Tuy nhiên, nhiều hơn cả vẫn là vần chân và vần chính:

Nhắc cò

Lên trên o (cô)

Xin miếng nác (nớc)

Về dới bác

Xin miếng xôi

Lên trên trời

Rụng cái độp. (KTĐDVN, tr. 92)

Có bài gieo vần theo kiểu xoáy trôn ốc rất thú vị, kết hợp giữa vần chính và vần lng. - Trồng cây dừa Chừa cây mận Tấn cây đào… (KTĐDVN, tr. 100) - Bằng cái đĩa xỉa xuống ao

Đào không thấy

Lấy chẳng đợc… (KTĐDVN, tr. 147)

Vần trong đồng dao bốn chữ: Lạc Nam cho rằng thơ bốn chữ đợc xem “là thể thơ tự do, không niêm luật gò bó, dễ viết, dễ hiểu chỉ cần bắt vần cho xuôi là đợc” [22; 78]. Vậy vần trong đồng dao bốn chữ có đặc điểm nh thế nào? Vần trong đồng dao bốn chữ đợc gieo rất linh hoạt, có cả vần chân, vần lng, vần chính, vần thông, vần ép, trong đó vần chân và vần chính chiếm đa số với các dạng cụ thể nh sau:

* Theo vị trí đợc gieo:

- Toàn bộ bài thơ là vần chân:

Vác bóng mà soi

Là hoa bông giếng

Là hoa chim chim

Xuống nớc mà chìm

Là hoa bông đá… (KTĐDVN, tr. 22) - Toàn bộ bài thơ là vần lng:

Ông sảo ông sao

Ông vào cửa sổ

Ông với tôi

Ông ngồi lên chiếu… (KTĐDVN, tr. 37)

- Có bài không có vần chân và vần lng nào: O hòn… ót họt

Cơm xôi cá nhuyễn Mày đơm, tao đơm

Bối rối bối ràng… (KTĐDVN, tr. 84) - Vần chân xen lẫn vần lng:

Ông sấm ông sét

Ông hét đùng đùng

ông nổ lung tung

Vỡ vung, vỡ nồi … (KTĐDVN, tr. 37)

Tất nhiên trong các bài thơ trên có cả vần theo tiêu chí hòa âm. * Theo mức độ hòa âm, có các dạng:

- Toàn bộ bài thơ là vần chính:

Lạy trời ma xuống

Lấy nớc tôi uống

Lấy ruộng tôi cày

Lấy bát cơm đầy… (KTĐDVN, tr. 31)

- Đồng dao bốn chữ không có bài nào chỉ gieo vần thông hay chỉ gieo vần ép. - Phần lớn bài đồng dao gieo kết hợp các loại vần

ếch ở dới ao

Nhảy ra bì bõm

ếch kêu “ồp ộp

ếch kêu “ặp ặp”… (KTĐDVN, tr. 54)

Tất nhiên trong các bài thơ trên có cả vần xét theo vị trí. Chỉ có 1 bài đồng dao bốn chữ không có vần nào kể cả theo vị trí lẫn theo mức độ hòa âm là bài

Ông sao (KTĐDVN, tr. 93).

Nh vậy, vần theo mức độ hòa âm trong đồng dao bốn chữ chủ yếu là vần chính và vần hỗn hợp cả ba loại (vần chính, vần thông và vần ép), điều đó góp phần cho thấy sự hài hòa vần điệu trong đồng dao bốn chữ rất cao giúp các em đọc, hát và diễn xớng dễ dàng, nhịp nhàng và cũng cho thấy rằng thơ bốn chữ là thể thơ tiêu biểu trong đồng dao.

Vần trong đồng dao năm chữ: vì số lợng bài quá ít (chỉ có 1 bài) nên chúng

tôi không phân loại biểu hiện cụ thể các vần nh ở thể bốn chữ. ở bài thơ này xét

theo vị trí thì chỉ có vần chân; xét theo mức độ hòa âm thì có vần chính và vần ép: Khi khóc dai ngồi dỗ

Khi ngứa ngáy ngồi xoa

Trông tháng trọn ngày qua

Trông từng ly từng tí …

Nơi ớt để mẹ nằm

Nơi khô xê con lại

Suốt đêm ngày mong mỏi… (KTĐDVN, tr. 112)

Vần trong đồng dao sáu chữ khá thú vị, trong 6 bài thì chỉ có 1 bài không có vần (Đầu xe lửa, đít xe hơi - KTĐDVN, tr. 146), 5 bài còn lại đều gieo vần rất hay và gần nh cùng một mô típ: tất cả đều gieo vần lng và vần chính; vần chính trong các bài đều đợc gieo liên tiếp trong một dòng và vắt từ dòng trớc sang dòng

sau. Có 1 bài chỉ 1 dòng (Con đóng khố, bố ở truồng - KTĐDVN, tr. 143), 4

bài còn lại từng đôi một có cùng mô típ: A là B và A mà B.

Sáo sậucậu sáo đen… (KTĐDVN, tr. 144) - Kỳ đàcha cắc Cắc mẹ kỳ nhông… (KTĐDVN, tr. 121) - Da cócbọc bột lọc Bột lọcbọc hòn than… (KTĐDVN, tr. 149) - Da cóc bọc bột lọc Bột lọcbọc hòn son… (KTĐDVN, tr. 149)

Vần trong đồng dao bảy chữ: trong 3 bài đồng dao bảy chữ thì có 1 bài không có vần (Đi nằm, đứng nằm, nằm thì đứng - KTĐDVN, tr. 139), 2 bài còn lại tuy dung lợng rất ngắn (1 đến 2 dòng) nhng vẫn gieo vần khá hài hòa: có vần chính

(Đói nằm co, ăn no bị trói - KTĐDVN, tr. 140); có vần thông và vần lng:

Con gì không chân mà leo núi

Con gì không mà nuôi con. (KTĐDVN, tr. 149)

Vần trong đồng dao tám chữ: cả 2 bài đồng dao tám chữ đều gieo vần lng và vần chính, vần chính vừa đợc gieo liên tiếp trong một dòng vừa vắt từ dòng này qua dòng khác tạo điểm nhấn nhịp nhàng cho thơ:

Cái cây bên ta, cái bên ngô

Cái ngọn tày bồ, cái gốc tày tăm. (KTĐDVN, tr. 140)

Vần trong đồng dao thể tự do: vì câu dài câu ngắn khác nhau nên cách gieo vần trong thể này khá phong phú, hầu nh có mặt tất cả các loại vần trên. Phần lớn các bài vừa có mặt loại vần gieo theo vị trí vừa có mặt loại vần theo mức độ hòa âm:

Đi đâu cho kịp mà về

Thấy hoa đừng bẻ

Thấy trẻ đừng chơi

Cầu quan đừng ngồi

Đi đến nơi về đến chốn (KTĐDVN, tr. 111)

vần chân - vần thông vần lưng - vần chính vầng lưng - vần thông

Có bài xuất hiện cả 5 loại vần theo hai tiêu chí trên, vừa có vần chân, vần l- ng; vừa có vần chính, vần thông và vần ép:

Nghe vè nói ngợc

Ngựa đua dới nớc

Nớc kém ba mơi

Mồng mời nớc chảy

Đêm rằm trời tối

Băm mốt sáng trăng

Ngó lên đám bí ngô tàn

Trâu băng, ngựa dẫm, mời làng đến xem

Mặt em tròn tựa chữ điền

Mê nơi sang cả vàng đem đổi chì (KTĐDVN, tr. 132)

Tuy nhiên cũng có một số ít bài chỉ có một loại vần theo một tiêu chí, chỉ có vần theo mức độ hòa âm mà không có vần theo vị trí:

Nín đi em cng ơi

Đừng khóc nữa em nhé Khóc ban đêm sợ con thù thì Khóc buổi chiều con cáo đến bắt Khóc ban tra cú vọ nhòm đầu hồi

Khóc ban mai sợ con cò lò dò bờ ao. (KTĐDVN, tr. 161)

(Bài thơ này chỉ có vần chính gieo liên tiếp trong dòng cuối)

Vần trong đồng dao thể lục bát: về vần theo vị trí, trong 99 bài đồng dao thuộc thể lục bát có 146 cặp vần chân và 253 cặp vần lng, ở thể này vần lng chiếm u thế nổi trội. Về vị trí của vần lng, có khi là tiếng thứ 6 ở câu bát (theo thông thờng) cũng có khi là tiếng thứ 4 hoặc thứ 2 (phá luật):

- Em tôi buồn ngủ buồn nghê

Buồn ăn cơm nếp cháo thịt gà (KTĐDVN, tr. 162)

- Con cò mà hay đi chơi

vần chân - vần chính

vần lưng - vần chính

vần chân - vần thông

Gặp khi tối trời núp bụi cây mng (KTĐDVN, tr. 159)

- …Bánh béo đã chín hồi tra

Mày cha súc miệng cha cho bánh bèo. (KTĐDVN, tr. 160)

Nguyễn Phan Cảnh cho rằng “cái vần lng nổi tiếng của lục bát đã đem lại vinh quang cho thể thơ này” [2; 184].

Về vần theo mức độ hòa âm: theo thống kê của chúng tôi, vần chính chiếm đại đa số: có 325 cặp vần chính, 64 cặp vần thông và chỉ có 10 cặp vần ép. Tuy nhiên, cũng có bài lục bát chỉ có vần thông mà không có vần chính:

Có sống mà chẳng có lng

Có lỡi, có mũi mà không có mồm. (KTĐDVN, tr. 145)

Nh vậy, nhìn chung các thể thơ trong đồng dao đều có cách gieo vần khá thú

vị. ở mỗi thể hầu nh có mặt tất cả các loại vần trên. Tuy nhiên, ở một số thể thiên

về một số loại vần nhất định (lục bát thiên về vần chính; thể bốn chữ thiên về vần chân và vần chính).

Vần có vai trò rất quan trọng, không chỉ trong thơ ca mà trong cả văn xuôi hay lời nói hàng ngày. Câu văn, lời nói có vần cũng tạo nên điểm nhấn nhịp nhàng làm cho lời nói có “trọng lợng”, có duyên, dễ đi vào lòng ngời: “Trâu quá

, mạ quá thì, hồng nhan bỏbị còn là xuân” (lời của nhân vật Đào trong Mùa

Lạc của Nguyễn Khải). Còn về vần trong thơ, có ngời khẳng định: “Thơ là có

vần, thơ không có vần hãy cho nó một tên khác” [40; 342]. Trong đồng dao vần có vai trò nh thế nào? Đồng dao là một loại thơ thuộc thơ ca cổ truyền của dân tộc Việt. Vì đây là loại thơ ca dành riêng cho trẻ em, mà trẻ em thì t duy duy lý còn non nớt cho nên những cái gì là thuộc diễn đạt, suy luận lôgích… tức là liên quan đến nội dung trong thơ ít đợc chú ý. Vấn đề còn lại để thơ đi vào tâm trí trẻ là hình thức, cụ thể là vần điệu, nhịp điệu. Đặc trng của đồng dao là giúp trẻ diễn xớng (vừa hát vừa chơi) để rèn luyện đức, trí, thể, mỹ. Vậy cái gì giúp các em vừa chơi vừa hát một cách thuộc lòng trong khi trí nhớ của các em còn có hạn mà các em chơi say sa không bị gián đoạn do quên lời hát? Đó (theo chúng tôi) là do sự bắt vần giữa các câu nh những nốt nhạc khiến các em nhớ đợc. Nguyễn Văn Vĩnh

nhận thấy: “Cái lẽ con trẻ cha nói đợc một câu mà đã nhớ nổi đợc một vài câu hát dài… bởi vì câu hát có vần, có điệu” [dẫn theo 17; 662].

Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

Đến ngõ nhà trời

Lạy cậu lạy mợ

Cho chó về quê

Cho đi học… (KTĐDVN, tr. 60)

Ta thấy câu trớc tạo vần, câu sau vừa bắt vần vừa chờ vần để câu sau nữa lại bắt vào… cứ nh thế đến hết bài. Nh vậy, vần trong đồng dao ngoài chức năng giúp các em nhỏ ca hát, diễn xớng,… còn có chức năng rất quan trọng là rèn luyện trí nhớ cho các em - đây là tiền đề rất quan trọng trong t duy của mỗi con ngời.

Tóm lại, ở hình thức thơ ca nào, ở thời đại nào vần cũng có vai trò rất quan trọng, “có lẽ, vần là thứ gia vị truyền thống không thể thiếu trong cấu tạo và sử dụng ngôn ngữ, nhất là trong món ăn tinh thần nghìn đời của ngời Việt chúng ta: thơ ca” [21; 70].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGÔN NGỮ ĐỒNG DAO VIỆT NAM (Trang 41 -50 )

×