Pháp thu đợc gì tại Hội nghị Giơnevơ.

Một phần của tài liệu Quan điểm của pháp tại hội nghị giơnevơ năm 1954 về đông dương (Trang 51 - 55)

Trong lịch sử, mỗi một ngày tháng, một sự kiện qua đi đều để lại trong hồi ức của từng dân tộc một dấu vết khác nhau. Đối với nớc Pháp, năm 1954 đợc xem là cột mốc quan trọng, một trong những thất bại, thảm hại mà

ngời ta đã từng “né tránh” không nhắc đến trong nhiều thập niên. Điện Biên Phủ đợc ghi nhận nh là một sự tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột : hệ quả tất yếu của nó là Hội nghị Giơnevơ và những điều khoản trong bản Tuyên bố cuối cùng. Tháng 5-1954, Điện Biên Phủ và tiếp đó là Hội nghị Giơnevơ đã vang lên nh một tiếng sấm trên bầu trời Pháp. Ngời ta nói nhiều đến “cuộc Chiến tranh bẩn thỉu”, sự xoay vần bi thảm của một đội quân chuyên nghiệp giữa cái lòng chảo xa xôi khiến ngời ta chú ý, lo âu và thất vọng .

Ngày 21/7, phái đoàn Pháp đã buộc phải kí kết Hiệp định để chiến riêng rẽ với Campuchia (rất thuận lợi ), với Lào (phức tạp) với việc tập kết cộng sản ở Miền Bắc di chuyển quân đội Pháp và quân đội Việt Minh, chuẩn bị tổng tuyển cử vào năm 1955). ở Việt Nam, ranh giới đình chiến đợc qui định ở vĩ tuyến 17 dự định tiến hành tổng tuyển vào tháng 7-1956, thống nhất đất nớc. Mặc dù hành động này không đợc thực hiện nghiêm chỉnh, song đối với Mandes-France, ông vẫn giữ đúng lời hứa trớc đại biểu Quốc hội và nhân dân Pháp, mặc dù có sự phản đối gay gắt của Mỹ. Ngời ta đều biết rằng khi nhậm chức, Mandes France đã tuyên bố rằng nếu không đạt đợc đình chiến, ông sẽ từ chức và cảnh báo quân đội sẽ can thiệp nếu phía Cộng sản từ chối ký hiệp ớc đó.

Và quả thực trong bối cảnh đó, quyết tâm của Mendes rất quan trọng đối với bớc biến chuyển của kết quả Hội nghị.

Lẽ ra nhờ Điện Biên Phủ sẽ mang lại cho Pháp vị trí thuận lợi trong Hội nghị Giơnevơ thì ngợc lại Pháp lại rơi vào vị trí của kẻ thất trận. Điện Biên Phủ và Giơnevơ đợc xem là cái tang chung của cả thực dân Pháp và đế quốc Mỹ “để rồi Pháp buộc phải chấp nhận ngừng bắn, rút quân về nớc. Đồng thời, đây đợc xem là “ tiếng chuông báo tử” của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế chính thức thừa nhận độc lập chủ quyền của 3 nớc Việt Nam, Lào, Campuchia. Cũng từ đây mở ra một trang mới cho lịch sử nớc Pháp, buộc giới cầm quyền Pháp phải hoạch định những chính sách đối phó.

Sự kiện này đã có tác động trực tiếp đến sự sụp đổ của Chính phủ Laniel, và sự cầm quyền của một Chính phủ mới do Mendes - France đứng đầu, nó tạo nên một cơn sốt trong d luận ở chính quốc. Có thể khẳng định rằng : Ngay từ đầu cuộc Chiến tranh Đông Dơng không bao giờ đợc đa số d luận ủng hộ. Năm 1947, số ngời Pháp đợc ủng hộ chiếm 37% d luận và đến tháng 2-1954, trớc trận đánh Điện Biên Phủ, con số này chỉ còn 8%. Một cuộc thăm dò khác đợc tiến hành vào tháng 8-1954 về kết quả của Hội nghị Giơnevơ cho thấy có sự tán thành rõ rệt đối với chính sách của vị tân Thủ t- ớng Mendes, 58% cho rằng các điều kiện rất thuận lợi cho tình hình bấy giờ, 8% đi tới những đánh giá tuyệt vời , 11% ngời Pháp cho rằng Giơnevơ là “một sự đầu hàng nhục nhã” [26, 183].

Vợt lên trên tất cả sự tiếc nuối, thất vọng thậm chí nhục nhã có lẽ là một niềm vui của sự giải thoát sau những bất an của đa số ngời dân Pháp. Giải pháp Giơnevơ đã đáp ứng nguyện vọng hoà bình của quần chúng nhân dân Pháp, trớc hết là những nạn nhân của cuộc Chiến tranh bẩn thỉu đó - những ngời đã từng cầm trên tay mảnh giấy báo tử khi ngời thân của họ hy sinh ở chiến trờng Đông Dơng.

Nhìn thẳng vào sự thật không bao giờ là điều dễ dàng. Sự hèn nhát cố hữu của những vị Thủ tớng đã không cho phép họ làm đợc điều đó. Nhng với nhân dân Pháp, điều quan trọng hơn cả sự trốn tránh lúc này là nhìn thẳng vào thất bại để rút ra bài học cho hiện tại. Có nh vậy họ mới đẩy đợc quá khứ lùi về sau. Tiếng sấm Điện Biên gieo vào lòng nhân dân Pháp sự sợ hãi kinh hoàng bởi những mất mát, nhng ngợc lại phong trào cách mạng chính quốc cũng xem đó nh một sức mạnh cổ vũ to lớn. D luận của lực lợng yêu chuộng hoà bình trên thế giới, đặc biệt là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa xem đây là nhân tố thúc đẩy to lớn .

Nếu nhìn nhận một cách tổng quan, giải pháp Giơnevơ đã đa lại những yếu tố tích cực, một giai đoạn mới trong lịch sử nớc Pháp. Có thể nói

rằng: không hẳn Mendes đã đa nớc Pháp đến hoà bình mà chính nớc Pháp đã đa đờng lối chính trị cho Mendes.

Từ khi bắt đầu cuộc Chiến tranh Đông Dơng, sức ép Phơng Tây đã ảnh hởng rất mạnh đến hàng loạt quyết định trong chính sách châu á của Pháp. Đặc biệt sức ép của Hoa Kỳ trong nhiều giai đoạn với những mức độ khác nhau đã từng là nhân tố chi phối quan điểm, chính sách của Pháp và chính giới Pháp đã từng thảo luận để thoát khỏi sự điều khiển của Mỹ. Với việc ký Hiệp định Giơnevơ đã giúp Pháp thoát khỏi sức ép của phơng Tây, đảm bảo tính độc lập tơng đối trong những chính sách đối ngoại xứng đáng với vị trí của một cờng quốc mà Pháp từng có đợc trong thập niên 40 của thế kỷ XX. Việc Pháp từ chối tham gia Cộng đồng phòng thủ châu Âu vào những tháng sau đó đã làm cho quan hệ Pháp - Mỹ căng thẳng, rạn nứt. Hơn nữa, Pháp đã sử dụng sự ràng buộc đó để mang lại cho cuộc chiến Việt Nam tính quốc tế vợt xa khuôn khổ quyền lợi và trách nhiệm của Pháp ở khu vực này.

Một phần của tài liệu Quan điểm của pháp tại hội nghị giơnevơ năm 1954 về đông dương (Trang 51 - 55)