Các hoạt động của ASEM từ ASEM4 đến trớc ASEM

Một phần của tài liệu Quá trình ra đời và hoạt động của diễn đàn hợp tác á âu [ASEM] (Trang 30 - 34)

Mở đầu giai đoạn này là Hội nghị thợng đỉnh Á-Âu lần thứ t (ASEM4) đợc tổ chức tại Copenhagen ngày 23-24/9/2002. Tham gia Hội nghị là 25 nớc thành viên ASEM và Uỷ ban châu Âu. Hội nghị điểm lại những tuyên bố tại các Hội nghị cấp cao trớc và nêu ra những diễn biến khu vực gần đây, nh diễn biến trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề Irắc, tình hình Trung Đông, triển vọng mở rộng liên minh châu Âu đây là điều tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới, ở khu vực châu Á ASEAN+3 trên cơ sở tình hình đó Hội nghị cấp cao Á-Âu đã đa ra tuyên bố “Đối thoại chính trị về những thách thức của thế kỷ XXI”.

Xuất phát từ tình hình an ninh quốc tế chung, các vị lãnh đạo đã thảo luận một cách sâu rộng trên tinh thần hớng tới tơng lai những thách thức an ninh mới nổi lên sự kiện bi thảm ngày 11/9/2001. Trớc tình hình chủ nghĩa khủng bố đang ngày càng nổ lên do những lý do khác nhau, các vị lãnh đạo nhấn mạnh quyết tâm chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. “Các vị lãnh đạo cam kết hợp tác chống lại mối đe doạ của chủ nghĩa khủng bố quốc tế đối với hoà bình và an ninh toàn cầu, phát triển kinh tế bền vững, và ổn định chính trị và nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế phải dựa vào vai trò chủ đạo của Liên hợp quốc và các nguyên tắc của Hiên chơng liên hợp quốc”[9]. Để đạt đợc mục tiêu này, các vị lãnh đạo đã thông qua tuyên bố ASEM Côpenhagen về chống khủng bố quốc tế. Các vị lãnh đạo cũng đã thông qua sáng kiến tổ chức “Hội thảo ASEM và chống chủ nghĩa khủng bố”.

Dựa trên kinh nghiệm bổ ích từ cuộc họp vắn giữa các thành viên ASEM bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc, các vị lãnh đạo nhất trí rằng các thành viên ASEM cần tiếp tục đối thoại chính trị và quyết định thành lập “cơ chế tham khảo không chính thức” nhằm tạo điều kiện cho các điều phối viên ASEM và các quan chức ngoại giao ASEM, trao đổi nhanh chóng về các sự kiến quốc tế nổi bật.

Từ sau ASEM4, các hoạt động của ASEM tiếp tục đợc tiến hành trên cả ba trụ cột của hợp tác Á - Âu. Trong lĩnh vực chính trị, ASEM đã tiến hành Hội nghị Bộ trởng Ngoại giao lần thứ năm (FMM5) tại Bali từ ngày 22-24 tháng 7 năm 2003 tại Hội nghị này, các Bộ trởng Ngoại giao đã thảo luận một cách toàn diện và sâu sắc về tình hình quốc tế mới, việc giải hoà ở Irắc, đàm phán hoà bình ở Trung Đông, những tiến triển mới ở châu Á và châu Âu, tình hình dịch bệnh SARS và phát triển bền vững.

Về tình hình Irắc thời hậu chiến, “các Bộ trởng đều bày tỏ sự cam kết với cách giải quyết đa phơng, tuân thủ luật pháp quốc tế và hiến chơng của Liên hiệp quốc. Đối với vấn đề Trung Đông, Hội nghị kêu gọi các bên cố gắng kìm chế không sử dụng những pháp luật không phù hợp với nguyên tắc hoà bình, toàn diện và lâu bền” [9].

Hội nghị trao đổi quan điểm về vấn đề không phổ biến vũ khí huỷ diệt và đã đa ra tuyên bố chính trị về việc cấm phổ biến vũ khí huỷ diệt. Tuyên bố chỉ rõ: “Các Bộ trởng Ngoại giao ASEM nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục các cố gắng giải trừ quân bị và ngăn ngừa phổ biến vũ khí hạt nhân, hoá học và sinh học, các chất, trang thiết bị và các công nghệ có liên quan phù hợp với các công ớc quốc tế thích hợp vì lợi ích của việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế’’ [10]. Các vị Bộ trởng hoan nghênh những nỗ lực hợp tác của ASEM cũng nh ASEAN và ARF trong việc chống chủ nghĩa khủng bố, nh việc thành lập trung tâm chống chủ nghĩa khủng bố khu vực Đông Nam Á (SEARCCT) tại CualaLampơ tháng 9 năm 2002 về những tiến triển mới ở hai châu lục. Hội nghị đề cập tới những tiến bộ trong quá trình mở rộng của liên minh châu Âu cũng nh xu thế tăng cờng liên kết kinh tế ở châu Á, đồng thời thể hiện nỗ lực tiếp tục củng cố mối quan hệ liên khu vực Á - Âu về những lợi ích chung.

Thực hiện chơng trình hành động chống khủng bố quốc tế Côpenhagen ngày 22-23 tháng 9 năm 2003, Hội thảo ASEM về chống khủng bố đã đợc tổ chức tại Bắc Kinh. Những ngời tham dự hội thảo đã thảo luận sôi nổi về ba chủ đề chính. Đánh giá tình hình chống chủ nghĩa khủng bố ở châu Á và châu Âu cũng nh các nơi khác trên thế giới. Trao đổi những kinh nghiệm và thực tiễn chống khủng bố và quan tâm tới những biện pháp cụ thể nhằm tăng cờng hợp tác ASEM chống khủng bố. Tiếp đó, hội thảo đề xuất những bớc đi cụ thể tiếp theo nh tăng cờng trao đổi

thông tin, đặc biệt là về tổ chức khủng bố và các nguồn tài chính của chúng. Thông qua giáo dục, huấn luyện, hội thảo, nâng cao khả năng và nổ lực thực hiện các công ớc, Nghị định th quốc tế về chống khủng bố, tăng cờng kết nối giữa xây dựng luật chống khủng bố và bảo đảm hiệu lực của luật pháp, cuối cùng, thiết lập một mạng lới "Những điểm tiếp xúc ASEM" để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các đề xuất trên.

Nh vậy, những vấn đề an ninh quốc tế đều đợc ASEM4 quan tâm bàn bạc một cách sâu rộng. Vấn đề chống khủng bố đợc đa lên hàng đầu trong các hợp tác đối thoại chính trị của ASEM, dựa trên vai trò chủ đạo và các nguyên tắc của Hiến chơng Liên hợp quốc. Trên tinh thần đó, tuyên bố ASEM Copenhaghen về hợp tác chống chủ nghiã hợp tác quốc tế với chơng trình hợp tác ASEM Copenhaghen về chống khủng bố quốc tế đã đợc ASEM nhất trí thông qua. Thêm vào đó , để tiếp tục một cách có hiệu quả các hoạt động đối thoại chính trị, cơ chế tham khảo không chính thức đã đợc thiết lập trong nội bộ ASEM nhằm tạo điều kiện cho các điều phối viên và các quan chức cao cấp Ngoại giao trao đổi nhanh chóng về những vấn đề quốc tế nổi bật cùng quan tâm. Những sự kiện chính trị trong khu vực và thế giới nh diễn biến tình hình Triều Tiên, tuyên bố chính trị về hoà bình trên bán đảo Triều Tiên, kế hoạch hợp tác Liền Triều, các vấn đề về Irắc về tình hình Trung Đông, những triển vọng trong mở rộng liên minh châu Âu, việc lu hành thành công đồng tiền chung Euro, những tiến bộ đạt đợc trong khuôn khổ hợp tác khu vực nh ASEAN+3 và đối thoại hợp tác châu Á... đã đợc ASEM4 bàn thảo, nhất trí thông qua, có sự ủng hộ mạnh mẽ với mong muốn có đợc những đóng góp tích cực với hoà bình, ổn định và an ninh của khu vực cũng nh trên phạm vi toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Quá trình ra đời và hoạt động của diễn đàn hợp tác á âu [ASEM] (Trang 30 - 34)