7. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Kết hợp hình thành nhận thức chân lý lịch sử và cảm xúc thẩm mỹ
thẩm mỹ
Trong tác phẩm kí sự các tác giả đã kết hợp hình thành nhận thức chân lý lịch sử và cảm xúc thẩm mỹ. Với dòng ghi chép Hải Thượng Lãn Ông- cũng là một nhân vật mang tâm trạng trong tác phẩm Thượng kinh ký sự–“ngâm một bài thơ để ghi nhớ”:
Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt Cõi trời Nam sang nhất là đây! Lầu từng gác vẽ tung mây,
Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào. Hoa cung thoang thoảng ngạt ngào đưa tới, Vườn ngự nghe vẹt nói đời phen,
Quê mùa, cung cấm chưa quen,
Đây là một thơ tức sự tức là ghi lại việc đang xẩy ra và bộc lộ cảm xúc của vị lương y.
Khi nhận chỉ của chúa mời vào kinh tác giả “vô cùng lo sợ”. Nỗi buồn đè nặng lên cả cảnh vật. Trong suốt hành trình, cuộc đấu tranh nội tâm diện ra gay ngắt. Ông luôn tìm cơ hội thoát khỏi nơi giàu sang quyền quý để trở về cuộc sống thanh nhàn, giữ cho tấm lòng trinh bạch. Cho đến khi ông trở về ông mừng thầm và tự hào : “Thân tuy vướng mắc vòng danh lợi, nhưng cái tâm không bị mê hoặc bởi lợi danh. Thảnh thơi mà đến, ung dung mà đi. Lại về gặp gỡ núi xưa, gối trên đá, ngủ dưới hoa, giữa giấc mơ màng nghe như có người nhắc đến chuyện cũ, giật mình tỉnh dậy, nghĩ bụng rằng ta không bị chê cười là chỉ nhờ ở chỗ không tham đó thôi” [63, 222].
Với ẩn sĩ, tránh xa danh lợi là một cách giữ lòng mình thanh sạch, thể hiện nhân cách cao thượng. Nhưng Lê Hữu Trác không sống biệt lập với xã hội như các ẩn sĩ trong lịch sử, mà ông vẫn làm thuốc, chữa bệnh cứu người. Và trong con mắt của các công hầu, khanh tướng chốn kinh kì, cụ là “Bậc học rộng tài cao”, “đạo làm thuốc ngày nay không ai hơn cụ, đã có tài học sâu sắc về tính và mệnh, lại có cái tài thơ rất là phong lưu Lí Bạch, Đỗ Phủ” [63, 63]. Vì thế “Nhà lúc nào cũng chật khách, ấm chén lúc nào cũng đầy chè”. Thế nhưng trước những lời khen ngợi đó Lãn Ông rất khiêm tốn tự nhận mình là “lúc trẻ có chí muốn bay nhảy, nhưng vận mệnh hèn kém, thời cơ lỡ dở, nên về ẩn náu nơi núi non hẻo lánh, cầu chút nhàn thân. Nay tuổi đã 60, tai điếc mắt hoa lẽ nào lại cầu hiểm đạt” [63, 51].
Thượng kinh lần này, Lãn Ông đã chứng tỏ mình là danh y lỗi lạc chốn kinh kì bởi ông không chỉ chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh mà còn rất nhiều người khác, từ “các quan tới lính tráng và bà con phố phường đã nhiều người biết mà tìm đến” [63, 57]. Với ai ông cũng chữa trị rất tận tình vì ông quan niệm “Cha ông mình đời đời ăn lộc nước, mình phải dốc sức hết lòng để nối tiếp cái chí trung thành của cha ông” [63, 47]. Có lúc ông đã từng băn khăn “nếu ta chạy chữa có công hiệu nhanh thì nhân thân sẽ vướng vào vòng
cương tỏa, không có ngày được trở về núi cũ. Chi bằng ta dùng phương thuốc hòa hoãn, dù không trúng bệnh thì cũng chẳng sai lạc đi bao nhiêu” [63, 46]. Thế nhưng ý thức trách nhiệm và bản lĩnh nghề nghiệp luôn được ông đặt lên hàng đầu. Trong khi chữa bệnh ông luôn tìm ra đáp số cho bài toán khó trong y đạo.
Trong nghề y, ông tỏ ra là người nghiêm khắc, cẩn trọng và rất khinh thường những vị quốc y ở chốn kinh thành chỉ biết đem con bệnh ra làm vật thí nghiệm: “Khi tôi còn ở núi, mỗi khi nghĩ đến các vị quốc y ở chốn kinh thành đều cho là ai nấy học dồi dào, tài nghệ tuyệt diệu. cho đến lúc tôi lên kinh, thấy cảnh chữa thuốc của họ, thì chỉ loanh quanh nếu không bảo là “phong hỏa”, “chân hỏa” và những điều quan trọng của phép dưỡng sinh, thì chẳng ai coi trọng cả” [63, 137]. Bởi ông tự coi mình là tinh thông y thuật, có kẻ lại mò mẫm lơ mơ, “ Y hệt một kẻ dương cung không nổi lại rồi đổ tại cánh cung cứng quá” [63, 138].
Bên cạnh hình ảnh một vị lương y tài năng, trần đầy nhiệt huyết và làm tròn trách nhiệm, Lê Hữu Trác hiện lên với cốt cách thanh cao của vị hiền triết phương Đông, luôn coi cái đẹp là cái tự nhiên và khát khao hòa nhập với thiện nhiên. Chín tháng ở kinh đô với biết bao cám dỗ của hiền tài, danh vọng, lòng ông chỉ muốn “ trong khi uống một chén nước ở Hương Sơn, ngoài thì thoa một áng mây ở Hương Sơn) [63, 52] như lời Quận Hầu nhận xét. Vượt qua tất cả quyền lợi vật chất và danh lợi ông đã trở về cuộc sống như ông hằng mong mỏi. Đó là về với quê mẹ - Hương Sơn để lại “gối trên đá, ngủ dưới hoa” bầu bạn cùng sông núi, đem tài năng phục vụ dân chúng cần lao.
Lê Hữu Trác hoàn tàn làm chủ ngòi bút của mình để bộc lộ cái tôi một cách mạnh mẽ rõ ràng. Mọi sự kiện trong tác phẩm đều qui tụ về cái tôi cá nhân của tác giả: Tôi thấy, tôi nghe, tôi nghĩ, tôi cho rằng, tôi bùi ngùi,…Kết thúc tác phẩm hình tượng Lê Hữu Trác hiện lên là: một thi nhân, một ẩn sĩ thanh cao, một danh y lỗi lạc đã đặt mình ra ngoài vòng cương tỏa.
Thượng kinh kí sự là tác phẩm tiêu biểu cho một ghi chép sự việc theo lối vừa kể vừa tả vừa bình luận. Tác giả đã khéo léo phối hợp cùng lúc đan cài vào nhau giữa mạch cảm xúc kể tả và bình luận như những dòng chảy mạch lạc vừa chan chứa, đem lại sức hấp dẫn cho lời văn, đồng thời cũng cho người đọc cảm nhận một cách rõ nét hơn bức tranh xã hội và con người thời Lê Trịnh. Cụ thể như khi tác giả đề cập đến Quan Chánh đường Hoàng Minh Bảo và những cảnh sinh hoạt nơi phủ chúa, đặc biệt là hình ảnh cha con chúa Trịnh:
“Quận hầu mời tôi vào nhà cùng ngồi trò chuyện. Lúc này tôi cứ tưởng những kiểu công tử vương tôn này đẻ ra lớn lên ở nơi giàu sang chỉ quen thói phồn hoa ăn chơi dông dài mà thôi. Giờ đây người này học vấn uyên bác, hiểu rõ hơn mọi lẽ phải, xưa nay, y như một người đã từng trải qua nhân tình thế thái, hơn nữa, tính tình khiêm tốn, không chút kiêu hợm, nên tôi càng kính phục” [63, 39].
“Mình vốn cũng con em nhà quan, sinh trưởng ở nơi phồn hoa, khắp chốn trong cấm thành, chỗ nào cũng từng quen thuộc, duy có quang cảnh phủ chúa thì chỉ được nghe nói thôi. Nay được đến đây, mới biết là sự giàu sang của vua chúa, quả là không ai có thể sánh kịp…” [63, 40].
“Ông chia phần cơm của mình cho tôi ăn. Mâm vàng chén bạc thức ngon của lạ, bấy giờ tôi mới được biết cái phong vị của nhà sang” [63, 44].
“Theo ý tôi, bệnh Thế tử là do sinh trưởng ở nơi màn the trướng gấm, ăn quá no mặc quá ấm, tạng phủ kém yếu, lại thêm bị ốm lâu nên tinh huyết hao kiệt, da mạt khô, rốn lồi, gân xanh, chân tay khẳng khiu” [63, 45].
Tác giả đã tả cảnh trên đường đi, cảnh trong phủ chúa mà ông có dịp quan sát. Tất cả đều bộc lộ rõ hơn về khát khao muốn xa mọi sự bon chen danh lợi ở đời:
“Đường đi về phía núi Cấm… Lúc này sương khói mịt mùng, thực là sáu ngọn núi quanh co uốn khúc. Chẳng biết có nhà sư nào tới chốn đây không! Cách nhau năm bước là đã không nom rõ vật gì rồi chỉ còn nghe tiếng vượn kêu chim hót, giống hệt như cảnh đang sống trong mây” [63,17].
“Ngày 22, tôi cùng tùy tùng đi trước… Đi đến Long Sơn, thấy thế đất như hình vòng cung, cổ thụ um tùm, mát râm rất thích, lại có những tảng đá chồng gác lên nhau xếp rất đều đặn” [63, 20].
Trong Thượng kinh kí sự, đằng sau thái độ cung kính, giữ lễ của Lê Hữu Trác là đôi mắt sắc sảo tò mò, tranh thủ quan sát của một người thường nhân lần đầu tiên được đặt chân vào nơi cung cấm. Nhìn những sinh hoạt trong phủ chúa, quang cảnh Thăng Long, cung cách giao du xướng họa giữa đám đông nho sĩ công khanh nơi đế đô, chuyện trên đường đi, tình cảm chan chứa lúc trở về núi cũ đã được tác giả thuật lại một cách bình dị không tô vẽ nhưng sinh động, chân thật. “Lê Hữu Trác đã bỏ xa phong cách khoa trương, bay bướm hay xu hướng “truyền kỳ” để ghi lại những câu chuyện bình thường, có thật trong đời sống hàng ngày, không phải là một vĩ nhân xa lạ nào mà của chính ngay trong bản thân mình” [64, 320].
Bằng lối viết giản dị, trong sáng, ít sử dụng các điển cố, điển tích.
Thượng kinh kí sự là tập ký sự đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật kí sự ở văn học giai đoạn này. Trước hết ở việc sử dụng điển cố, điển tích cũng rất ít toàn tác phẩm chỉ khoảng hơn 10 điển cố, điển tích. Nhiều lúc tác giả sử dụng ngôn ngữ kể chuyện một cách trực tiếp để ghi lại “nguyên xi” những sự kiện, tình tiết mà tác giả tận mắt chứng kiến hoặc trải qua. Coi thường danh lợi, ông sống ở chốn núi rừng chuyên tâm nghề y, chữa bệnh cứu người làm lẽ sống. Vì ông là người có tài, tiếng tăm như sấm động nên phải vào cung vua chữa bệnh cho chúa Trịnh. Ông viết một cách hóm hỉnh về cái bả công danh: “Tôi bèn sửa soạn áo mũ, lên kiệu vào phủ…Tôi bị một chuyến xóc lên xóc xuống, khổ không xiết nói” [63, 39-40]. Lần đầu tiên được vào phủ chúa Trịnh, quan sát cảnh vật ở phủ chúa, tác giả phải thốt lên: “Mình vốn cũng là con em nhà quan, sinh trưởng nơi phồn hoa…Nay được đến đây, mới biết là sự giàu sang của vua chúa, quả là không ai có thể sánh kịp” [63,40]. Tác giả choáng ngợp chen lẫn sợ hãi trước những cảnh vật và cung cách sinh hoạt ở phủ chúa. Lê Hữu Trác đã phải thốt lên:
Chính thị nam thiên đệ nhất tôn. Họa các trùng lâu lăng bích hán, Châu liêm ngọc hạn chiếu triêu đôn.
Cung hoa mỗi tống thanh hương trận. Ngự uyển thời văn anh vũ ngôn.
Sơn đã vị tri ca quản địa,
Hoảng như ngư phủ nhập đào nguyên.
Dịch nghĩa:
Cung cấm oai nghiêm lính giáo vàng. Nơi đây bậc nhất cõi trời nam.
Lầu cao gác vẽ mây xanh vút.
Thềm ngọc rèm châu nắng sớm tràn. Thơm ngát hoa hoa cung làn gió thoảng. Vẹt kêu vườn ngự tiếng đưa sang.
Quê mùa chưa biết nơi thanh lịch. Ngư phủ đào nguyên luống ngỡ ngàng.
[63, 40-41]
Quan niệm văn chương Nho giáo rất đề cao sự chân thực trong miêu tả sự vật sự việc và cả trong biểu thị cảm xúc của con người. Để sáng tạo ra được những giá trị văn chương có phẩm chất đó không chỉ cần tài năng mà còn cần có bản lĩnh cao. Lê Hữu Trác miêu tả tâm trạng của chính mình khi chữa bệnh cho thế tử biểu thị giản dị và chân thực một nhân cách cứng cỏi.
Với cách nhìn khách quan và bản lĩnh của người cầm bút các tác giả viết kí không chỉ mô tả lịch sử, kể lại những gì xảy ra mà còn bộ lộ cái tôi cá nhân một cách trung thực về con người thuộc tầng lớp trên. Đó chính là bức chân dung kí họa sinh động về tầng lớp người có vị trí, vai trò trong xã hội. Họ là những người biểu trưng cho sự xấu xa đáng lên án.
Với kiểu nhân vật bình thường dưới con mắt của các nhà văn viết kí mang đậm dấu ấn hiện thực. Đó là những nhân vật đời thường, tự nhiên, không bị lí tưởng hóa. Những con người có thực trong xã hội lúc bấy giờ. Bằng tài năng của mình nhà văn đã miêu tả một cách tỉ mỉ chân dung của những nhân vật bình thường rất đỗi quen thuộc. Nhân vật dần bước ra khỏi vòng hào quang lí tưởng hóa, thần thánh hóa. Tác giả rất dụng công trong việc ghi chép con người thật, việc thật với cả những ưu điểm và khuyết điểm.
Với kiểu nhân vật tôi kể chuyện, tác giả kí sự trung đại rất khéo léo hòa vào tác phẩm cùng với các nhân vật khác một cách tự nhiên. Với giọng văn “mượt mà, trữ tình” của Lê Hữu Trác, người đọc nhận ra được bức chân dung của những nho sĩ ẩn dật trong cuộc tang thương dâu bể. Với tài năng quan sát, ghi chép một cách tỉ mỉ thể hiện một tư tưởng, lập trường, tâm hồn của nhà nho Việt Nam trong bối cảnh xã hội rối ren, loạn lạc. Đó chính là xã hội mà giai cấp thống trị chỉ là hám danh lợi, ăn chơi cho thỏa thích như Trịnh Sâm. Tác giả cũng miêu tả nỗi cực khổ của nhân dân: chuyện mất mùa, đói kém. Thái độ của nhà văn trước cái thói xấu xa của bọn vua chúa thật rõ ràng. Người đọc cảm nhận được những trăn trở, suy tư, khát khao thầm kín và cả tình yêu nước, nhớ tiếc “tiền triều” ẩn đằng sau trang kí sự. Đó là những nhà Nho có hoài bão lớn, họ từng ôm giấc mộng văn chương để sau này làm nhiều việc có ích cho đời. Các tác giả cũng từng trải qua nhiều cuộc thi cử của triều đình, nhưng họ không muốn làm quan mà trở về quê sống cuộc sống thanh đạm hết lòng phục vụ nhân dân. Những nhà viết kí sự đó có điều kiện đi sâu tìm hiểu về cuộc sống, con người, về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán,…của dân tộc một cách thấu đáo.Hay với Lê Hữu Trác một danh y có tiếng trong thiên hạ, được chúa mời vào kinh để chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh. Mặc dầu ông biết rất rõ căn bệnh của cha con chúa nhưng ông không muốn chữa trị cho. Bởi ông sợ phải ở lại trong cung làm quan nên ông đã từng đấu tranh với chính bản thân mình xem nên làm thế nào. Và cuối cùng vì y đức của người thầy thuốc nên ông đã phải chọn con đường đi đúng với đạo lý làm người. Nhưng cuối cùng ông vừa hoàn thành nhiệm vụ vừa được trở về quê nhà một cách thảnh thơi không vướng bận danh lợi chốn kinh thành. Qua đó chúng ta thấy, tuy không có ý đồ dựng lại bức chân dung của mình nhưng việc tự thuật, suy nghĩ và những trang kí thẫm đẫm chất nhân văn người đọc thấy được chân dung tự họa của các nhà nho Việt Nam trong thời kỳ suy vong của xã hội phong kiến. Đó là những con người luôn khát khao xây dựng một chế độ xã hội tiến bộ hơn.
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRUYỆN TRUYỀN KỲ 3.1. Đặc điểm nhân vật truyện truyền kỳ
Không có nhân vật chung mà bao giờ chúng cũng là nhân vật của từng thể loại, bởi vậy phải xác định đặc điểm của nhân vật từng thể loại để có phương pháp phân tích thích hợp. Đặc điểm nhân vật truyện truyền kỳ thể hiện ở chất liệu, phương thức xây dựng và chức năng của chúng.
3.1.1. Chất liệu xây dựng
Để xây dựng nhân vật truyện truyền kỳ, nhà văn cần có một cái nhìn về con người thực sự phù hợp để chúng trở thành những hình tượng của tác phẩm. Với truyện truyền kỳ có sức lôi cuốn độc giả do ở loại tác phẩm này trí tưởng tượng của con người được thoả sức phát huy, ngôn từ tác phẩm giàu chất nghệ thuật để xây dựng nên những hình tượng chân thực về chính, tà. Nghĩa là dù cho phương thức thể hiện cuộc sống có sai lệch với quan niệm của đức thánh Khổng, nhưng mục đích khuyến thiện trừ tà lại phù hợp nên truyện truyền kỳ vẫn tồn tại trong hàng ngàn năm dưới xã hội phong kiến. Nhân vật trong truyện truyền kỳ được hư cấu từ cuộc sống con người trong xã hội phong kiến.
Hình tượng nghệ thuật (nhân vật con người) xuất hiện trong tác phẩm bao giờ cũng mang tính quan niệm, tức là phản ánh, miêu tả, thể hiện, nhân vật con người bao giờ cũng thể hiện nó quan niệm của tác giả. Ở truyện