Đánh giá thực trạng:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen chữ cái theo hướng tích hợp chủ đề (Trang 32 - 35)

. Biện pháp sử dụng:

3. Đánh giá thực trạng:

Kết quả điều tra cho thấy phần lớn các giáo viên Mầm non đều đã nhận thức đúng về khái niệm, ý nghĩa, nội dung, nhiệm vụ của hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái và việc tổ chức hớng dẫn hoạt động này theo hớng tích hợp chủ đề. Các chị đã nắm đợc các nội dung giáo dục cần tích hợp trong quá trình cho trẻ làm quen chữ cái gồm: văn học, môi trờng xung quanh, âm nhạc, thể chất, tạo hình, biểu tợng toán. Tuy nhiên mức độ tích hợp các nội dung đó trong quá trình cho trẻ làm quen chữ cái là khác nhau. 80% các giáo viên cho rằng mức độ tích hợp là thờng xuyên, số còn lại cho rằng mức độ phù hợp là thỉnh thoảng.

Với các điều kiện cần thiết để tổ chức hớng dẫn hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái theo hớng tích hợp các chị đều nhất trí với các phơng án mà chúng tôi đa ra gồm: đồ dùng dạy học, khả năng hớng dẫn hoạt động của giáo viên mầm non và sự trải nghiệm của trẻ.

Vậy thực trạng sử dụng các biện pháp trong quá trình tổ chức và hớng dẫn hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái thì nh thế nào? Kết quả điều tra cho thấy các chị mới chỉ quan tâm, sử dụng những biện pháp nhằm đảm bảo yêu cầu cơ bản của hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái nh: biện pháp trực quan đồ vật, tranh, từ, chữ cái; biện pháp mẫu ngôn ngữ; biện pháp sử dụng các trò chơi với chữ cái và biện pháp thực hành tô viết chữ cái.

Còn các biện pháp để củng cố để khắc sâu kiến thức cho trẻ về biểu tợng chữ cái, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của trẻ nh: biện pháp sử dụng mẫu ngôn ngữ ( nghe, nhìn các phát âm), biện pháp cho trẻ làm quen chữ cái qua các hoạt động khám phá, sáng tạo và biện pháp cho trẻ làm quen chữ cái qua việc tiếp xúc với các tác phẩm thơ, truyện, bài hát thì cha đợc sử dụng nhiều và phát huy hết tác dụng của chúng.

4. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lợng hoạt động cho trẻ Mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái theo hớng tích hợp .

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng điều tra trên mà chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lợng hoạt động cho trẻ Mẫu giáo lớn làm quen chữ cái theo hớng tích hợp .

Biện pháp cho trẻ làm quen chữ cái thông qua các hoạt động khám phá, sáng tạo.

Thực chất biện pháp này đã đợc một số giáo viên biết đến. Tuy nhiên cha đợc họ chú trọng đầu t và sử dụng để phát huy tác dụng về sự phong phú, linh hoạt của nó. Vì vậy ở đề tài tài này quan điểm của chúng tôi là: cần nhấn mạnh và sử dụng triệt để hơn nữa biện pháp này.

Các hoạt động khám phá, sáng tạo rất phong phú, đa dạng. Đó có thể là các hoạt động tạo hình, hoạt động với đồ vật, đồ chơi nhằm khám phá, khắc sâu đặc điểm của các sự vật liên hệ với hệ thống chữ viết đợc làm quen.

Chúng ta biết rằng hoạt động tạo hình chủ yếu là hoạt động của đôi tay để tạo ra những sản phẩm cụ thể ( tất nhiên đằng sau đó là hoạt động của cả một bộ não ). Trẻ nhỏ vốn rất hiếu động khi nhìn thấy cái gì mà nó thích là muốn thể hiện bằng đôi tay của mình và mỗi lần vẽ, nặn,...ra đợc cái gì đó giống với cái trẻ nhìn thấy( có ý nghĩa đối với trẻ) thì trẻ rất thích thú. Từ đặc điểm tâm lý đó chúng ta có thể sử dụng hoạt động tạo hình nh là một phơng tiện hữu hiệu để dạy trẻ nhận biết, phân biệt và tạo ra các con chữ ví dụ: Vẽ, nặn, cắt, dán, xếp hình...

Hay ở hoạt động chơi khám phá đồ vật, khám phá thế giới tự nhiên với sự hớng dẫn có chủ đích của giáo viên sẽ giúp trẻ biết liên hệ với thực tiễn chữ

viết mà trẻ đợc tiếp nhận ở đâu đó.Vậy không có lý do gì để chúng ta thờ ơ với một biện pháp mà chính bản thân nó có khả năng hình thành và bồi dỡng hứng thú, thói quen t duy về hệ thống chữ viết một cách linh hoạt, nhanh nhạy, sáng tạo cho trẻ.

Biện pháp làm quen chữ cái qua việc tiếp xúc với các tác phẩm thơ, truyện, bài hát.

Trẻ nhỏ có nhu cầu rất lớn trong việc tiếp xúc với các tác phẩm văn học, âm nhạc. Những nội dung cần giáo dục đợc lồng ghép vào các bài hát, bài thơ, câu chuyện đến với trẻ một cách tự nhiên, đợc trẻ tiếp nhận một cách ngây thơ và triệt để. Vì điều này chúng ta có thể sử dụng các tác phẩm thơ, chuyện, bài hát vào quá trình cho trẻ Mẫu giáo lớn làm quen chữ cái nhằm giúp trẻ nhận ra và khắc sâu biểu tợng chữ cái trong từ, câu trọn vẹn.Và tất yếu sẽ góp phần giúp trẻ hiểu muốn ghi âm tiếng nói con ngời đã dùng chữ viết nh thế nào.

Nh vậy thêm một lần các tác phẩm thơ,truyện đợc đếnvới trẻ thông qua quá trình làm quen chữ viết. Khi sử dụng biện pháp này, giáo viên có thể sử dụng một cách trọn vẹn tác phẩm (thờng là đồng dao, câu đố) hoặc trích dẫn lời thoại của nhân vật, hay nội dung nổi bật của câu chuyện để dẫn dắt bài dạy hoặc làm phơng tiện trang bị, cũng cố biểu tợng chữ cái tiếng Việt.

Biện pháp cho trẻ làm quen chữ cái qua đàm thoại, giảng giải:

Để trẻ có đợc những hiểu biết nhất định liên quan đến chữ viết và các hoạt động tiếp nhậnchúng ta cần sử dụng thờng xuyên biện pháp đàm thoại,giảng giải. Chẳng hạn: giúp trẻ hiểu đợc đặc điểm cấu tạo, việc phát âm đúng, sự giống nhau và khác nhau của các chữ cái trong

Có thể nói trong quá trình đàm thoại chúng ta sẽ kiểm tra đợc nhận thức, hiểu biết của trẻ về chữ cái nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung. Từ đó chúng ta có cơ sở để thiết kế , điều chỉnh giáo án làm quen chữ cái phù hợp với nhận thức và hứng thú của trẻ. Thực tế qua quan sát và trực tiếp đứng lớp chúng tôi nhận thấy: biện pháp này rất giản tiện, dễ sử dụng , không tốn kém; chỉ đòi hỏi giáo viên phải bao quát đặc điểm phát triển của trẻ và đầu t suy nghĩ về đàm thoại và hệ thống câu hỏi hợp lý,xác đáng.

Trên đây là ba biện pháp mà chúng tôi muốn đề xuất nhằm nâng cao chất l- ợng hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái theo hớng tích hợp chủ đề. Theo chúng tôi ba biện pháp có thể sử dụng phối- kết hợp với các biện pháp mà giáo viên vẫn thờng sử dụng hiện nay. Nói cách khác, 3 biện pháp này không nhất thiết phải đứng tách riêng, độc lập. Sự kết hợp nhịp nhàng, hợp lý, tự nhiên chắc chắn sẽ tạo ra hiệu quả cao cho chuỗi hoạt động daỵ- học- - chơi của cô và trẻ.

Từ sự phân tích trên đây để kiểm tra tính chân thực, đúng đắn và hiệu quả của hệ thống các biện pháp đã đề xuất chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm s phạm.

Chơng 3:

THựC NGHIệM SƯ PHạM

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen chữ cái theo hướng tích hợp chủ đề (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w