Kết luận rút ra từ thử nghiệm

Một phần của tài liệu Phương pháp phân tích nhân vật văn xuôi việt nam trung địa ở trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 87 - 95)

7. Cấu trúc luận văn

4.3.4. Kết luận rút ra từ thử nghiệm

Xuất phát từ yêu cầu mới của công việc giảng dạy phân tích nhân vật theo đặc trưng thể loại cho nên việc thử nghiệm hai phương pháp trên vào những tiết học nhằm mục đích này.Việc làm này sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy - học của giáo viên và học sinh.

Đây không phải là một hướng đi mới mà chỉ là một phương pháp cụ thể hoá vấn đề vào những tiết dạy cụ thể trong quá trình lên lớp hàng ngày của giáo viên.

Để thể hiện một cách có hiệu quả phương pháp trên với một tiết dạy cụ thể đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, lòng yêu nghề và các phương tiện hiện đại hỗ trợ trong quá trình thực hiện. Trong quá trình phân tích nhân vật văn học văn xuôi trung đại Việt Nam, giáo viên cần áp dụng linh hoạt các phương pháp một cách phù hợp với từng tiết dạy.

Phương pháp là con đường, là cách thức thực hiện. Phương pháp phân tích nhân vật văn xuôi trung đại Việt Nam ở hai thể loại kí sự và truyền truyền kỳ xuất phát từ việc tìm hiểu đặc trưng của nhân vật trong hai thể loại đó. Phương pháp phân tích nhân vật còn phải chú ý đến khoa học sư phạm và yêu cầu đổi mới hiện nay.

1. Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác là “một tác phẩm ký nghệ thuật mẫu mực đích thực”- tài năng kể chuyện của một nhà thơ – nhà văn – thầy thuốc lỗi lạc đòng thời là một nhà nho thanh cao khiến tác phẩm của ông lôi cuốn người đọc mặc dầu ông chỉ nhận đó là những ghi chép “nhân lúc rỗi rãi, sau khi cuộc cờ chén rượu”, “để con cháu sau này biết lẽ xử thế, nên tùy cảnh giữ phận, biết chỗ đủ, biết nơi dừng, lấy điều không tham lam làm tấm gương sáng mà noi theo” [61, 223]. Vũ trung tùy bút bên cạnh giá trị văn học còn có rất nhiều tư liệu lịch sử đáng quý về phong tục, thi cử ngày xưa…

2. Nghiên cứu các nhân vật trong tác phẩm ký tiêu biểu Việt Nam thời trung đại có thể thấy sự ra đời của nhân vật xuất phát từ hiện thực lịch sử - xã hội đương thời. Chính thời đại đầy biến động dữ dội của lịch sử Việt Nam thế kỷ XVIII – XIX là mảnh đất màu mỡ để kí phát triển đến đỉnh cao, phù hợp với nhu cầu phản ánh người thực và các biến cố trọng đại của dân tộc. Hiện thực lịch sử được phản ánh qua những nhân vật ở các tác phẩm này không phải là quá khứ, cũng không phải là hiện thực được chiêm nghiệm qua thời gian mà chủ yếu là hiện thực nóng hổi mang hơi thở của cuộc sống. Các tác giả không chỉ là nhà văn mà còn là nhân chứng lịch sử, là các nhân vật tham gia vào tác phẩm nên dấu ấn chủ quan của người viết càng thể hiện rõ nét và mang lại hiệu quả nghệ thuật cao.

3. Về phương pháp phân tích nhân vật truyện truyền kỳ, cần chú trọng đặc thù của loại nhân vật này và những điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền kỳvà truyện cổ tích. Điểm giống nhau ở đây là sự đông đảo, đa dạng và hệ thống nhân vật. Truyện truyền kỳ cũng xây dựng những môtip nhân vật tương tự truyện cổ tích… Cái làm nên đặc sắc và khẳng định tài

năng sáng tạo của nhà văn đó là tác giả đã từ những nhân vật dân gian xây dựng nên những nhân vật của riêng mình. Nhân vật có cá tính, có đời sống nội tâm. Nó là nơi gửi gắm tâm sự, quan điểm, cách nhìn nhận về cuộc đời của cá nhân tác giả.

Nguyên nhân của sự tương đồng giữa hai loại truyện trên là do tác giả đã tìm về với cội nguồn văn học của dân tộc, lấy nó làm chất liệu cho sáng tác của mình. Tuy nhiên, vay mượn mà không phải là sao chép – đó chính là đặc điểm tạo nên giá trị độc đáo, riêng biệt của truyện truyền kỳ . Chính vì thế mà cho đến nay truyện truyền kỳ vẫn đứng vững và có sức sống trong lòng độc giả.

4. Dạy học văn theo phương pháp tích hợp là một bước đổi mới phương pháp dạy học theo yêu hiện nay. Qua thử nghiệm trên một phạm vi có đầy đủ các loại đối tượng học sinh ở các trường công lập và ngoài công lập chúng tôi thấy rằng việc áp dụng phương pháp dạy tích hợp mang lại hiệu quả khả quan. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh dựa vào đặc trưng thể loại để phân tích nhân vật kí sự và truyện truyền kỳ ở văn bản: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Ngữ văn 10

tập 1), Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Ngữ văn 11 tập 1) là rất phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Huyền Anh (1967), Việt Nam danh nhân từ điển văn học (bộ mới), Nxb Khai Trí, Sài Gòn.

2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường (2005), Từ điển văn học Việt Nam: từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

4. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn ngữ văn, Nxb Giáo dục.

5. Anh Chi (2005), “Vũ Trinh và bước phát triển mới của truyện truyền kỳ Việt Nam”, Văn nghệ, (32).

6. Trần Bá Chí (2006), “Về sách Thánh Tông di thảo”, Tạp chí Hán Nôm, (5).

7. Nguyễn Đổng Chi (1958), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, quyển 2 (Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVIII), Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội.

8. Nguyễn Huệ Chi (1999), Hoàng đế Lê Thánh Tông- nhà chính trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,. 9. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch, Nxb

Sử học, Hà Nội.

10. Phan Cự Đệ (chủ biên, 2004) , Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Xuân Đức (2003) , Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, Nxb Khoa học Xã hội.

12. Nguyễn Xuân Đức (2007), Thi pháp học dân gian (chuyên đề cho hệ sau Đại học), Nxb Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Bích Hải (2007), “Truyền thống “hiếu kỳ” trong tiểu thuyết Trung Quốc”, Tạp chí Hán Nôm, (2).

14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên, 2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

15. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Bộ văn hóa thông tin và thể thao- Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

16. Dương Thị Huyên (2009), Đặc điểm ký trung đại Việt Nam (Qua một số tác phẩm tiêu biểu), Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh.

17. Cù Hựu (1999), Tiễn đăng tân thoại; Nguyễn Dữ, Truyền kỳ mạn lục

(Phạm Tú Châu, Trần Băng Thanh dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.

18. Nguyễn Phạm Hùng (1993), Mấy vấn đề văn học Việt Nam cổ, Hội văn nghệ Bắc Thái xuất bản.

19. Nguyễn Phạm Hùng (1995), Văn học cổ, cách nhìn mới, Đại học Sư phạm Thái Nguyên xuất bản.

20. Trần Đình Hượu (1975), “Về ảnh hưởng nhiều mặt của Nho giáo trong văn học Việt Nam cổ cận đại”, Tạp chí Văn học, (3).

21. Toàn Huệ Khanh (1999), Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn Quốc- Trung Quốc- Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

22. Đinh Gia Khánh (1980), Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

23. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (2002), Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Lê Kinh Khiên (2002), “Một số vấn đề lý thuyết về mối quan hệ văn học dân gian - văn học viết”, Tổng hợp văn học dân gian người Việt, Tập 19, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

25. Kỷ yếu hội thảo về hoàng đế Lê Thánh Tông (1442- 1497) (2002), Trường Đại học Hồng Đức.

26. Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (2004), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Phan Trọng Luận (2008), Phương pháp dạy học văn, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm.

28. Phan Trọng Luận (2008), Phương pháp dạy học văn, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm.

29. Phương Lựu (2004), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30. Trần Thị Minh (2002), Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Dữ trong Truyền kỳ mạn lục, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học quốc gia Hà Nội. 31. Nguyễn Đăng Na (2001), Văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại, tập 1, Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội.

32. Nguyễn Đăng Na (2001), Văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

33. Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội

34. Trần Nghĩa (1997) , “Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam - danh mục và phân loại”, Tạp chí Hán Nôm, (3).

35. Lã Nguyên (2006), “Văn học kỳ ảo: nhìn từ hệ hình thế giới quan”,

Văn học nước ngoài, (6).

36. Bùi Văn Nguyên (1989), Nguyễn Sỹ Cẩn, Hoàng Ngọc Trì, Văn học Việt Nam từ thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Bùi Văn Nguyên (2005), Tổng tập văn học Việt Nam, tập 4, tái bản, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

38. Nguyễn Tá Nhi, Mai Xuân Hải (1998), Những giai thoại về vua Lê Thánh Tông, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

39. Nhiều tác giả (1984), Từ điển văn học, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

40. Nhiều tác giả (1997), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội.

41. Nhiều tác giả (1997), Lê Thánh Tông (1442- 1497) - con người và sự nghiệp, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

42. Nhiều tác giả (2000), Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, Nxb Thế giới, Hà Nội.

43. Nhiều tác giả (2007), Mười thế kỷ bàn luận về văn chương, Nxb Giáo dục Hà Nội.

44. Nhiều tác giả (2007), Lê Thánh Tông về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

45. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2005), “Sự pha trộn thể loại ở Truyền kỳ mạn lục”, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại Học Vinh.

46. N.I.Niculin (2006), Dòng chảy văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Tông tin, Hà Nội.

47. Phạm Thị Hằng Phương (2008), So sánh thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ và truyện cổ tích (người việt) Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Vinh.

48. Hoàng Phê (1994), Từ điển tiếng việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

49. Vũ Quỳnh , Kiều Phú (1990), Lĩnh Nam chích quái, Nxb Văn học, Hà Nội.

50. B.L.Riptin (1994), “Mấy vấn đề nghiên cứu những nền văn học trung cổ của Phương Đông theo phương pháp loại hình”, Tạp chí Văn học, (2).

51. Trần Đình Sử (2006), Giáo trình lý luận văn học, Nxb Đại học Sư phạm.

52. Trần Đình Sử (2005) , Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

53. Bùi Duy Tân (1999), Khảo và luận một số tác gia, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

54. Nguyễn Minh Tấn (1981, chủ biên), Trần Lê Sáng, Minh Hạnh, Trần Nghĩa, Từ trong di sản (những ý kiến về văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX), Nxb Tác phẩm mới Hà Nội.

55. Khâu Chấn Thanh (2005), Lí luận văn học cổ điển Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

56. Vũ Thanh (1994) , “Những sự biến đổi của yếu tố kỳ và thực trong truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam”, Tạp chí Văn học, (6).

57. Vũ Thị Phương Thanh (2009), Thánh Tông di thảo nhìn từ truyền thống truyện dân gian Việt Nam và từ đặc điểm truyện truyền kỳ, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh.

58. Phạm Văn Thắm (1996), Nghiên cứu văn bản và đánh giá thể loại truyền kỳ viết bằng chữ Hán ở Việt Nam thời trung đại, Luận án PTS, Hà Nội.

59. Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

60. Trần Nho Thìn (2007), “Tiếp cận văn hóa đối với các tác phẩm văn học trung đại”, Văn học & Tuổi trẻ, (149).

61. Lê Hữu Trác (1959), Thượng kinh kí sự (Phan Võ dịch và giới thiệu), Nxb Văn hóa, Hà Nội.

62. Lê Hữu Trác (1959), Thượng kinh kí sự, (Bùi Cẩn Hạnh dịch và giới thiệu), Nxb Văn học, Hà Nội.

63. Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1980), tập I, Lịch sử văn học việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

64. Lê Trí Viễn (1996), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

65. Phạm Tuấn Vũ (2007), Văn học Việt Nam trung đại trong nhà trường, Nxb Giáo dục.

66. Phạm Tuấn Vũ (2011) , “Bàn góp về tiếp thụ và đổi mới trong Truyền kỳ mạn lục”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Những lằn ranh văn học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Phương pháp phân tích nhân vật văn xuôi việt nam trung địa ở trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w