Phương pháp phân tích nhân vật truyện truyền kỳ

Một phần của tài liệu Phương pháp phân tích nhân vật văn xuôi việt nam trung địa ở trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 43)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Phương pháp phân tích nhân vật truyện truyền kỳ

3.2.1. Kết hợp khai thác giá trị thực và các giá trị kỳ lạ

Khi phân tích nhân vật truyện truyền kỳ chúng ta cần chú ý khai thác giá trị thực và giá trị kỳ lạ. Bởi sự đan xen của hai giá trị này đã giúp nhân vật thể hiện nhân cách và số phận.

Người xưa sống trong xã hội bất bình đẳng nên bị đàn áp, bóc lột cả vật chất lẫn tinh thần. Họ thường có một ước mơ duy nhất là được sống một cuộc sống ấm no, hạnh phúc toàn vẹn, mặc dù phải đấu tranh bền bỉ, quyết liệt chống lại những mưu toan, độc ác. Đó là một thực tế khách quan không phủ nhận được. Tiêu biểu như truyện Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Với Nguyễn Dữ nhân vật của ông vừa có sự đấu tranh quyết liệt, vừa khao khát vươn tới một cuộc sống tươi đẹp hơn (Chuyện Lệ Nương). Với sự sáng tạo độc đáo, Nguyễn Dữ đã dựa trên hệ thống những chi tiết, hình ảnh thần kỳ, hoang đường, thậm chí táo bạo để thực hiện những ước mơ và cuộc đấu tranh của mình. Và những yếu tố, hình ảnh, chi tiết ấy đã tạo màu sắc lãng mạn cho tập truyện này. Đây chính là vẻ đẹp, sức hấp dẫn là nét tích cực của Truyền kỳ mạn lục. Hay nói đúng hơn lý tưởng thẩm mỹ toát ra từ những yếu tố kỳ này được xem là lực lượng phù trợ của những con người bất hạnh, của những con người luôn khao khát tình yêu, hạnh phúc. Dẫu rằng thế giới thần kỳ chỉ là thế giới của những giấc mơ, để thỏa mãn những ước vọng sâu xa và cao đẹp của con người. Đối với Nguyễn Dữ, ông đã dùng thủ thuật duy nhất là sử dụng cái “kỳ” và “thực” để thể hiện cho phép biện chứng của mình. Trong Truyền kỳ mạn lục, thế giới thần cùng tồn tại với thế giới người, những sự quái dị xen kẽ với những điều bình thường, tình tiết thực lẫn với tình tiết ảo, việc người quan hệ với việc thần tiên, ma, quỷ,…Tất cả đều có quan hệ ràng buộc với nhau. Mặt khác, nếu thiếu đi yếu tố kỳ diệu, hoang đường thì tác phẩm sẽ rơi vào

tình trạng bế tắc. Ở đó khát vọng hạnh phúc lứa đôi, gia đình, lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp và ý nghĩa tố cáo thói xấu của xã hội sẽ không thực hiện được. Trong tác phẩm cái “kỳ” và cái “thực” luôn gắn bó, chi phối lẫn nhau. Chính yếu tố “kỳ” là một cách phản ánh cái “thực”, cho nên dù có hoang đường, quái đản bao nhiêu cũng không quá xa rời với thực tế đời sống của con người.

Những yếu tố kỳ lạ xuất hiện đã làm cho tác giả như được hòa vào cuộc sống thực của nhân vật trong truyện. Ngay trong Chuyện người con gái Nam Xương, khi Vũ Nương chết đi trong nỗi oan khuất, mong ước cuối cùng của nàng là được minh oan. Và sự trở về trong tưởng tượng ấy phải chăng cũng là niềm mong mỏi của bao độc giả đối với số phận của nhân vật Vũ Nương? Hoặc trong Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên, Nguyễn Dữ đã miêu tả một thế giới thần kỳ đầy huyễn tưởng. Ông cho đó là cơ sở cho khát vọng, ước mơ tìm kiếm khôn nguôi lẽ sống, hạnh phúc, lý tưởng của con người. Những hình tượng ở chốn bồng lai tiên cảnh, hay nơi thủy cung bồng bềnh ở ngoài biển đó không còn là bịa đặt, hoang đường mà là sản phẩm của một tư duy luôn hướng tới cái đẹp, cái thiện của nhà văn. Ở phần cuối Chuyện người con gái Nam Xương vẫn là cuộc gặp gỡ và chia ly đau đớn của Vũ Nương. Đó là cuộc gặp gỡ chia ly giữa một bên “thực” và một bên “ảo”, là hai thế giới cách trở không thể hòa nhập: cõi âm và cõi dương. Cũng từ đây tác giả thể hiện một quan điểm, một triết lý đúng đắn về số phận con người. Số phận của mỗi con người, hạnh phúc gia đình chỉ có ở trần gian và được định đoạt trong cuộc sống trần thế. Thần linh có thể chứng giám cho lòng trinh bạch của nhân vật nhưng không thể cứu nhân vật sống lại và hạnh phúc tan vỡ thì không thể gắn lại được. Sự thật phũ phàng của nhân vật là thật. Nỗi đau bi kịch của số phận ấy là thực và những gì tạo nên màn kết thúc có hậu ấy là ảo ảnh, là tưởng tượng của tác giả. Nguyễn Dữ cho nhân vật sống lại trong thế giới khác, thế giới huyền ảo của lòng mong ước, nhưng tác giả không thể cho nhân vật quay trở lại và sống trong thế giới thực. Rồi Chuyện người nghĩa phụ Khoái Châu

chết trở về, tha thứ tội lỗi cho chồng, chỉ bảo đường hướng cho con, chỉ làm cho mối tình bi thương, lỡ dở, tội nghiệp. Rồi nàng lại trở lại với chức phận của mình ở cõi âm, và Trọng Quỳ ở trần thế bền chí nuôi con nên người. Hai thế giới tuy hai mà một xuất hiện khá nhiều trong sáng tác của Nguyễn Dữ. Nó vừa là mục đích phản ánh tâm nguyện của tác giả, nhưng cũng là sự thể hiện một quan niệm, một triết lý về hiện thực đời sống của ông lúc bấy giờ. Bởi nếu tác giả đặt con người của thế giới huyền ảo vào thế giới thực thì lập tức con người đó sẽ bị hủy diệt. Tác giả muốn khẳng định hạnh phúc, mong muốn của nhân vật trong xã hội loạn lạc này chỉ có được trong mơ, chỉ có trong cõi hư vô mà thôi, còn trong xã hội này không thể có được. Và yếu tố kỳ ấy cũng là cơ sở, phương diện góp phần để biến ước mơ, khát vọng của con người thành hiện thực, làm cho câu chuyện kết thúc có hậu hơn. Sự hỗ trợ và chi phối giữa cái “kỳ” và cái “thực” trong tập truyện này được người đọc chấp nhận và hợp lôgíc. Truyện truyền kỳ ảnh hưởng nhiều yếu tố của văn học dân gian. Bằng trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo, Nguyễn Dữ dựa vào hiện thực đời sống xã hội để tạo ra cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc trong mối quan hệ giữa hai tố “thực” và “ảo”. Thông qua những chi tiết, những sự kiện rất chân thực của cuộc sống được kết hợp với những chi tiết kỳ ảo của sự sáng tạo đã đưa tác phẩm truyện truyền kỳ vượt khỏi tầm của một truyện kỳ lạ để đến gần với một chuyện có thực.

Việc kết hợp giá trị “thực” với giá trị “kỳ” trong truyện truyền kỳ là nói chuyện ma, thần tiên nhưng thực ra chỉ mượn ma quỷ, thần tiên để nói đến việc người. Chúng ta cũng thấy ở truyện Truyền kỳ mạn lục không phải chỉ các bóng ma mơ hồ diệu kỳ, mà là thấy được cái bộ mặt thối nát của xã hội đương thời- là hiện thực xã hội của thời đại. Đây cũng là mặt tích cực của Nguyễn Dữ trong việc dùng cái “quái lạ” để nói cái “thực”.

Nguyễn Dữ mượn việc dùng cái “kỳ”, cái “thực” để tố cáo xã hội đã làm tan biến khát vọng ước mơ của con người. Trong Chuyện đối tụng ở Long Cung, tác giả đã bóc trần dã tâm cướp vợ người khác của bọn quan lại quyền

thế. Quan họ Trịnh đời Trần xuống Thủy cung kiện đòi vợ bị thuồng luồng cướp. Thấy rõ bộ mặt dâm dục của thần thuồng luồng trong truyện này cũng chính là bộ mặt xấu xa của bọn quan lại gian ác. Chuyện đối tụng ở Long cung

giữa con người và quỷ thần đã chứng tỏ công lý bao giờ cũng thắng. Không chỉ có thần, là thần thì muốn làm gì cũng được. Hoặc không phải cứ là vua chúa, quan lại mà muốn hà hiếp dân lành ra sao cũng được. Sự đấu tranh đến cùng con người bao giờ cũng chiến thắng. Nguyễn Dữ đã khéo léo sử dụng những hình tượng, sự việc quái đản, thần tiên để phục vụ mục đích tư tưởng của mình. Chuyện thần, chuyện thế giới kỳ ảo bao giờ cũng là bóng dáng, tưởng tượng của tác giả trong việc thể hiện cái thực của cuộc đời. Qua nhân vật thần, qua sự hiện hữu của những yếu tố lạ, tác giả thể hiện một nội dung phê phán mạnh mẽ, đả kích kịch liệt xã hội lúc bấy giờ. Sẽ không có Chuyện đối tụng ở Long cung, sẽ không có chuyện chỉ trích, buộc tội của hai con vật nếu như không có sự tưởng tượng của tác giả. Thế giới hoang đường, kỳ ảo xâm nhập vào tác phẩm một cách tích cực chính là nhờ ý nghĩa tố cáo mà tác tả đặt ra.

Bên cạnh đó tác giả còn bài xích những thói hư tật xấu, đắm đuối trong vòng tình dục của những gã lái buôn, nho sinh bị yêu nữ cám dỗ (Chuyện cây gạo, Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây, Chuyện yêu quái ở Xương Giang). Tác giả mượn hình ảnh ma quỷ của những cô gái đã chết, hồn ma, yêu tinh hóa thành người để lôi kéo trêu ghẹo những con người vốn thích cuộc sống trụy lạc lả lơi như Trình Trung Ngộ, nho sinh Hà Nhân và ngay cả bọn quan lại phong kiến. Tác giả để cho nhân vật thể hiện tình yêu theo kiểu tự do phóng túng. Ngay như người và ma yêu nhau, trêu ghẹo nhau cũng theo kiểu tự do. Đây là cách suy nghĩ và hành động rất xa lạ vượt ra khỏi khuôn mẫu phong kiến chính thống.

Sự kết hợp giá trị “kỳ” và giá trị “thực” trong truyện truyền kỳ phản ánh một cách sinh động đời sống xã hội lúc bấy giờ, làm cho chất trữ tình và hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm. Đề cập những chân dung yêu quái, hồn ma biến

hóa,… nhằm tránh khỏi tư tưởng mê tín, hoang đường, làm tăng thêm sự phong phú hấp dẫn về nội dung. Có thể những giá trị “kỳ” ấy, góp phần biến ước mơ, khát vọng của con người thành hiện thực, làm câu chuyện kết thúc có hậu như truyện cổ tích của dân gian .

3.2.2. Đối sánh nhân vật truyện truyền kỳ với nhân vật cổ tíchViệt Nam

Sự đối sánh này trong quá trình dạy học rất có ý nghĩa về nhận thức và tình cảm.

3.2.2.1. Sự tương đồng

Nhân vật của hai loại truyện này rất phong phú, đa dạng. Chúng tồn tại ở hai dạng chính: Nhân vật con người và lực lượng thần kỳ. Ở mỗi loại nhân vật này được phân chia thành hai tuyến rõ ràng: chính diện (thiện), phản diện (ác).

Trong truyện cổ tích nhân vật chủ yếu phiếm chỉ hoặc đồ vật, loài vật. Loại nhân vật này cũng có trong truyện truyền kỳ. Sự phiếm chỉ được thể hiện ngay từ đầu, qua tên tuổi, nguồn gốc. Nhân vật truyện cổ tích phần lớn họ không có tên, họ là những người anh, người em (trong Chuyện cây khế, Chuyện hà rầm hà rạc), là mụ dì ghẻ (trong Tấm cám), là anh chèo thuyền, là quan huyện,… Hoặc nhân vật là những con vật, loài vật truyện cổ tích thường chú trọng hành động. Từ những hành động đó có thể bộc lộ được nhân vật chính diện, phản diện. Hành động chi phối toàn bộ diễn biến câu chuyện.

Trong truyện cổ tích và truyện truyền kỳ ngoài nhân vật có tên còn có những nhân vật không có tên hoặc nhân vật là những con vật, loài cây cỏ.

Cũng như trong truyện cổ tích thần kỳ, truyện truyền kỳ chú ý đến việc miêu tả hành động của các nhân vật ít được chú ý đến miêu tả cảm xúc, suy nghĩ mà chủ yếu là kể những diễn biến qua các sự việc ly kỳ diễn ra trong cuộc đời.

Kết thúc truyện, nhân vật chính diện trong truyện cổ tích, nhân vật chính trong truyện truyền kỳ thường được hưởng hạnh phúc và gặp may mắn (nhân vật Tấm, Thạch Sanh, Từ Thức, Vũ Nương,…).

Trước hết, truyện truyền kỳ mượn môtíp nhân vật trong truyện cổ tích (người Việt).

Khái niệm “môtíp” tiếng Hán Việt gọi là “mẫu đề”, có thể chuyển thành các từ “khuôn”, “dạng”, hoặc “kiểu” trong tiếng việt, nhằm chỉ những yếu tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã hình thành ổn định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật” [14, 168]. vậy khái niệm “môtíp” hiểu là “kiểu” nhân vật.

Môtíp nhân vật xả thân vì nghĩa trong truyện truyền kỳ chẳng hạn trường hợp Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Tử Văn hiện lên là người cương chính khí phách. Khi thấy tên tướng giặc bại trận tác oai tác quái dân làng thì Tử Văn đã không hề đắn đo, châm lửa đốt đền thờ bất chấp mọi nguy hiểm. Không những thế, Tử Văn còn bất chấp mọi lời dọa dẫm sẽ gặp tai họa nếu không xây trả đền cho thổ thần, lấy lại sự bình yên cho dân làng.

Hành động đốt đền, trừ bọn gian tà của Tử Văn rất giống với hành động giết trăn tinh của Thạch sanh (Chuyện Thạch Sanh). Thạch Sanh cũng là nhân vật xả thân vì nghĩa. Khi thấy trăn tinh ác oai tác quái làm hại dân làng, Thạch Sanh không hề ngần ngại ra tay tiêu diệt nó.

Như vậy, Nguyễn Dữ đã dựa trên môtíp nhân vật trong truyện cổ tích để xây dựng nên nhân vật của mình. Nhân vật Tử văn (trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) và nhân vật Thạch Sanh (Chuyện Thạch Sanh) đều là những người có hành động hết sức hào hiệp, hi sinh vì người khác nhân vật ấy thể hiện khát vọng và ước mơ công lý chính nghĩa sẽ thắng gian tà.

Về môtíp nhân vật khao khát mãnh liệt vươn tới cuộc sống tốt đẹp, Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật Đào Hàn Than trong Truyền kỳ mạn lục gần với cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám. Hai nhân vật này có nét chung là luôn khát khao vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Cô Tấm trong truyện cổ tích

Tấm Cám là một người con gái hiền lành, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, nhưng phải chịu nhiều bất hạnh. Mẹ mất sớm, chẳng bao lâu cha cũng qua đời, cô phải sống cùng với dì ghẻ và đứa em cùng cha khác mẹ độc ác - mẹ

con Cám. Lúc nào Tấm cũng bị mẹ con Cám tìm cách hãm hại. Tấm đã phải trải qua nhiều kiếp luân hồi. Từ lúc trèo cau bị mẹ con Cám chặt gốc, Tấm rơi xuống ao chết, sau đó hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị vào cuối cùng được trở về với hình dáng ban đầu – cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền và trở thành hoàng hậu. Đây chính là phần thưởng chính đáng cho Tấm. Như vậy nhân vật đã trải qua nhiều kiếp nhưng cuối cùng vẫn được trở lại thành người. Đó là phần thưởng hậu hĩnh nhất. Tấm chính là nơi gửi gắm tâm tư nguyện vọng của nhân dân.

Nhân vật Đào Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị cũng chết đi sống lại nhiều lần. Hàn Than cũng là người con gái chịu nhiều bất hạnh. Lúc còn sống, Hàn Than đã tìm cách để trả thù vợ quan hành khiển Nhược Chân, khi chết đi mối thù vẫn chưa dứt. Lúc thành hồn ma, yêu quái, Hàn Than đầu thai thành đứa con nhà Nhược Chân để phá phách trả thù. Hành động của Hàn Than thể hiện nỗi khao khát sống mãnh liệt. Hàn Than trong suốt cuộc đời của mình đã luôn trăn trở, dằn vặt để tìm ra lối thoát cho bản thân và khát khao vươn tới cuộc sống mà mình mong muốn.

Môtíp người phụ nữ thủy chung trong truyện cổ tích khá phổ biến. Trong

Sự tích đá Vọng Phu có hình tượng người vợ chờ chồng hóa đá, hay người vợ trong cổ tích Vợ chàng Trương cũng vậy. Nàng là người con gái nết na, hiếu thảo với mẹ chồng, yêu chồng thương con. Khi chồng đi lính, nàng đã ở nhà một mình phụng dưỡng mẹ già, nuôi dạy con thơ. Đến khi người chồng trở về, vì một sự hiểu lầm mà chàng nghi oan cho nàng, coi nàng là người vợ thất tiết. Vợ chàng Trương đã không thể nào minh oan được và đành tìm đến cái chết để chứng tỏ phẩm giá của mình.

Từ môtíp về người phụ nữ thủy chung trong truyện cổ tích, Nguyễn Dữ rất thành công khi xây dựng nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương. Dựa trên nguyên mẫu hình tượng vợ chàng Trương (trong cổ tích

Một phần của tài liệu Phương pháp phân tích nhân vật văn xuôi việt nam trung địa ở trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w