Quá trình hình thành dân tộc Nùng

Một phần của tài liệu Lịch sử và truyền thống văn hoá của các dân tộc tày nùng ở lạng sơn (thế kỷ XI XIX) (Trang 58 - 61)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Quá trình hình thành dân tộc Nùng

Ngời Nùng cũng thuộc nhóm Tày - Thái phía đông. Tổ tiên của họ là ngời Cháng thuộc khối Bách Việt c trú ở vùng nam Trung quốc và đông bắc Việt Nam. Cùng với ngời Tày, ngời Nùng di c đến Việt Nam từ rất sớm và tham gia vào việc thành lập quốc gia Văn Lang - Âu Lạc [78;23]. Trong quá trình cùng định c ở miền núi Việt Nam xuất hiện sự phân hoá giữa hai khối dân c là khối Tày cổ và khối Nùng - Cháng cổ. Bộ phận khối Nùng cổ ở Việt Nam ít biến đổi, vẫn bảo lu đợc những bản sắc văn hoá riêng ; hơn nữa họ có quan hệ mật thiết với ngời Cháng ở Vân Nam (Trung Quốc) nên có xu hớng tách riêng và hoạt động độc lập với ngời Tày cổ. ở Lạng Sơn, ngời Tày với số lợng đông hơn nên họ chiếm giữ những nơi có điều kiện sống thuận lợi. Còn ngời Nùng di c đến đây với số lợng ít hơn, định c muộn hơn nên họ phải định c ở những thung lũng sâu và xa hơn.

Tộc danh "Nùng" chắc chắn bắt nguồn từ dòng họ Nùng - một trong bốn dòng họ có thế lực lớn thời cổ đại ở vùng nam Trung Quốc và đông bắc Việt Nam, gồm: Nùng, Hoàng, Chu, Vy. Từ thời nhà Đờng trở đi, họ bắt đầu thiên di xuống ph- ơng Nam, độc chiếm vùng Khai Hoá (Vân Nam) và vùng Cao Bằng (Việt Nam). Từ cao Bằng, họ di c đến nhiều địa phơng khác, trong đó có Lạng Sơn [78;32].

Ngày nay, trong đời sống tâm linh của ngời Nùng Lạng Sơn có phong tục thờ

"ma ngoài sàn" - chính là thờ vị thủ lĩnh Nùng Trí Cao của họ. Nùng Trí Cao là con của Nùng Tồn Phúc. Năm Mậu Dần (1083), Nùng Tồn Phúc ở châu Quảng Nguyên (Lạng Sơn) làm phản, tự xng là Chiêu Thánh Hoàng Đế, lập A Nùng làm hoàng hậu, đặt quốc hiệu là Trờng Sinh, đem quân đi đánh phá các nơi. Vua Lý Thái Tông phải thân chinh đi đánh dẹp, bắt đợc Tồn Phúc và con là Nùng Trí Thông đem về kinh xử tội. A Nùng và Nùng Trí Cao chạy thoát [22;83]. Năm 1041, Nùng Trí Cao lấy đợc châu Thảng Do (gần châu Quảng Nguyên) lập ra nớc Đại Lịch nhng sau đó lại bị quân của triều đình Lý tiêu diệt. Bằng phơng pháp hoà bình, vua Lý tha tội cho Trí Cao, còn phong cho làm Quảng Nguyên mục với tớc Thái Bảo. Năm 1048, Nùng Trí Cao xng là Nhân Huệ Hoàng Đế, quốc hiệu Đại Nam, làm chủ vùng Cao Bằng và một phần Lạng Sơn, đánh chiếm 8 châu quận thuộc Tống [22;84]. Lúc này, uy thế của quân đội Nùng dới sự lãnh đạo của vua Nùng Trí Cao rất lớn làm cho nhà Tống

cũng nh nhà Lý nhiều phen lúng túng. "Chỉ đến khi ngời Đại Lý đánh tan và bắt đợc Nùng Trí Cao thì giặc Nùng mới tan"[22;84]. Sau đó, nhiều ngời thuộc dòng họ Nùng lo sợ triều đình Tống và Lý khủng bố nên phải đổi sang họ Nông. Tuy tộc danh "Nùng" ở Trung quốc không đợc nhắc đến nhiều nhng ở Việt Nam nó vẫn rất phổ biến ở những nơi có ngời Nùng c trú. Khi đi sang bên kia biên giới, họ cho rằng là đi về đất Nùng (óc noọc Nồng). Nh vậy, tộc danh "Nùng" bắt nguồn từ một dòng họ Nùng phổ biến rộng rãi ở miền nam Trung Quốc - đông bắc Việt Nam đi đôi với sự bành trớng của dòng họ Nùng ở thế kỷ XI. Thoạt đầu, "Nùng" có nghĩa chỉ những ngời thuộc dòng họ Nùng. Về sau, phạm vi ảnh hởng của dòng họ này rất lớn với những tù trởng có uy thế nh Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao nên từ một tộc danh đã phát triển trở thành dân tộc Nùng. "Nùng" trở thành một dân tộc nghĩa là mọi c dân đều thuộc quyền thống trị của những tù trởng họ Nùng bất kì ngời đó thuộc dòng họ nào. Từ đó trở đi, dân tộc Nùng ở Việt Nam ngày càng phát triển, sớm định c và sống hoà hợp với các dân tộc khác khắp miền núi rừng Việt Nam, bao gồm cả Lạng Sơn. Họ cùng với ngời Tày là chủ nhân chính của núi rừng xứ Lạng.

Lạng Sơn nổi tiếng với sản phẩm cây hồi. Có ý kiến cho rằng: giữa cây hồi và dân tộc Nùng có mối quan hệ. Mặc dù cây hồi có nguồn gốc từ Trung Quốc, song nó lại đợc trồng phổ biến ở miền núi Việt Nam, nhiều nhất là Lạng Sơn. Ngời Nùng rất thích dùng gia vị hồi trong các bữa ăn. Ngời Nùng khi di c sang Việt Nam đã đa theo gieo trồng và phát triển loại cây này để phục vụ cho cuộc sống của họ. Tuy nhiên, hồi là loại cây kén đất, kén khí hậu nên trong một địa bàn c trú rộng lớn của ngời Nùng ở đông bắc Việt Nam, nó chỉ thích hợp với khí hậu và đất đai Lạng Sơn và đợc trồng với diện tích lớn ở các huyện Văn Lãng, Văn Quan, Hữu Lũng - nơi có nhiều đồng bào Nùng sinh sống. Thực tế, sản phẩm cây hồi Lạng Sơn đợc buôn bán trao đổi với nhiều bạn hàng trong đó chủ yếu với bộ phận ngời Nùng trong nớc cũng nh đợc xuất sang bên kia biên giới - nơi có đông đảo ngời Choang c trú. Qua sự phân tích trên, một lần nữa ta thấy đợc quá trình di c của ngời Nùng và sự định c của họ ở Lạng Sơn nh thế nào. Tại đây, họ đã ổn định cuộc sống và hoà nhập với đời sống của các dân tộc khác trong tỉnh, cùng nhau xây dựng và phát triển Lạng Sơn.

Tuy vậy, họ vẫn không quên nguồn gốc của dân tộc mình, không quên hơng vị cây hồi đã ăn sâu vào tiềm thức của họ.

Ngời Nùng hiện đại mới di c vào Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng khoảng 200 năm nay. Dựa vào gia phả và một số chuyện kể của một số dòng họ Nùng thì Lạng Sơn là một trong những địa bàn mà ngời Nùng di c vào sớm nhất [133;132]. Lạng Sơn là nơi định c của 3 nhóm Nùng: Nùng Inh, Nùng Phàn Slình và Nùng Cháo. Cơ sở để phân chia các nhóm Nùng là dựa vào đặc điểm trang phục hoặc địa danh nơi di c của họ. Cụ thể ở Lạng Sơn, ngời Nùng Inh di c từ Long Anh đến, ngời Nùng Phàn slình từ Vạn Thành đến, ngời Nùng Cháo đến Lạng Sơn từ Long Châu.

Trớc đây, ở Lạng Sơn từng có bộ phận ngời Nùng - Cháng cổ c trú. Cùng với ngời Tày, họ cũng đợc coi là c dân bản địa của Lạng Sơn. Trong quá trình cộng c đó có sự giao lu, tiếp xúc về văn hoá, văn minh giữa hai dân tộc. Điều đó càng đợc đẩy mạnh hơn khi mà từ giữa thế kỷ XIX, ngời Nùng hiện đại di c ồ ạt vào Lạng Sơn. Là dân tộc có dân số ít hơn, lại vào định c sau nên ở đây đã diễn ra quá trình Tày hoá Nùng, tức là có một bộ phận ngời Nùng đã chuyển hoá thành ngời Tày. Bên cạnh đó, do cùng sống trên một địa vực c trú chung nên đã xuất hiện sự giao thoa và hoà nhập giữa hai nền văn hoá. Ngời Tày tiếp thu văn hoá Nùng và ngợc lại ngời Nùng cũng chịu ảnh hởng sâu sắc của văn hoá Tày. Chính sự gần gũi, sự cố kết và những đặc điểm văn hoá chung đó làm cho khoảng cách giữa dân tộc Tày và dân tộc Nùng ở Lạng Sơn rất gần, khó phân biệt đợc mà chỉ gọi chung là không gian văn hoá Tày - Nùng. Mặt khác, ngời Nùng cũng chịu ảnh hởng của văn hoá Việt khi mà ở Lạng Sơn ngày càng có nhiều ngời Kinh lên lập nghiệp. Mặc dù sự ảnh hởng đó không toàn diện nhng nó chiếm phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi bản làng Nùng. Thể hiện rõ nhất là ngời Nùng đã tiếp thu phơng pháp canh tác nông nghiệp rất hiệu quả của ngời Kinh. Điểm đặc biệt của ngời Nùng ở Lạng Sơn là phải chịu sự ảnh h- ởng có tính chất "đồng hoá" từ hai nền văn hoá tơng đối lớn là văn hoá Tày và văn hoá Việt nhng về cơ bản họ vẫn giữ đợc những bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình. Hiện nay, ngời Nùng vẫn có tục thờ "ma ngoài sàn" - thờ Nùng Trí Cao để nhớ về cội nguồn dân tộc hay nh họ Lơng ở bản Pò Bó - xã Đại Đồng - huyện Tràng

Định có bàn thờ ở cửa gọi là "slam côn" (nói rằng có nguồn gốc từ Sơn Đông bạc Mã Cai ?) [139;313].

Nh vậy, từ xa xa vùng đất Lạng Sơn đã sớm có ngời Nùng cổ đến sinh sống. Họ là một bộ phận của c dân Bách Việt di c đến đông bắc Việt Nam. Từ một tộc danh "Nùng" gắn liền với những tù trởng họ Nùng mà đã phát triển thành một dân tộc Nùng khá đông đúc và có một nền văn hoá riêng. Cũng nh dân tộc Tày, dân tộc Nùng có một quá trình định c và phát triển ở Lạng Sơn và thực sự họ đã trở thành c dân bản địa ở đây. Họ là một dân tộc đông đảo và giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá ở Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu Lịch sử và truyền thống văn hoá của các dân tộc tày nùng ở lạng sơn (thế kỷ XI XIX) (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w