7. Cấu trúc luận văn
4.1.2. Dạy học theo yêu cầu đổi mới
Có thể lấy câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng sau đây làm tư tưởng chỉ đạo việc đổi mới dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông ngày nay.
“Ngày nay, sự hiểu biết của con người luôn đổi mới. Cho nên dù học được trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ rất hạn chế. Thế thì cái gì là quan trọng? Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phải tìm tòi phương pháp vận dụng kiến thức, phải vận dụng tốt nhất bộ óc của mình…”.
(Phạm Văn Đồng - “Dạy văn là một qúa trình rèn luyện toàn diện”,
Nghiên cứu Giáo dục, 11/1973)
Đổi mới dạy học nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là khối lượng tri thức của nhân loại ngày một tăng lên với tốc độ chóng mặt, nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại với một bên là thời gian học tập văn hóa trên lớp ngày càng eo hẹp do phải đáp ứng nhiều yêu cầu và đòi hỏi khác nhau. Chỉ có con đường tích hợp các tri thức gần nhau trong một lĩnh vực nào đó thì mới giải quyết được mâu thuẫn đó. Học một vấn đề nhưng qua đó cung cấp, tìm hiểu, khám phá, vận dụng nhiều tri thức liên quan. Và đó là kết qủa thu được cũng mang tính tổng hợp cao, đa dạng và phong phú.
Theo yêu cầu đổi mới trong dạy học hiện nay cần đạt ba yêu cầu: Tích hợp kiến thức, phát huy tính tích cực của học sinh, sử dụng phương tiện phù hợp. Việc đổi mới Chương trình Ngữ văn theo quan điểm tích hợp đòi hỏi đổi mới về phương pháp dạy học. Nhà trường phổ thông lâu nay đã quen với lối giảng dạy từng phân môn tách rời, còn giảng dạy các phân môn đó như một thể thống nhất, trong đó mỗi phân môn vừa giữ bản sắc riêng, vừa hòa nhập với nhau để hình thành nên tri thức và năng lực, kỹ năng Ngữ văn thống nhất ở học sinh là một việc làm mới mẻ.
Đặc điểm nói chung của phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp là vừa chú ý giảng dạy những tri thức và kỹ năng đặc thù cho phân môn vừa tìm ra và khai thác những yếu tố chung giữa ba phân môn để góp phần hình thành và rèn luyện tri thức và kỹ năng của các phân môn khác. Văn học là nghệ thuật ngôn từ, cho nên yếu tố ngôn từ nghệ thuật là điểm chung của cả ba phân môn. Không chỉ tiếng Việt phải khai thác các yếu tố tiếng Việt cấu tạo nên tác phẩm, mà cả Văn, khi giảng dạy những tri thức, kỹ năng riêng của mình cũng phải từ các yếu tố của ngôn ngữ mà xác định các tri thức, kĩ năng. Làm văn (Tập làm văn) không chỉ giảng dạy cách thức làm bài văn mà còn phải rèn luyện cách dùng từ, đặt câu. Mặt khác, khi giảng dạy các tri thức, kĩ năng Tiếng Việt, Làm văn, phải giúp học sinh thấy được hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ, đặt câu,… Như vậy, định hướng của phương pháp giảng dạy mới theo quan diểm tích hợp là tận dụng tri thức và kĩ năng về tiếng Việt để tạo lập và giải mã văn bản rồi từ việc dạy tạo lập, giải mã văn bản lại củng cố và phát triển các tri thức và kĩ năng khi học tiếng Việt.
Để thực hiện định hướng dạy học nói trên, cần phải biết cách tách nhỏ những yêu cầu cần dạy học của từng phân môn thật chi tiết và khoa học, phù hợp với tâm sinh lí của học sinh. Tách ra như vậy để có thể phối hợp chúng với nhau trong một bài học. Tất nhiên, sự phối hợp này không nên máy móc. Khi phải dạy những yếu tố cần dạy của một phân môn nào đó mà không tìm được sự có mặt của chúng ở các phân môn khác, thì phải dạy chúng như những tri thức độc lập trong bài học.
Trong thực tế, rất ít gặp những văn bản được tạo ra theo một phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh) thuần nhất. Thông thường trong các tác phẩm văn học cũng như trong các văn bản nhật dụng, các phương thức trên được sử dụng đồng thời, hòa quện với nhau nhằm đạt đến đích chung của một văn bản. Do đó khi dạy học cần khai thác triệt để những yếu tố thuộc một trong các phương thức tạo lập văn bản nói trên trong
văn bản đang dạy để phục vụ cho kiểu văn bản đang là trọng tâm của một loạt bài học đó.
Phương pháp dạy học mới cũng đòi hỏi phải phát huy triệt để những nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, đòi hỏi phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong khi học tập ở lớp, ở nhà và khi giải các bài tập, làm các bài văn. Phải phát huy tối đa tính tích cực, tính sáng tạo của học sinh - chủ thể học tập, ở tất cả mọi khâu, từ việc chuẩn bị bài, sưu tập tư liệu, phát biểu trong tổ, nhóm tự đánh giá và đánh giá bạn, tham quan, hoạt động thực tế theo đặc trưng bộ môn,… Tính tích cực trong việc học tập Ngữ văn dễ thể hiện thành bề nổi của phong trào (thảo luận, sáng tác, viết báo, hoạt động Ngữ văn, hoạt động văn nghệ,…) song phải chú ý cả bề sâu. Phải động viên các em vật lộn với vấn đề cụ thể, đôi khi tỉ mỉ, nhỏ nhặt, mà có ý nghĩa như: tự
tra cứu nghĩa của từ khó ở từ điển, lập hồ sơ, sưu tập ảnh liên quan đến một vấn đề nào đó của chương trình. Có thể dùng trang thiết bị kĩ thuật hiện đại và đồ dùng dạy học để góp phần cải tiến phương pháp theo hướng tích cực và tích hợp. Cần tổ chức khai thác tốt hơn Sách tham khảo có trong thư viện trường, cần phát huy tác dụng kênh hình qua phần minh họa trong sách giáo khoa, qua Bộ tranh tư liệu văn học của Trung tâm Bản đồ tranh ảnh Giáo dục, qua các băng hình của Trung tâm Nghe nhìn giáo dục, hướng dẫn học sinh xem vô tuyến truyền hình,… Cũng có thể phối hợp với giáo viên âm nhạc tổ chức biểu diễn dân ca, nghe băng đĩa các bài hát phổ nhạc các tác phẩm văn học, phối hợp với giáo viên hội họa tổ chức thi vẽ theo những đề tài gắn với tác phẩm văn học có trong chương trình…
4.1.3. Dạy học nhân vật kí sự và nhân vật truyện truyền kỳ
Với phân môn giảng văn (đọc hiểu văn bản) dù đổi mới theo hướng nào cũng phải dựa trên cơ sở dạy học văn theo đặc trưng thể loại. Cụ thể như phân tích nhân vật phải chú ý, “mỗi chi tiết về nhân vật là một tín hiệu thông báo nội dung của nhân vật, nội dung không tìm thấy thuộc về phẩm chất, đạo đức, tính cách riêng của nhân vật. Hêghen coi những chi tiết này như những
con mắt để nhìn thấu suốt nhân vật, diễn đạt phần bên trong của nhân vật” [27, 445].
“Tả kể nhân vật, thể hiện nhân vật – dựng nên bức chân dung nhân vật, vẽ bức tranh nhân vật. Nhưng từ nhân vật, nhà văn cũng muốn hướng đến chủ đề. Mỗi hình tượng nhân vật là một phát ngôn cho chủ đề, đồng thời phát ngôn cho một quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Phân tích nhân vật mà chỉ dừng ở kết luận về nhân vật là chưa đủ. Phải đi tới những đích khác, đó là lý tưởng nhà văn gửi vào nhân vật. Phải nghe thất từ nhân vật, không chỉ tiếng nói của tác giả về nhân vật. Tiếng nói đó thì thầm như một lời khuyên nên, không nên, tiếng nói đó khái quát như một triết lí nhân sinh, một bài học thực tế” [27, 446].
Dạy học phân tích nhân vật kí sự phải chú ý đến đặc điểm nhân vật thông qua chất liệu xây dựng nhân vật, phương thức xây dựng nhân vật, và chức năng của nhân vật. Khi phân tích cần kết hợp khai thác sự thực lịch sử và hư cấu văn chương đồng thời kết hợp hình thành nhận thức chân lý lịch sử và cảm xúc thẩm mỹ. Để từ đó khái quát những nét kiểu tính cách nhân vật sử ký. Vì sử kí nhằm ghi chép lại một câu chuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh. Kí sự thường xuất hiện trong những thời kì lịch sử có những diễn biến quan trọng.
So với nhân vật của truyện dân gian và truyện chí quái, nhân vật truyện truyền kỳ có diện mạo riêng hơn, được tạo nên bằng nhiều phương thức, trong đó có việc huy động sở trường của các thể loại. Ví dụ để biểu hiện thế giới nội tâm nhân vật, các tác giả cho nhân vật làm thơ, phú, tế… Phân tích nhân vật truyện truyền kỳ không thể coi nhẹ phương diện nội tâm vì đây là chỗ tác giả “dụng công”, là chỗ khác với các thể loại tự sự trước đó. So sánh nhân vật Vũ thị trong truyện của Nguyễn Dữ và truyện dân gian sẽ thấy điều này.
Cốt truyện của truyện truyền kỳ đa dạng và phức tạp hơn hẳn truyện dân gian và các thể loại văn tự sự trước đó như chí quái và cổ văn, một mặt
để tạo nên nhân vật khác thường kỳ lạ, mặt khác tác giả truyện truyền kỳ cũng ý thức rằng đây là một phương diện tạo nên giá trị thẩm mỹ.
Dạy - học truyện truyền kỳ phải tránh thái độ máy móc đối với cái siêu thực, tránh việc hễ nhìn thấy nó là xếp vào “mê tín dị đoan”. Trong rất nhiều tình huống, việc sử dụng các yếu tố siêu thực là giải pháp thông minh, hữu hiệu và đầy nghệ thuật để biểu hiện thế giới hiện thực nhằm làm rõ hình ảnh nhân vật. Để phân tích nhân vật truyền kỳ chúng ta phải bám vào đặc điểm nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện truyền kỳ trên phương diện chất liệu, phương thức, chức năng của nhân vật. Trong quá trình phân tích phải kết hợp khai thác giá trị thực và các giá trị kỳ lạ, đối sánh nhân vật truyện truyền kỳ với nhân vật văn học dân gian Việt Nam và nhân vật truyện truyền kỳ Trung Quốc. Từ đó khái quát kiểu tính cách nhân vật truyện truyền kỳ.
Để làm rõ cách phân tích nhân vật trong truyện sử ký và truyện truyền kỳ như đã nói ở trên dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số văn bản ở nhà trường phổ thông như Vào phủ chủ Trịnh (trích Thượng kinh kí sự) của Lê Hữu Trác, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ. Mặc dù tại thời điểm chúng tôi nghiên cứu trên tinh thần đổi mới của bộ giáo dục dạy học theo hướng dẫn giảm tải, đảm bảo thời lượng phân phối chương trình và lượng kiến thức không thay đổi.
4.2. Thiết kế một số bài giảng theo phương pháp dạy học tích hợp4.2.1. Giáo án thứ nhất: 4.2.1. Giáo án thứ nhất:
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
Kết quả cần đạt 1. Kiến thức:
- Hiểu được bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý nơi phủ chúa Trịnh và cách quan sát, ghi chép cùng tâm trạng, thái độ, sự đánh giá của nhân vật “tôi”.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông một lương y, nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
2. Kĩ năng:
- Biết cách cảm thụ và phân tích một tác phẩm thuộc thể loại kí sự.
3. Thái độ:
- Phê phán nghiêm túc lối sống xa hoa nơi phủ chúa - Trân trọng những lương y có tài, có đức.
- Phát hiện được những đặc sắc của ngòi bút kí sự Lê Hữu Trác.
I - NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý
- Quang cảnh, cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh. - Tâm trạng, thái độ của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh.
- Từ đó học sinh thấy được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm , hiêu đặc điểm của thể loại kí trung đại.
- Nghệ thuật viết kí sự của Lê Hữu Trác.
- Đoạn trích có nhiều từ Hán Việt, các từ ngữ thuộc lĩnh vực y học, học sinh cần đọc kĩ chú thích trong sách giáo khoa.
II - THIẾT KẾ BÀI HỌC 1. Tìm hiểu phần tiểu dẫn
- GV yêu cầu học sinh tự đọc phần Tiểu dẫn trong sách giáo khoa, sau đó trả lời các câu hỏi:
+ Lê Hữu Trác có tên hiệu là gì? Theo em tại sao tác giả lại chọn cho mình tên hiệu đó?
+ Ở trung học cơ sở, em đã được học tác phẩm kí trung đại nào? Từ tác phẩm ấy, em hãy rút ra những đặc điểm chung nhất của thể kí, đặc điểm đó được biểu hiện như thế nào trong Thượng kinh ký sự?
- Học sinh dựa vào các thông tin trong phần Tiểu dẫn để trả lời. - Giáo viên hệ thống lại những nét cơ bản:
+ Lê Hữu Trác (1724 - 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (nghĩa là Ông già lười ở đất Thượng Hồng). Tên hiệu đó gắn với quê hương của tác giả: làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là Yên Mĩ, Hưng Yên). Sau này, khi ông từ bỏ nghiệp võ, theo nghiệp y, chuyển về rồi gắn bó với quê ngoại Hương Sơn, Hà Tĩnh, chữ Hải Thượng có lẽ vẫn khắc khoải khôn nguôi một tấm lòng đối với cố hương. Chữ Lãn (lười) trong tên hiệu Hải Thượng Lãn Ông thể hiện rất rõ con người Lê Hữu Trác: ghét danh lợi, nghe thấy hai chữ đó thì “dựng cả tóc gáy lên” như ông từng viết trong Thượng kinh kí sự, yêu thích núi non, cỏ cây, bầu bạn cùng thiên nhiên, chuyên tâm vào việc làm thuốc, chữa bệnh cứu người, viết sách để dạy học trò.
+ Lê Hữu Trác là một danh y đồng thời là một nhà văn, nhà thơ. Sự nghiệp của ông được tập hợp trong công trình Hải thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển, biên soạn trong gần 40 năm.
+ Thượng kinh kí sự (Kí sự lên kinh) ghi chép sự việc Lê Hữu Trác lên Kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm trong khoảng thời gian từ tháng giêng năm 1782 đến khi trở về là mồng 2 tháng 11. Tác phẩm thể hiện rất rõ đặc điểm của thể kí: quan sát, ghi chép những sự việc có thật và ghi lại cảm xúc chân thực của mình trước các sự việc đó. Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ mà chúng ta được học ở năm lớp 9 cũng là một tác phẩm như vậy.
- Giáo viên trình bày tóm tắt tác phẩm Thượng kinh kí sự:
Tháng giêng năm Nhâm Dần, niên hiệu Cảnh Hưng thứ bốn mươi ba (1782), “trời xuân sáng láng, cỏ hoa tốt tươi”, Hải Thượng Lãn Ông đang vui với thú “mai danh ẩn tích” bầu bạn cùng thiên nhiên, viết sách, chữa bệnh cứu
người thì nhận được chiếu chỉ vào kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán theo tiến cử của quan Chánh đường. Quãng đường từ Hương Sơn lên kinh đô nhiều vất vả song cũng không thiếu những cảnh thơ mộng của núi sông, trăng gió, gợi hồn thơ “giãi tỏ tâm tình”. Tới Thăng Long, ông vào trình quan Chánh đường và “sáng tinh mơ” ngày mồng 1 tháng 2 đã có “tiếng gõ cửa rất gấp” gọi vào chầu phủ chúa. Y lệnh, Hải Thượng đến phủ, được dẫn đi thăm bệnh cho thế tử và dâng đơn thuốc. Nhưng lập luận và cách kê đơn thuốc của ông khác với rất nhiều vị danh y trong triều nên đơn thuốc đã không được dùng. Tuy vậy, chúa đã ban cho ông bổng lộc như của một chức quan nhỏ. Chẳng ngờ đặc ân ấy lại làm cho ông phải nghĩ ngợi, băn khoăn vì nếu nhận thì sẽ không sao thoát khỏi cái “vòng cương toả lợi danh”. Thời gian ở lại Kinh Đô chờ thánh chỉ, Hải Thượng Lãn Ông đã chữa bệnh, gặp gỡ, bầu bạn, ngâm thơ xướng họa với rất nhiều người. Đặc biệt là tác giả đã gặp lại “người cũ” từng được gia đình mai mối để làm bạn trăm năm, song việc không thành, giờ bà đã là một nhà sư đang khất thực. Bao nhiêu ngậm ngùi và tấm lòng