Phương thức xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Phương pháp phân tích nhân vật văn xuôi việt nam trung địa ở trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 37 - 41)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.2.Phương thức xây dựng nhân vật

Phương thức thể hiện phẩm chất và số phận nhân vật, là con đường, cách thức nhà văn tạo nên nhân vật. Hoặc thông qua miêu tả nội tâm, hoặc thông qua việc tạo dựng tình huống để từ đó nhân vật bộc lộ phẩm chất, tính cách, số phận,… Nhân vật giữ vai trò quan trọng hàng đầu tạo nên tác phẩm văn học, nên nhà văn rất chú trọng sáng tạo.

Tác phẩm truyện truyền kỳ đã thể hiện sự tuân thủ phương thức xây dựng nhân vật qua các khía cạnh: miêu tả ngoại hình, miêu tả nội tâm và sử dụng yếu tố kỳ ảo.

Để khắc họa hình tượng nhân vật nhà văn thường miêu tả tính cách nhân vật. Nói đến tính cách nhân vật là nói đến đặc điểm tâm lý ổn định chi phối mọi hành vi, thái độ bộc lộ cốt cách, phẩm chất của nhân vật. Nhân vật chỉ xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng phương tiện nghệ thuật, các phương thức thể hiện nhân vật hết sức đa dạng.

Nhân vật trong truyện truyền kỳ, tác giả dụng công xây dựng những con người gắn với những cuộc đời riêng để phản ánh hiện thực. Từ việc miêu tả ngoại hình và hành động nhân vật để khái quát nên tính cách nhân vật như: tính hay ghen vợ để rồi dẫn đến sự hiểu lầm của Trương Sinh (Chuyện người con gái Nam Xương), tính cương trực nóng nảy dẫn đến hành động đốt đền của Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên),…

Khi xây dựng nhân vật tác giả truyện truyền kỳ phải miêu tả nội tâm, tức thế giới tâm lý và tinh thần của nhân vật. Vì“nội tâm” là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng tâm lý của bản thân trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc thể hiện trên bước đường của mình.

Như vậy khi miêu tả nội tâm nhân vật chính là biện pháp xây dựng hình tượng nghệ thuật. Những cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật về thế giới và con người, về bản thân mình. Nhà văn có thể trực tiếp biểu hiện nội tâm nhân vật bằng ngôn ngữ của mình với tư cách là người kể truyện; những biện pháp mà nhà văn hay sử dụng nhất là biểu hiện độc thoại nội tâm và đối thoại trong nội tâm của nhân vật. Nhưng ở đây, với nhà văn Nguyễn Dữ trong Truyền kỳ mạn lục, nội tâm được thể hiện bằng chính ngôn ngữ của nhân vật. Nhân vật tự biểu hiện, phơi bày những diễn biến tâm trạng của mình qua những suy nghĩ cảm xúc cụ thể của mình như: suy nghĩ của Vũ Thị Thiết “nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than...”(Chuyện người con gái Nam Xương). Hay nhân vật Tử Văn

(Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) vốn là người cương trực, yêu lẽ phải, khi tường tận mọi điều, chàng ngạc nhiên pha chút bất bình vì thổ công cam tâm “làm một người áo vải nhà quê”.

Lời thổ công như những khái quát đầy cay đắng về nhân tình thế thái đương thời, ẩn sau đó có cả nỗi ngao ngán của Nguyễn Dữ về thời cuộc, điều khiến ông phải từ quan. Câu nói của Tử Văn cho thấy chàng thoáng chút hoang mang:

- Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?

Lời nhân vật tuy ngắn, nhưng cho thấy nhà văn am tường tâm lý con người. Khi Tử Văn đơn độc đối diện với cái ác cũng đơn độc, chàng không sợ. Nhưng khi biết của đút lót có thể làm tha hoá cả cõi âm, số đông đã đứng về kẻ phi nghĩa, nếu chàng không chút lưỡng lự thì quá phi thường, khó tin.

Trong các truyện truyền kỳ chúng ta thấy thường xuyên của các chi tiết hoang đường kỳ lạ tạo nên nôi dung và phong cách nghệ thuật mới mẻ. Đối với những tác giả truyện truyền kỳ tài năng, thế giới kỳ mà nhà văn sáng tạo nên là thế giới lần đầu tiên xuất hiện, là cái nhưng gắn liền với cái thực, nhằm mục đích tạo nên cảm xúc thực. Ở Truyền kỳ mạn lục để xây dựng cõi

âm, Nguyễn Dữ cũng sử dụng những chuẩn mực của cõi dương. Đứng đầu xã hội chốn thuỷ cung phải có “vua biển Nam Hải”, nhưng do nội dung truyện yêu cầu, chỉ có phu nhân của ngài xuất hiện. Thế giới ấy cũng có đẳng cấp, có người giàu sang để có điều kiện vật chất tạ ơn cứu mạng. Tuy nhiên, cách hành xử của các thành viên trong thế giới ấy thực sự là đối trọng với thói đời ở trên kia. Vợ vua Nam Hải không xuất hiện như mẫu nghi thiên hạ mà chỉ như bậc huynh trưởng trong một gia đình thân ái.

Qua mối liên hệ giữa các chi tiết hoang đường, kỳ ảo, Nguyễn Dữ đã để lại cho nhân vật của ông xuất hiện một ngoại hình, dáng dấp, diện mạo tương đối mạnh dạn và độc đáo. Một mặt ông dựa vào yếu tố kỳ lạ, hoang đường để nhằm phát triển tính cách nhân vật, mặt khác ông thể hiện quan niệm về con người mới xuất hiện trong thời đại lúc bấy giờ. Xuyên suốt câu chuyện, tính cách nhân vật luôn luôn thay đổi, phát triển theo tình huống của truyện đưa ra. Tình huống truyện bao giờ cũng là những tình huống độc đáo và kỳ lạ.

Chuyện người con gái Nam Xương là một ví dụ tiêu biểu cho sự phát triển tính cách nhân vật qua các chi tiết kỳ lạ. Có thể xem truyện này là một vở kịch có hai màn đối lập nhau về tính chất. Đó là màn hiện thực “trần trụi” và màn “kỳ ảo”. Ở đây chúng ta chỉ nói đến màn “kỳ ảo” với sự phát triển tính cách nhân vật nàng Vũ Nương. Nguyễn Dữ đã để cho nàng Vũ Nương sống trong một thế giới kỳ ảo, ở thế giới này mọi người sống với nhau thật ân nghĩa, Vũ Nương đã được sống lại bởi tình thương yêu của tác giả.

Tác giả Nguyễn Dữ sử dụng cái “kỳ” này thực tế để xây dựng hình tượng nghệ thuật trong Truyền kỳ mạn lục, đó là một thế giới thần cũng tồn tại với thế giới của con người, những sự quái dị xen kẽ với những điều bình thường, tình tiết thực xen lẫn tình tiết ảo, việc người quan hệ với thần, tiên, ma, quỉ…tất cả đều có mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ và thống nhất. Nếu thiếu đi những yếu tố này thì nhân vật sẽ rơi vào bế tắc. Như vậy, khát vọng hạnh phúc lứa đôi, gia đình, lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp và nó trở thành ý nghĩa tố cáo bài xích thói hư tật xấu của xã hội sẽ không thực hiện được. Và

vì thế mà yếu tố “kỳ”- “thực” luôn gắn bó và chi phối lẫn nhau. Bản thân yếu tố này là một cách phản ánh cái thực, cho nên dù mọi chi tiết hoang đường, quái đản bao nhiêu cũng không xa rời với đời sống thực tế của con người.

Việc xây dựng nhân vật không phải là người trong truyện truyền kỳ nói chung và trong Truyền kỳ mạn lục nói riêng đều dựa vào sự mô phỏng con người. Nhân vật thần linh, ma quái trong Truyền kỳ mạn lục còn hiện lện những biểu hiện của con người. Ví như trong truyện Từ Thức lấy vợ tiên nhân vật nàng tiên Giáng Hương có những đặc điểm gần gũi với con người trần thế. Nàng là tiên nữ nhưng vẫn còn vướng bụi trần: “Không như thiếp bảy tình chưa sạch, trăm cảm dễ sinh, hình ở phủ tía nhưng lụy vướng duyên trần, thân ở đền Quỳnh mà lòng theo cõi dục” [55, 124]. Vợ chồng Từ Thức và Giáng Hương tự vỗ tay tán thưởng nhau về việc cõi trần còn vấn vương trong tâm hồn. Nguyễn Dữ đã miêu tả sự đổi thay sắc thái tinh thần khi có tình yêu với người hạ giới của nhân vật Giáng Hương: Nương tử hôm nay màu da hồng hào, chứ không khô gầy như trước nữa” - chính tình yêu đã đem lại phép nhiệm màu. Tình yêu giữa Từ Thức và Giáng Hương là thứ tình yêu tự do mà con người khao khát. Tác giả mượn chuyện tiên để nói chuyện người.

Khi xây dựng nhân vật không phải là người của Truyền kỳ mạn lục, là tác giả dựa trên mô hình của con người. Không phải thần linh, ma quỉ làm chủ vũ trụ này mà đó chính là con người. Yêu quái hại người thì bị con người trừng trị, tiêu diệt. Con người xuất hiện ở mọi nơi trên thế gian này, dù thượng giới hay địa phủ, dù cõi tiên hay thủy cung… Nhưng điều đặc biệt là, con người có mặt ở đâu thì ở đó hoàn cảnh được trong sạch, công lý sáng tỏ, kỷ cương được lập lại. Con người đã làm mất vai trò thiêng liêng của thần thánh. Với Nguyễn Dữ hai viên Hộ pháp chùa Đông triều: “vào bếp để khoắng hũ rượu của người ta… ghẹo vợ con người ta” hoặc “thò tay khoắng xuống một cái ao, bất cứ vớ được cá lớn, cá nhỏ đều bỏ vào mồm nhai hết”

(Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều). Nguyễn Dữ đã lấy con người làm đối tượng chính để phản ánh.

Trong truyện truyền kỳ, con người có khả năng giao tiếp với thế giới siêu nhiên, một thế giới thiên hình vạn trạng, phổ biến nhất là ma quỷ. Các tác giả “quỷ vật giả thác dĩ tác hiếu kỳ” (lấy ma quỷ để gợi tính hiếu kỳ). Cỏ cây và muông thú, ma quỷ và thần linh đều được nhân hoá. Sự nhân hoá này có khi cả ở phần xác lẫn phần hồn, hoặc chỉ phần hồn. Thế giới phi nhân đó hoà hợp hoặc đối địch với con người, làm nên bức tranh cuộc sống đặc thù. Hiện trạng này là kết quả tổng hoà của nhiều nhân tố: tư duy khoa học chưa phát triển, thế giới quan của các tôn giáo, sự trưởng thành của ý thức thẩm mỹ và của tư duy nghệ thuật... Nhân vật trong truyện truyền kỳ có thể là những con người hoặc những con vật, con vật mang nội dung, ý nghĩa của con người.

Nhiều nhân vật truyện truyền kỳ có cuộc sống không may mắn, những con người sống trong xã hội bị đàn áp, bóc lột cả vật chất lẫn tinh thần thường có ước mơ duy nhất là được sống một cuộc sống ấm no, hạnh phúc toàn vẹn. Trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu có đoạn nàng Nhị Khanh nức nở từ cái chết trở về tha thứ cho chồng và chỉ bảo đường hướng cho con. Đấy phải chăng là sự “sống lại” hai lần trong một con người, là sự “sống lại” trong tư tưởng của nhà Nho tác giả? Tác giả đã sáng tạo ra thế giới thứ hai đầy bí ẩn với chính tấm lòng ưu ái độ lượng của mình. Như chúng ta đã biết, chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử xuất hiện trong hiện thực khách quan nên chức năng ấy của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử. Nhân vật trong truyện truyền kì thể hiện tập trung một loại phẩm chất, tính cách, đạo đức của một loài người nhất định ở một thời đại nhất định. Nhân vật gắn với chủ đề tác phẩm. Vì được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và các chi tiết nên nhân vật luôn gắn liền với cốt truyện. Nhờ việc khắc họa xung đột cho nên các nhân vật trở nên hoàn chỉnh hơn, có tính cách được bộc lộ dần trong không gian, thời gian và mang tính chất là một quá trình.

Một phần của tài liệu Phương pháp phân tích nhân vật văn xuôi việt nam trung địa ở trung học phổ thông luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 37 - 41)