Lớp từ ngữ chỉ tâm trạng

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ thơ trong tập tiếng thu của lưu trọng lư (Trang 51 - 54)

Qua khảo sát thống kê, chúng tôi thấy lớp từ ngữ chỉ tâm trạng có 70 lần sử dụng trong 24 bài trên tổng số 52 bài của tập thơ Tiếng thu.

Buồn bã, cô đơn, sầu muộn là tâm trạng chung của các nhà thơ mới. Xuân Diệu cũng viết những câu thơ buồn nhng nỗi buồn của Xuân Diệu là nỗi buồn nhanh đến chóng đi, có khi chỉ là thoảng qua trong chốc lát

Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn.

( Chiều )

Còn nỗi buồn, sầu trong tập thơ Lửa Thiêng của Huy cận là nỗi buồn, sầu trĩu nặng, nỗi buồn của nhân thế, nỗi buồn thời cuộc với các cung bậc:

buồn bã, buồn khổ, buồn chơi vơi, sầu vạn thuở, sầu thiên cổ, có khi nỗi buồn sầu đó còn lan tỏa khắp không gian trú ngụ: trời buồn, nớc buồn, trăng buồn, sơng buồn, sao buồn. Cũng nh Xuân Diệu và Huy Cận, thơ Lu Trọng L trớc cách mạng cũng nói rất nhiều đến nỗi buồn. Cụ thể trong tập Tiếng thu có 52

bài thì có 22 bài trực tiếp nói lên tâm trạng buồn bã, cô đơn. Cũng trong chừng ấy bài thơ mà có đến 30 lần từ “buồn” hiện diện: tóc buồn, lệ buồn, lòng buồn, dạ buồn hay buồn xa, buồn lây, buồn nỗi gì, buồn tênh, buồn say đắm, buồn vời vợi, rũ buồn, ngậm buồn…

Mái tóc buồn thơ cũng buồn theo. (Thơ sầu rụng) Thời gian lặng rót một dòng buồn tênh.

( Thơ sầu rụng) Chừ đây hoa cỏ bên sông rũ buồn.

(Giang hồ)

và 27 lần chữ “sầu” giăng mắc khắp các câu thơ:

Nàng đi ôm mối sầu vô hạn. Vô hạn, sầu tràn khắp cỏ cây.

(Im lặng) Cha biết tên nàng, biết tuổi nàng Mà sầu trong dạ đã mang mang.

(Một chút tình) Bên khóm mai gầy một sớm thu Lòng sao thắc mắc mối sầu u Vắng chàng quên cả lời chàng dặn Dạ buồn lại thổi tiếng vi vu

(Vắng chàng) Từ đấy vào rừng sâu

Chẳng còn thấy bồ câu Đến trên vai nàng đậu Nàng ngày một thêm sầu

(Ngày xa)

Trạng thái buồn trong Tiếng thu của Lu Trọng L với các cung bậc nh: “buồn tênh”, “ngậm buồn”, “rũ buồn”, “buồn vời vợi”, “buồn say đắm”, đó còn là nỗi “sầu vô hạn”, “sầu tràn khắp”,...Nỗi buồn, sầu đó lan toả khắp không gian mọi vật: trăng sầu, bến sầu, đôi mắt sầu, tóc sầu...

Nàng đi ôm nỗi sầu vô hạn Vô hạn sầu tràn khắp cỏ cây

(Im lặng)

Nỗi sầu từ lòng ngời dần dần toả lan ra thế giới xung quanh. Những kết hợp từ “sầu vô hạn” rồi đảo lại từ câu trớc bắt lên câu sau “vô hạn sầu”, “cái sầu” gối lên nhau, láy lại tạo nên ấn tợng cái buồn dằng dặc chồng gối lên nhau khiến cho nỗi sầu tràn ra cả vũ trụ.

Nỗi sầu cứ lan toả ra mọi ngõ ngách tâm hồn thi sĩ. Vì thế trong cái nhìn của mình, tiên cảnh trong thơ Lu Trọng L không phải là cõi thanh sáng huy hoàng, hoan lạc. Thi sĩ đeo nỗi sầu trần ai lên tiên cảnh, bến li tao thành ngời cô phụ

Ngồi bến Hoa Giang khóc trăng sầu Một mình ta tuôn thầm giọt lệ

(Hồn nghệ sĩ)

Nỗi sầu không chỉ mêng mang dìu dặt nh “tiếng sáo Thiên Thai” mà ghê gớm đến độ làm biến đổi cả hình hài, làm tan vỡ cả những cái vĩnh cửu của thế giới tiên cảnh làm tàn phai nhan sắc vĩnh viễn của tiên nữ.

Trở lại với cõi trần, nhà thơ lại gặp ngay nỗi “sầu mây trắng”

Vài chàng trai trẻ sầu biêng biếc Mộng nở trong lòng sắc đỏ hoe

Âm hởng của tâm trạng sầu buồn man mác khắp thế giới Tiếng thu, ng- ời cô phụ thổi “tiếng vi vu”, ngời trai trẻsầu biêng biếc”, tiên nữ “sầu ứalệ”, ngời thơ “mang mang” nôi sầu nghìn dặm trời đất “vô hạn sầu”, trăng gió cũng sầu, cỏ cây ủ rũ.

Nỗi sầu, buồn trong Tiếng thu có khi còn đo đếm đợc: nửa vạt sầu, mấy đoạn sầu. Lu Trọng L đã tạo ra một cách kết hợp từ rất mới lạ bằng cách kết hợp từ “sầu” vốn là một khái niệm trừu tợng thuộc về phạm trù tinh thần không thể đo đếm đợc với các số từ làm cho nó đợc cụ thể hóa đi. Chính sự kết hợp này làm cho nỗi buồn, sầu trong Tiếng thu rất đa dạng có khi nó rất mơ hồ có lúc lại cụ thể.

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ thơ trong tập tiếng thu của lưu trọng lư (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w