tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”. [18,20].
2.2. Quan điểm của Chính phủ Pháp về vấn đề Đông Dơng tạiHội nghị Giơnevơ. Hội nghị Giơnevơ.
2.2.1.Quan điểm của Chính phủ Pháp về Đông Dơng trớc ngày 26/4/1954.
Quan điểm của Chính phủ Pháp về vấn đề Đông Dơng tại Hội nghi Giơnevơ là sản phẩm của một quá trình phân tích lí luận trên cơ sở nhân tố chủ quan và khách quan: nội tình nớc Pháp ở chính quốc , tình trạng ruỗng nát của quân đội Pháp ở Đông Dơng và quan điểm của các nớc lớn về vấn đề Đông Dơng. Sau khi triệu tập Hội nghị Giơnevơ Chính phủ Pháp một mặt cố sức tìm kiếm thắng lợi quân sự trên chiến trờng, một mặt chủ trơng khai thác mọi khả năng của Hội nghị Giơnevơ họp để tìm kiếm một giải pháp có lợi trong việc chấm dứt Chiến tranh Đông Dơng. Mặc dù có sự cản trở của phái chủ chiến, ngày 10-3 : Quốc hội Pháp ra quyết định hoan nghênh việc triệu tập Hội nghị Giơnevơ, tìm kiếm một giải pháp hoà bình, nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, đảm bảo hoà bình, an ninh của các quốc gia liên kết trong khuôn khổ khối Liên hiệp Pháp.
Trong khuôn khổ có nhiều bất lợi cho Chính phủ Pháp, họ đã nhìn thấy sức ép chính trị từ nhiều phía trong việc tìm ra một giải pháp cuối cùng cho vấn đề Đông Dơng.
Điều rõ rệt nhất là cuộc Chiến tranh để bảo vệ lợi nhuận của bọn t bản cá mập ngày càng mất lòng dân, phá hoại sự đoàn kết dân tộc. Lúc này không chỉ có những nghị sĩ cộng sản phản đối cuộc Chiến tranh mà nhiều nghị sĩ của các Đảng khác, trừ các Đảng cực hữu cũng đòi hỏi phải thay đổi chính sách ở Việt Nam và Đông Dơng .
Trong những tháng đầu của năm 1953, kể cả trớc và sau khi có kế hoạch Navarre, chiều hớng giải quyết cuộc xung đột ở Đông Dơng bằng đàm phán ngày càng phát triển. Báo cáo của phái đoàn điều tra của quốc hội về cuộc Chiến tranh Việt Nam (4.1953) dù không phản ánh đúng sự thật nhng cũng phải thừa nhận tình trạng “ruỗng nát” của quân đội Pháp và bộ máy chỉ đạo Chiến tranh không có hiệu lực ở đây.
Ngày 13.3.1954 cuộc tiến công của quân đội nhân dân Việt Nam vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu. Ngay từ những ngày đầu chiến sự, vấn đề Điện Biên Phủ đã làm các giới hữu trách trong Chính phủ Pari ngạc nhiên. Trong mấy tuần, các giới chính trị, quân sự ở Pháp cũng nh Mỹ, Anh đều trải qua một “cơn sốt đặc biệt”. Ngay sau đó, Tổng tham mu trởng lục quân Pháp Paul Ely phải sang Washingtơn gặp Tổng thống Mỹ Aixenhao, Ngoại trởng Đalet và các tớng lĩnh, quan chức cấp cao Mỹ để cầu cứu khẩn cấp. Chính giới Pháp bàn nhiều đến khả năng Mỹ sử dụng lực lợng hải quân, không quân, có lẽ cả sức mạnh nguyên tử nữa và đó sẽ là con át chủ bài lớn của Pháp buộc Trung Quốc phải nhợng bộ. Thế nhng, bản thân kế hoạch Nava cũng hàm chứa ý tởng tìm một giải pháp danh dự cho cuộc chiến đầy tổn thất.
Cũng trong thời gian đó phái đoàn ngoại giao của Pháp đến Giơnevơ với một trọng trách: Tìm mọi cách phá hoại, trì hoãn hội nghị, nhất thiết không thể đa ra hớng đàm phán cho vấn đề Đông Dơng.