Nhịp điệu trong đồng dao

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ đồng dao việt nam (Trang 50 - 61)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Nhịp điệu trong đồng dao

Nhịp điệu, nhịp thơ, bớc thơ hay khuôn nhịp là những phạm trù thuộc hình thức thơ ca nổi bật và đợc nhiều ngời quan tâm nghiên cứu. Đây là những tên gọi khác nhau cùng chỉ một khái niệm là nhịp trong thơ. Tuy nhiên, nhịp điệu có phạm trù rộng hơn một chút, nó không chỉ có trong thơ mà còn cả trong văn xuôi

nữa tuy rằng ít phổ biến hơn. Trong từ điển thuật ngữ văn học, nhịp điệu đợc

định nghĩa là “một phơng tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật trong văn học, dựa trên sự lặp lại có tính chất chu kỳ, cách quãng hoặc luân phiên của các yếu tố có quan hệ tơng đồng trong thời gian hay quá trình nhằm chia tách và kết hợp các ấn tợng thẩm mỹ (…), đơn vị cơ bản của sự lặp lại trong thơ là dòng thơ (cũng thờng gọi là “câu thơ”) với độ dài của nó gồm một số tiếng (4, 5, 6, 7, 8 tiếng) và vần nh là điểm ngắt của nó. Vì vậy, mỗi thể thơ có một nhịp điệu riêng. Dòng thơ lại có kiểu ngắt nhịp của luật thơ, có độ dài, ngắn, cân đối hoặc không

cân đối khác nhau…” [9; 238]. Nh vậy, theo định nghĩa trên, nhịp điệu trong thơ là “kiểu ngắt nhịp” trong dòng thơ theo luật thơ, gọi là nhịp thơ.

Nhịp điệu trong thơ “xuất hiện trên cơ sở nhịp điệu của lao động, nhịp điệu hơi thở của con ngời. Nhịp điệu là sự nối tiếp của các tiếng sắp xếp thành từng khung đều đặn của giọng nói và theo thời gian” [10; 179]. Theo Gioócgơ Tôm

xơn trong chủ nghĩa Mác và thơ ca thì “khúc hát dân gian có phần bất biến và

phần ứng biến: phần bất biến dính luôn với công việc thực tế không thay đổi; còn phần ứng biến thì vô cùng vô tận, thay đổi hàng ngày theo tình hình thời sự. Lúc đầu khiêu vũ, âm nhạc, thơ ca có chung nguồn gốc là sự vận động nhịp nhàng của con ngời trong lao động, gồm cơ thể và lời nói. Trong bài hát, thơ làm thành nội dung của âm nhạc, âm nhạc là hình thức của thơ. Rồi thơ tách ra dần, thơ kể cho ta một câu chuyện có sự cô đọng nội tại của riêng nó và độc lập với hình thức nhịp điệu. Cho nên ngôn ngữ thơ ca giữ đợc tính nhịp điệu, tính âm hởng, tính t-

ởng tợng cố hữu của lời nói thơ ca”. ở đồng dao, điều này thấy rất rõ ở chủ đề

“bài ca tập làm ngời lao động”, ta thấy nhịp thơ gắn với nhịp lao động của con ngời rất nhịp nhàng:

Tay cầm / con dao Làm sao/ cho sắc Để mà/ dễ cắt

Để mà/ dễ chặt… (KTĐDVN, tr. 96)

Nhịp trong thơ còn phụ thuộc vào nhịp thở. Nhịp thở có liên quan đến tình cảm, cảm xúc của con ngời. Nhịp thở chịu sự chi phối của tình cảm. Thơ là lĩnh vực thể hiện tình cảm rất mạnh, rất tập trung. Các trạng thái rung cảm, cảm xúc, xúc động đều ảnh hởng đến việc chọn lựa nhịp thở của câu thơ, bài thơ. Vì thế khi đọc thơ, cảm xúc trong thơ sẽ chi phối cách đọc nhanh hay chậm, ngắt nhịp dài hay ngắn, mau hay lâu. Trong đồng dao, nhịp thơ và nhịp thở liên quan rất rõ. Đây là thơ dành cho trẻ em, nhịp thở của các em thờng ngắn, nhanh, khi kết hợp với trò chơi lại nhanh hơn nữa. Theo Bùi Công Hùng, nhịp trong thơ “là nhịp trên

cơ sở lao động, dựa vào hơi thở gắn với xúc cảm, dựa vào bản chất của chất liệu ngôn ngữ. Nhịp thơ là nhịp điệu có tính mỹ học do con ngời sáng tạo ra để biểu hiện t tởng tình cảm của mình” [10; 182].

Nhịp điệu của thơ còn xuất hiện trên cơ sở lặp lại và luân phiên các đơn vị

âm luật theo sự cấu tạo đơn vị ngữ điệu của ngôn ngữ. Trong lý luận câu thơ,

Timô Phêép cho rằng: “Nhịp điệu trớc tiên là việc lặp lại có tính quy luật các hiện tợng giống nhau. Đơn vị đầu tiên của nhịp là âm tiết và rộng hơn là nhóm âm tiết”. Còn Dapan lại cho rằng: “Đơn vị cơ bản của nhịp điệu là dòng thơ, là các nhóm thống nhất trong dòng thơ tạo nên một dãy hay một nhóm cùng hệ thống, cùng dãy” [10; 184]. Thực tế cho thấy, trong đồng dao, nhịp thơ có khi là nhịp dòng (mỗi dòng thơ là một nhịp, ngắt ở cuối dòng), có khi là nhịp trong dòng. Đơn vị nhịp điệu trong thơ ca Việt Nam nói chung, trong đồng dao nói riêng có thể là một chữ (một âm tiết) trở lên và thông thờng là hai chữ trở lên.

Ví dụ; Nhẩy, nhẩy, nhẩy (1/1/1)

Lên, lên, lên (1/1/1)

Ai giấu ống chỉ/ bắt đền cây đa (4/4)

Ai giấu/ thì phải đa ra… (2/4) (KTĐDVN, tr. 62)

đồng dao có nhịp điệu nh thế nào? thơ đồng dao có nhiều thể, vì vậy kiểu

ngắt nhịp hẳn là phong phú và thú vị. Kết quả thống kê nh sau:

TT Nhịp Số bài 1 1/1 2 2 1/2 5 3 1/3 1 4 2/2 113 5 2/3 1 6 2/4 4 7 3/0 2 8 3/2 2 9 3/3 2 10 4/0 3 11 4/3 1 12 4/4 1

13 Hỗn hợp 142

Bảng 2.3: Các loại nhịp trong đồng dao

Chúng tôi nhận thấy, nhịp thơ trong đồng dao khá phong phú về chủng loại: có 13 loại nhịp trong đó loại nhịp thứ 13 là “hỗn hợp” của hơn một loại nhịp trong một bài thơ (2/2 + 2/4 + 3/3…); có 142 bài đồng dao có loại nhịp này, chủ yếu tập trung ở các bài theo thể tự do và thể lục bát. Điều đó là hiển nhiên vì thể tự do thì câu dài ngắn khác nhau, thể lục bát thì theo “luật” của nó là câu lục và câu bát vốn có nhịp khác nhau (câu lục là 2/2/2 hoặc 2/4 có khi 3/3,… và câu bát

là 4/4 hoặc 6/2 hoặc 2/6,…). trong loại nhịp “hỗn hợp” này thì nhịp chẵn là chủ

yếu và trong đó nhịp 2/2 vẫn nhiều hơn cả.

Mèo già/ thơng chó mồ côi (2/4) Ra làng/ gói đợc nắm xôi/ mang về (2/4/2) Chó ngồi/ chó khóc tỷ tê (2/4)

Ma dầm/ gió bấc/ ai che thân mèo. (2/2/4) (KTĐDVN, tr. 165) Có 137 bài đồng dao mà mỗi bài chỉ có một loại nhịp (2/2 hoặc 2/3 hoặc 2/4,…), loại nhịp 2/2 chiếm số lợng bài nhiều nhất (113 bài), trong số đó có 82 bài có nhịp 2/2 đơn nhất, 31 bài có nhịp 2/2 nhng có kèm theo một số ít yếu tố diễn xớng hay yếu tố khác ngoài ngôn ngữ có nhịp khác 2/2 nh:

Cạc/ cạc/ cạc (1/1/1)

Vịt lội/ dới ao Vịt vào/ vịt xới

Vịt bới/ tôm cua

Đi lùa/ về nhốt… (KTĐDVN, tr. 63)

Nh vậy, có thể nói rằng nhịp thơ 2/2 là loại nhịp phổ biến nhất trong đồng dao. Đó cũng là cái nhìn tổng quát về nhịp thơ trong đồng dao. Dới đây chúng tôi xin trình bày chi tiết hơn nhịp của các thể thơ trong mảng thơ ca dành cho nhi đồng này.

Nhịp thơ trong đồng dao hai chữ: loại đồng dao này chỉ có 1 bài nên khó có thể phân tích để đa ra nhận xét định lợng, định tính nào mà chúng tôi chỉ phân tích trực tiếp vào bài thơ đó. Bài thơ hai chữ này hơi khó khăn khi chọn một trong hai cách ngắt nhịp là nhịp dòng thơ (2/0) và ngắt nhịp trong dòng (1/1) vì số chữ trong dòng thơ quá ít: Rải…gianh/ Trồng chanh/ Vun chanh/ Xới chanh… (KTĐDVN, tr. 101). Nhng đây là thơ cho nhi đồng, nó lại thờng kết hợp với yếu tố diễn xớng các trò chơi của trẻ và cũng căn cứ vào đặc điểm ngữ nghĩa của từng dòng thơ, chúng tôi cho rằng bài thơ này ngắt theo nhịp 1/1, nh thế tiết tấu bài thơ sẽ chậm hơn, phù hợp cho sự diễn xớng của các em hơn.

Nhịp thơ trong đồng dao ba chữ: trong 8 bài đồng dao loại này thì có 5 bài ngắt nhịp 1/2; 2 bài ngắt nhịp dòng thơ (3/0) và 1 bài ngắt nhịp 1/1. Với loại thơ mà số chữ trong dòng thơ ít nh thế này, để tìm hiểu nhịp thơ chúng tôi phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố: trớc hết là tự đặt mình vào vị trí của trẻ mà đọc hay hát nhiều lần bài thơ đó; rồi liên tởng với nhịp hành động, nhịp hơi thở của trẻ; dựa vào yếu tố ngữ nghĩa trong câu (dòng); dựa vào vần trong dòng thơ và giữa các dòng thơ… Tuy nhiên, nhiều khi cách phân loại ngắt nhịp trong các dạng thơ thế này cũng chỉ là tơng đối vì nhiều lúc yếu tố ngữ nghĩa hay vị trí - thanh điệu của vần không đợc chú ý nh các loại thơ ca khác (ca dao, thơ ca bác học…).

Ví dụ: nhịp 1/1: Nhắc/ cò/ cò

Lên/ trên/ o (cô)

Xin/ miếng/ nác… (KTĐDVN, tr. 92)

nhịp 1/2: Một/ tay đẹp Hai/ tay đẹp

Ba/ tay đẹp… (KTĐDVN, tr. 49)

nhịp dòng thơ (3/0): út cùng càng/ Nàng tý tiên/ Muốn đi chợ/ Chẳng có tiền/… (KTĐDVN, tr. 131)

Nhịp thơ trong đồng dao bốn chữ: khác với thể thơ hai- ba chữ hay năm- sáu- bảy- tám chữ trong đồng dao; thể bốn chữ chiếm số lợng vợt trội nên các loại

nhịp trong thơ cũng phong phú hơn. Vả lại có một bộ phận đồng dao bốn chữ kèm một số ít dòng thơ có số chữ ít hơn hoặc nhiều hơn 4 mà chúng tôi tạm gọi là “biến thể” của thơ bốn chữ ấy nữa thì nhịp thơ trong đồng dao bốn chữ nói chung vì thế mà càng phong phú. Tựu trung lại có 3 loại ngắt nhịp chính sau:

- Ngắt nhịp dòng thơ:

Ai chơi con cuốc/ Con cuốc cho giò/ Ai chơi con bò/

Con bò cho nhau/… (KTĐDVN, tr. 13) - Ngắt nhịp trong dòng thơ (nhịp 2/2 hoặc 1/3…) loại nhịp 2/2 chiếm số lợng bài nhiều nhất.

Nhịp 2/2: Sao hôm/ lóng lánh

Cuốc đã/ sang canh

Gà kia/ gáy rạng… (KTĐDVN, tr. 43)

Nhịp 1/3: Đầu/ bằng con ruồi

Đuôi/ bằng cái đĩa. (KTĐDVN, tr. 147) - Vừa ngắt nhịp trong dòng thơ vừa ngắt nhịp cuối dòng thơ

No lòng/ phỉ dạ Là con cá cơm/ Không uớp/ mà thơm

Là con cá ngát/… (KTĐDVN, tr. 11) Chúng tôi nhận thấy, nhịp 2/2 là nhịp thơ tiêu biểu nhất, chiếm phần lớn trong đồng dao bốn chữ. Nhịp 2/2 (còn gọi là nhịp phân đôi) với tính chất nhanh gọn, chắc khỏe, phù hợp với các hành động đi đứng, chạy nhảy của trẻ. Nhịp thơ này còn phù hợp với nhịp tim, nhịp thở của con trẻ; giúp trẻ vừa hát vừa chơi vừa rèn luyện thân thể, phát triển thể lực. Chu Thị Hà Thanh cho rằng “ngắt nhịp hai tạo cơ sở cho trẻ diễn xớng đồng dao đợc nhịp nhàng, đều đặn” [31].

Nhịp thơ trong đồng dao năm chữ: loại đồng dao theo thể này chỉ có 1 bài. Khác với thể hai- ba chữ; thể này có số chữ trong mỗi dòng đã nhiều hơn nên khi

đọc hay hát lên, cái yếu tố ngữ nghĩa kết hợp với đờng nét thanh điệu trong mỗi dòng thơ tạo cho ta cái “ấn tợng” ban đầu về khuôn nhịp trong mỗi câu thơ:

Khi khóc dai/ ngồi dỗ

Khi ngứa ngáy/ ngồi xoa

Trông tháng trọn/ ngày qua

Trông từng ly/ từng tý… (KTĐDVN, tr. 111)

Bài thơ này từ lâu đã đợc phổ nhạc theo điệu hát dặm nghệ Tĩnh và đợc ngắt

nhịp 3/2. Cần phân biệt với thể ngũ ngôn của trung quốc, thơ năm chữ của ta th-

ờng ngắt theo nhịp 3/2 (lẻ trớc chẵn sau). Còn thể ngũ ngôn mô phỏng theo thơ Trung Quốc thì “thờng ngắt thành nhịp 2/3 (chẵn trớc lẻ sau) [24; 150].

Nhịp thơ trong đồng dao sáu chữ: thể này trong đồng dao có 6 bài đợc ngắt nhịp theo hai loại chính là 2/4 (4 bài) và 3/3 (2 bài). Thể thơ này khá dễ tìm khuôn nhịp vì trong 6 bài thì cứ từng đôi một theo một mô típ (A là B, A mà B, A - B) và cách ngắt nhịp trong thể này (có thể nói) là dựa hẳn vào yếu tố ngữ nghĩa và vần. Cụ thể:

Nhịp 2/4: - Chim ri/ là dì sáo sậu

Sáo sậu/ là cậu sáo đen… (KTĐDVN, tr. 114) - Da cóc/ mà bọc bột lọc

Bột lọc/ mà bọc hòn than… (KTĐDVN, tr. 149)

Nhịp 3/3: - Con đóng khố/ bố ở trần. (KTĐDVN, tr. 143) - Đầu xe lửa/ đít xe hơi. (KTĐDVN, tr. 146)

ở thơ lục ngôn (mô phỏng theo thơ trung quốc) cũng “thông thờng là ngắt

nhịp 2/4, thỉnh thoảng có bài theo nhịp 3/3” [24; 160].

Nhịp thơ trong đồng dao bảy chữ: đến đây, nhịp thơ đã phân hóa khá phức tạp. Thơ bảy chữ trong đồng dao chỉ có 3 bài nhng mỗi bài có một cách ngắt nhịp riêng, có ngời cho rằng trong thơ bảy chữ “nhịp chủ yếu và phổ biến là nhịp 3/4, chỉ thỉnh thoảng mới có một số nhịp 4/3” [24; 161]. Tuy nhiên, ở đây 3 bài đồng dao theo thể bảy chữ này đều nằm ở chủ đề “Những câu đố lý thú”, dung lợng bài

thơ rất ngắn (chỉ 1 đến 2 dòng) nên mỗi bài ngắt nhịp theo một cách cũng là dễ hiểu.

Ví dụ: - Đi nằm/ đứng nằm/ nằm thì đứng. (2/2/3) (KTĐDVN, tr. 139) - Đói nằm co/ ăn no bị trói. (3/4) (KTĐDVN, tr. 140) - Con gì không chân/ mà leo núi

Con gì không vú/ mà nuôi con. (4/3) (KTĐDVN, tr. 149) Trung Quốc gọi thể thơ này là thơ thất ngôn và “thờng ngắt theo nhịp 2/2/3” [24; 151].

Nh vậy, ở những thể thơ có sự gần gũi hay vay mợn giữa ta và trung quốc

nh: thơ năm chữ - ngũ ngôn, thơ bảy chữ - thất ngôn thì ở thơ ta “thiên về lối ngắt nhịp chẵn ở sau”, ở Trung Quốc lại “thiên về ngắt nhịp lẻ ở sau” [24; 151].

Nhịp thơ trong đồng dao tám chữ: có ý kiến cho rằng “trong một câu thơ có tám từ, phổ biến có hai vế nhịp 4” [24; 164] nghĩa là nhịp phổ biến trong thơ tám chữ là 4/4. Thể thơ này trong đồng dao chỉ có 2 bài với hai cách ngắt nhịp riêng. Dựa vào các yếu tố nh: ngữ nghĩa, vần, khả năng diễn xớng… chúng tôi có cách ngắt nhịp sau:

- Nhịp 2/2/4, 4/4:

Bồng bồng!/ cái bống/ là cái bống bình Thổi cơm gánh nớc/ một mình bống xơi Bồng bồng!/ cái bống/ là cái bống bang

Mẹ bống yêu bống/ bống càng làm thơ. (KTĐDVN, tr. 77) - Nhịp 4/4:

Cái cây bên ta/ cái lá bên ngô

Cái ngọn tày bồ/ cái gốc tày tăm. (KTĐDVN, tr. 140) Tóm lại, đồng dao tám chữ toàn ngắt nhịp chẵn, điều đó cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ ca hát và diễn xớng.

Nhịp thơ trong đồng dao thể tự do: trong 36 bài thơ theo thể này thì có 2

loại ngắt nhịp chính là: 1 bài ngắt nhịp dòng thơ (bài chuyền thẻ - KTĐDVN, tr.

ngắt nhịp trong dòng (có cả nhịp chẵn và nhịp lẻ). Điều đó cũng dễ hiểu vì các dòng thơ dài ngắn khác nhau, vần và yếu tố ngữ nghĩa nhiều lúc không đợc chú ý lắm thì bài thơ không theo một cách ngắt nhịp cụ thể nào là tất nhiên.

Ví dụ: Kiến hời/ kiến hỡi

Lên khiêng mồi/ về tổ

Mày gọi bố/ gọi mẹ mày/ về

Cùng ăn thịt/ con chuồn chuồn yêu tinh Ăn/ đuôi Mụ Rần

Ăn/ miếng thịt Mụ Trâu… (KTĐDVN, tr. 163)

Nhịp thơ trong đồng dao thể lục bát: có một số ý kiến khá nhất quán sau: “Thông thờng là nhịp chẵn, mỗi nhịp 2 tiếng. Tuy vậy, có thể gặp lối ngắt nhịp lẻ, mỗi nhịp 3 tiếng” [9; 190]. Hay “trong thơ lục bát, việc ngắt nhịp không cố định là nhịp 2, nhịp 3, hoặc nhịp 4, nhịp 5 mà thờng ngắt xen kẽ hoặc hỗn hợp” [22;

27]. Tác giả của thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại có quan niệm khá thuyết

phục rằng: “Xét tính chất hoàn chỉnh của nó về mặt ngữ nghĩa cũng nh ngữ âm và ngữ điệu thì cả cặp lục bát mời bốn từ đợc coi nh một đơn vị nhịp điệu, trong đơn vị đó lại có thể ngắt ra từng tiết tấu tùy theo cách diễn đạt của câu thơ, do đó cũng có thể ngắt thành đơn vị tiết tấu mà ta thờng gọi là nhịp 2, nhịp 3, nhịp 4… Nếu quan niệm nh vậy thì ngắt nhịp trong câu thơ lục bát rất uyển chuyển” [24; 168].

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ đồng dao việt nam (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w