Quan điểm của Chính phủ Pháp trong Hội nghị Giơnevơ.

Một phần của tài liệu Quan điểm của pháp tại hội nghị giơnevơ năm 1954 về đông dương (Trang 38 - 51)

Ngày 26/04/1954: Hội nghị Giơnevơ bắt đầu nhóm họp về vấn đề Triều Tiên, nhng không đi đến một giải pháp nào. Thời gian Hội nghị bàn về

Triều Tiên là lúc quân đội viễn chinh Pháp ở Điện Biên Phủ đang lâm vào nguy kịch. Sau khi các cứ điểm Him Lam, Độc Lập bị tiêu diệt, quân Pháp ở Bản Kéo buộc phải ra hàng, hàng loạt cứ điểm ở khu đông Mờng Thanh bị tiêu diệt, từ cuối tháng 3 đến tháng 4/1954.Từ ngày 1/5, khu trung tâm bắt đầu bị tấn công dồn dập, chiều ngày 7/5: Bộ chỉ huy quân sự Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra hàng.

Sự kiện đó càng thu hút sự quan tâm của các nớc lớn đến vấn đề đàm phán hoà bình cho cuộc Chiến tranh Đông Dơng.

Thất trận ở Điện Biên Phủ làm cho hy vọng thơng lợng trên thế mạnh của các thế lực đế quốc hiếu chiến tan vỡ. Tại Pari, trên diễn đàn của quốc hội, Thủ tớng Lanienl xúc động công bố sự thất thủ của tập đoàn cứ điểm. Tất cả các nghị sĩ- trừ những ngời cộng sản đứng dậy kính chào những ngời bảo vệ bất hạnh của tập đoàn cứ điểm. Ngày 8/05 vào cuối buổi chiều, ông Plêven đến nghiêng mình trớc mồ chiến sĩ vô danh. “Vào cuối buổi chiều ấy của một ngày chủ nhật đẹp trời, Pháp thực tế đã trống rỗng. Nhiều sĩ quan phần lớn mặc thờng phục đã chuẩn bị cho một cuộc biểu tình phản đối Bộ trởng Quốc Phòng” [31.65]. Ván cờ Điện Biên Phủ khép lại, bàn cờ quốc tế xoay quanh Hội nghị Giơ nevơ đã bắt đầu.

Về phía Pháp, Chính phủ Lanienl-Biđôn đến Giơnevơ với thái độ ngoan cố, không thực tâm muốn đa Hội nghị đến kết quả hoà bình.

Trong gần 3 tuần lễ đầu của Hội nghị (từ 8 đến 27/05/1954) Biđôn không chịu tiếp xúc với trởng phái đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng và chỉ nói đến vấn đề quân sự, không đả động gì đến vấn đề chính trị. Lập trờng 8 điểm của Việt Nam bị Biđôn bác bỏ dới sức ép của Mỹ.

Ngày 27/04/1954 đợc sự ủng hộ của Anh- Mỹ, Pháp gặp Liên Xô để thoả thuận về thành phần của Hội nghị khi bàn về Đông Dơng. Các nớc đế quốc đã tính đến cơ cấu Hội nghị trừ đại biểu của Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Vì vậy, khi gặp đại diện Liên Xô, Pháp đa ra công thức: 5 nớc nh đã thông báo (Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô,Trung Quốc) cùng 3 quốc gia liên kết ở

Đông Dơng : Vơng quốc Lào, Vơng quốc Campuchia và chính quyền Bảo Đại. Trởng phái đoàn Liên Xô bổ sung thêm Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày 2/5/1954 Anh, Pháp, Mỹ buộc phải chấp nhận đề án của Liên Xô. Ngày 7/5/1954: theo lời mời của Chính phủ Liên Xô và Trung Quốc, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà do Phó Thủ tớng kiêm Bộ trởng ngoại giao Phạm Văn Đồng làm trởng đoàn tại Giơnevơ tham dự Hội nghị.

Thất bại của Pháp tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ càng làm cho nội bộ chính giới Pháp thêm chia rẽ, lục đục. Nhiều tớng Pháp cho rằng: “Pháp không thể thắng,Việt Minh không thể thua”

Laniel và Bidault phải từ bỏ chủ trơng thơng lợng trên thế mạnh. Sau khi Chính phủ Laniel sụp đổ, Chính phủ Mendes-France lên thay(6/1954) chủ trơng giải quyết cuộc Chiến tranh bằng thơng lợng. Mendes-France hứa với quốc hội và nhân dân Pháp sẽ lập lại hoà bình ở Đông Dơng trong vòng một tháng.

Ngay ngày 8/5/1954, khi nội các Pháp quyết định điều 2 tiểu đoàn bộ binh và một số máy bay sang tăng viện gấp rút cho quân viễn chinh ở Đông Dơng thì tại Giơnevơ Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dơng bắt đầu khai mạc.

Tham dự Hội nghị có đại diện 9 bên : Đoàn đại diện Liên Xô đứng đầu là Bộ trởng ngoại giao V.M.Môlôtốp, đoàn đại diện Trung Quốc đứng đầu là Thủ tớng kiêm Bộ trởng ngoại giao Chu Ân Lai, đoàn đại diện Việt Nam dân chủ Cộng hoà đứng đầu là Phó Thủ tớng kiêm Bộ trởng ngoại giao Phạm Văn Đồng, đoàn đại diện Pháp đứng đầu là Bộ trởng ngoại giao Biđôn, đoàn đại diện Mỹ đứng đầu là Thứ trởng ngoại giao Smít, đoàn đại diện Anh đứng đầu là Bộ trởng ngoại giao I dơn, cùng 3 đại diện của chính quyền bù nhìn Việt Nam, Lào, Campuchia.

Trởng đoàn đại diện Việt Nam dân chủ Cộng hoà đòi có hai Chính phủ kháng chiến Lào và Campuchia. Đoàn đại diện Trung Quốc, Liên Xô ủng hộ đề nghị này nhng các đại diện Mỹ Anh, Pháp không chấp nhận.

Trong 4 phiên họp toàn thể 8/5,10/5,12/5 và 14.5 các đại diện Pháp, Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Trung Quốc, Liên Xô lần lợt đa ra các đề nghị cho giải pháp kết thúc Chiến tranh Đông Dơng

Trong phiên họp toàn thể lần thứ nhất Biđôn nêu lên lập trờng 9 điểm trong đó có 5 điểm về Việt Nam.

1.Tập kết quân đội 2 bên vào vùng quy định 2.Giải giáp lực lợng dân quân du kích

3.Trao trả tù quân sự và dân sự 4.Kiểm soát quốc tế

5.Đình chỉ chiến sự

Và 4 điểm về Lào, Campuchia: 1.Rút tất cả lực lợng Việt Nam

2. Giải giáp lực lợng dân quân du kích 3.Trao trả tù quân sự và dân sự

4. Kiểm soát quân sự

Trong phiên họp toàn thể lần thứ 2, Phạm Văn Đồng trình bày lập trờng 8 điểm của Việt Nam dân chủ cộng hoà :

1. Pháp phải công nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam trên khắp lãnh thổ và quyền độc lập của 2 nớc: Lào, Campuchia

2. Ký một Hiệp định về việc rút quân đội ngoại quốc ra khỏi 3 nớc, Việt Nam, Lào, Campuchia

3. Tổ chức tổng tuyển cử tự do ở 3 nớc Việt Nam, Lào, Campuchia 4. Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Pathet Lào và Campuchia xét vấn đề gia nhập Liên Hiệp Pháp .

5. Việt Nam dân chủ cộng hoà, Pa thet Lào và Campuchia công nhận quyền lợi kinh tế và văn hoá của Pháp, quan hệ kinh tế giữa 3 nớc với Pháp sẽ qui định trên nguyên tắc bình đẳng, 2 bên cùng có lợi

6. Hai bên cam kết không truy tố những ngời hợp tác với bên kia trong chiến tranh

7. Hai bên trao đổi tù binh 8. Ngừng bắn toàn Đông Dơng

Trung Quốc thể hiện sự nhất trí cao với lập trờng 8 điểm đợc đánh giá là hợp tình, hợp lý của Việt Nam dân chủ Cộng hoà, đồng thời phê phán tính chất thực dân, phi thực tế trong đề nghị của phía Pháp, chỉ ra 2 điều kiện để lập lại hoà bình ở Đông Dơng là: Nớc Pháp phải chấm dứt Chiến tranh thực dân, Mỹ phải chấm dứt sự can thiệp vào cuộc xung đột Đông Dơng. Phái đoàn Pháp kiên quyết bác bỏ lập trờng 8 điểm của Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Qua 4 phiên họp toàn thể tuần lễ đầu tiên và 3 phiên họp từ 17 đến 19/5/1954 : 2 phía đều trình bày quan điểm của mình nhng vẫn cha đi đến thoả thuận trên 2 điểm cơ bản của chơng trình nghị sự. Chủ trơng của Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Liên Xô, Trung Quốc là giải quyết toàn diện cả 2 vấn đề quân sự, chính trị, giải quyết toàn bộ vấn đề ở 3 nớc Đông Dơng. Chủ trơng của phía Pháp, Mỹ, Anh do Pháp đề nghị là chỉ giải quyết quân sự và tách vấn đề Lào, Campuchia khỏi vấn đề Việt Nam, nhằm mục đích hạn chế lợi thế chính trị của đối phơng khai thác đợc từ Điện Biên Phủ và hạn chế tác động dây chuyền của thắng lợi quân sự này vào 2 nớc : Lào, Campuchia

Lo ngại về những cuộc tranh cãi dài dòng của một số đại biểu I dơn đã đa ra ý kiến tiếp tục Hội nghị dới hình thức các phiên họp hạn chế giành riêng cho các trởng đoàn, một ngời chỉ đa hai hoặc ba cố vấn, không để cho các nhà báo biết một thông tin nào về công việc. ý kiến đó đợc các bên chấp nhận và "những con mắt của nhân dân thế giới hớng về các cuộc họp hạn chế sẽ quyết định hoà bình hay tiếp tục Chiến tranh ở Đông Dơng...Giờ đây còn phải xem đoàn đại biểu Pháp có chịu nhợng bộ trớc sức ép của Mỹ theo hớng tăng cờng can thiệp, tôn trọng nguyện vọng hoà bình của nhân dân pháp, chấm dứt xung đột lập lại hoà bình ở Đông Dơng hay không" [15,289]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau ba tuần lễ thảo luận xung quanh vấn đề thủ tục, chơng trình nghị sự quyết định theo hớng lấy hai bản tham luận của phái đoàn Pháp và phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hoà làm cơ sở, tức là thảo luận trên hai vấn đề, trong đó vấn đề quân sự đợc thảo luận trớc.

Đây chỉ là những vấn đề thủ tục, nhng về thực chất cha thấy xuất hiện, thậm chí phác thảo đựơc một bớc đầu thoả thuận nào.

Tại phiên họp ngày 27-05 Trởng đoàn đại biểu Pháp tán thành lấy đề nghị của đoàn Việt Nam dân chủ Cộng hoà làm cơ sở thảo luận đồng thời đa thêm đề nghị của Pháp là : Đại diện bộ tổng t lệnh 2 bên gặp nhau ở Giơnevơ để nghiên cứu việc phân chia ranh giới những khu vực tập trung quân đội ở Đông Dơng .

Trong khi Hiệp đinh Giơnevơ vẫn còn tiếp diễn , nội tình nớc Pháp càng trở nên rối ren, tình hình chiến sự Đông Dơng ngày càng bất lợi cho Pháp.

Ngày 03-06-1954 Hội đồng Chính phủ Pháp quyết định thay đổi toàn bộ e kíp quan chức chop bu, trực tiếp điều hành những vấn đề chính trị, quân sự Đông Dơng : Đuypông thay Jắc kê làm Bộ trởng phụ trách các quốc gia liên kết, Êly thay Đơ Giăng và Na Va làm Cao uỷ viên kiêm Tổng chỉ huy Đông Dơng, Salăng làm Phó tổng chỉ huy giúp Êly.

Mấy ngày sau Êly cùng Sa lăng sang lại Đông Dơng với chức vụ mới. Những tin tức mới nhận đợc Việt Minh sắp tiến sâu vào phía bắc đồng bằng sông Hồng, chia cắt đờng số 5 ra làm đôi ở mạn trên Hải Dơng liên tục dội về khiến cho Bộ chỉ huy Pháp lo sợ, ra lệnh phải nhanh chóng rút quân khỏi phía Nam đồng bằng tập trung lực lợng về giữ lấy đờng số 5 nối Hà Nội-Hải Phòng

Trớc tình thế bế tắc của Hội nghị Giơnevơ và sự bất lợi đáng e ngại của quân đội viễn chinh trên chiến trờng, Chính phủ Laniel đề nghị nhanh chóng đa quân sang tham chiến ở Đông Dơng cứu nguy cho quân đội Pháp, giữ lấy Bắc Bộ, gây sức ép buộc Việt Minh phải chấp nhận một giải

pháp quân sự kiểu Triều Tiên. Hoặc nếu Hội nghị Giơnevơ không đi tới thành công thì Pháp vẫn có thể tiếp tục cuộc chiến tranh.

Những kẻ thuộc phái “ Diều hâu” trong chính quyền Mỹ nh Ngoại tr- ởng Đa lét, Chủ tịch hội đồng tham mu trởng liên quân Rát Pho, Thứ trởng quốc phòng An-Đơ-Xơn ... chủ trơng can thiệp mạnh vào chiến trờng Đông Dơng để giúp Pháp khỏi thất bại, đồng thời giữ lấy quyền lợi Mỹ ở Đông Nam á.

Nhng các nhân vật chủ chốt trong quốc hội Mỹ phản đối chủ trơng trên vì họ cho rằng: Biện pháp quân sự thuần tuý không thể giải quyết nổi vấn đề Đông Dơng. Hơn nữa, việc Mỹ tham chiến ở Đông Dơng sẽ dẫn tới nguy cơ một cuộc Chiến tranh lớn với Trung Quốc mà bài học Triều Tiên vẫn còn đang nóng hổi. Tớng Va-Luy kêu gọi các nớc chi viện lực lợng không quân, lục quân giúp Pháp giữ lấy đồng bằng Bắc Bộ, nhng không một đại diện nào lên tiếng hởng ứng.

Phái đoàn Pháp ở Giơnevơ vẫn ngoan cố bám lấy quan điểm thực dân đã lỗi thời của mình, không thành thật thơng lợng. Mỹ trớc sau vẫn tỏ thái độ phá hoại Hội nghị, không muốn Pháp ký kết đình chiến với Việt Minh mà chỉ muốn Pháp và Anh cùng Mỹ “ Thống nhất hành động” thành lập khối quân sự Đông Nam á để có đợc sự can thiệp chung vào Đông Dơng. Anh một mặt không tán thành gợi ý của Mỹ sớm chấm dứt Hội nghị.

Vì vậy đến cuối trung tuần tháng 6, trải qua 7 phiên họp toàn thể, 16 phiên họp hẹp, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dơng về cơ bản vẫn dẫm chân tại chỗ, cha đi đến giải pháp cuối cùng nào cho vấn đề xung đột ở Đông Dơng.

Trong 3 tuần lễ đầu tháng mới chỉ đạt đợc 2 điểm nhỏ là: Ngày 2.6 đại diện hai bộ Tổng t lệnh Việt Nam và Pháp bắt đầu gặp nhau ở Giơnevơ để bàn về vấn đề bố trí lực lợng 2 bên một khi Hiệp định đình chiến đợc ký kết. Ngày 19.6 : Hội nghị Giơnevơ ra thông báo thảo luận việc t lệnh 2 bên gặp nhau ở Giơnevơ để bàn về vấn đề đình chỉ xung đột tại 2 nớc Lào và Campuchia.

Những biến chuyển trên chiến trờng Đông Dơng và trên bàn Hội nghị Giơnevơ có tác động mạnh đến kỳ họp quốc hội Pháp nữa đầu tháng 6. Ngày 8.6, một ngày trớc khi quốc hội Pháp chuyển sang thảo luận vấn đề Đông D- ơng, tại phiên họp toàn thể lần thứ 5, Ngoại trởng Liên Xô Môlôtốp đọc diễn văn phê phán gay gắt thái độ thiếu thiện chí của trởng đoàn Pháp Biđôn, lên án hành động của Biđôn cố tình đa Hội nghị đến chỗ bế tắc để kiềm chế việc tiếp tục đeo đuổi cuộc chiến tranh. Trởng đoàn Việt Nam trong bài phát biểu cũng phê phán thái độ ngoan cố của Pháp và nhắc lại đề nghị của phía Việt Nam về giải pháp chấm dứt cuộc Chiến tranh Đông Dơng. Cuộc tranh luận trong quốc hội Pháp về vấn đề Đông Dơng trở nên gay gắt ngay từ đầu. Ngày 9.6.1954, khi tiếng vang của bài diễn văn Môlôtốp ở Giơnevơ dội tới và việc nghị sĩ Mendes France cùng với Đảng xã hội cấp tiến vạch trần thủ đoạn của Biđôn không thật lòng thơng lợng, theo đuổi Mỹ kéo dài và mở rộng cuộc chiến tranh. Ngay tối hôm đó, trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của quốc hội đối với Chính phủ, phe cánh Lanienl, Biđôn đợc 263 phiếu ủng hộ 322 phiếu chống. Bidault đòi giải tán quốc hội. Ngày 12.6, quốc hội bỏ phiếu quyết định số phận của Chính phủ Lanienl với 296 phiếu tín nhiệm và 306 phiếu chống, buộc Lanienl phải từ chức. Ngày 18.6.1954: Mendes France đợc cử làm Thủ tớng Pháp.

Cũng vào ngày 18.6.1954 Ngô Đình Diệm - tay sai của Mỹ đợc cử làm Thủ tớng Chính phủ bù nhìn. Nh vậy Mỹ đã sẵn sàng hất cẳng Pháp khỏi Miền Nam vào thời gian thích hợp.

Tiếp đó, Thủ tớng Anh Sơcsin đã thăm Mỹ từ ngày 24 đến ngày 29.6.1954 để hội đàm về tình hình Đông Dơng. Chính phủ Mỹ, Anh đã thoả thuận gửi một thông điệp 7 điểm cho Pháp trong đó nêu lên những điều kiện tối thiểu về một giải pháp. Qua thông điệp này, có thể thấy Mỹ đã đồng ý giải pháp chia cắt Việt Nam ở vĩ tuyến 17, nhng Mỹ tuyên bố sẽ không ký và không bị ràng buộc bởi Hiệp định đó.

Nội dung thông điệp 7 điểm đó nh sau:

1. Duy trì toàn vẹn và nền độc lập của Lào và Campuchia bằng cách làm cho quân Việt Minh rút hết khỏi 2 nớc.

2. ít nhất phải giữ đợc vùng phía Nam của Việt Nam và nếu có thể, cả vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đờng giới tuyến không đợc ở dới quá phía Nam Đồng Hới (Nghĩa là phải ở bắc vĩ tuyến 17 ).

3. Campuchia và phần giữ lại đợc của Việt Nam không bị hạn chế trong việc phòng thủ chống cộng sản, tức là quyền sử dụng đủ lực lợng quân sự cho an ninh đối nội, nhập vũ khí và dùng các cố vấn quân sự nớc ngoài.

4. Không đợc có một điều khoản nào có thể dẫn đến việc mất các vùng còn giữ lại đợc ở Việt Nam .

5. Không loại trừ khả năng sau này sẽ thống nhất Việt Nam bằng biện pháp hoà bình.

6. Cho phép di chuyển trong những điều kiện nhân đạo, hoà bình và dới sự kiểm soát quốc tế tất cả những ngời muốn chuyển từ vùng này sang vùng khác của Việt Nam .

7. Dự kiến một hệ thống kiểm soát quốc tế có hiệu quả.

Trong vòng 8 tuần lễ từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7.1954, nhất là

Một phần của tài liệu Quan điểm của pháp tại hội nghị giơnevơ năm 1954 về đông dương (Trang 38 - 51)