- Từ –2 năm 17 20,5 Từ 2 – 4 năm2833,
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của công nhân viên đối với CTCP Tràng An
với CTCP Tràng An
Không phải tất cả các chỉ tiêu đo lường mức độ hài lòng của công nhân viên đối với các công ty nói chung cũng hoàn toàn phù hợp và cần thiết đối với một công ty cụ thể nào đó. Do vậy, để xem các yếu tố nào là thực sự phù hợp và cần thiết tác động đến sự hài lòng của công nhân viên đối với CTCP Tràng An, ta tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến–tổng (item–total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally & Burnstein (1994) Pschy chometric Theory, 3rd edition, NewYork, McGraw Hill).
Sử dụng SPSS 16.0 để xử lý 31 biến quan sát của 8 yếu tố thành phần, trong đó biến quan sát C1 (Hiểu rõ về yêu cầu công việc) của yếu tố Mức độ hài lòng đối với công việc đã bị loại ra (vì có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0,3). Ở yếu tố Quan hệ nơi công sở, với thang đo ban đầu gồm 4 biến quan sát, ta thu được hệ số Cronbach’s Anpha là 0,542. Để thang đo đủ độ tin cậy, tức là có hệ số Cronbach’s Anpha lớn hơn 0,6, ta cần loại bỏ biến C17 (Có thể thảo luận với cấp trên nếu không cảm thấy hài lòng về mức lương, chế độ phúc lợi hoặc bất kỳ vấn đề gì khác). Kết quả sau khi bỏ biến C17 ta thu được hệ số Cronbach’s Anpha là 0,641 và các hệ số tương quan biến-tổng của các biến cũng lớn hơn 0,3 nên thang đo này là phù hợp.
Bảng 6: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo
STT Chỉ tiêu Số biến Cronbach’s Alpha Giá trị thang đo
1 Hài lòng với công việc* 6 0,740 Chấp nhận
2 Lương bổng và Phúc lợi 5 0,841 Chấp nhận
3 Quan hệ nơi công sở* 3 0,641 Chấp nhận
4 Phương thức đánh giá hiệu quả
công việc 3 0,814 Chấp nhận
5 Đào tạo và Phát triển 4 0,869 Chấp nhận
6 Vấn đề sức khỏe và an toàn lao
7 Cơ hội thăng tiến 4 0,884 Chấp nhận
*Một biến bị loại trong quá trình phân tích
(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả) Chú thích:
Giá trị thang đo của một chỉ tiêu được coi là phù hợp khi có hệ số Cronbach’s Anpha lớn hơn 0,6 và các biến quan sát trong chỉ tiêu đó có mối tương quan biến-tổng lớn hơn 0,3.
Ở yếu tố Hình ảnh và uy tín của công ty, vì chỉ được đo lường trực tiếp mức độ hài lòng mà không đo lường thông qua bất kỳ một biến quan sát nào nên việc sử dụng hệ số Cronbach’s Anpha là không cần thiết. Do vậy, nó được sử dụng trong quá trình phân tích như một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng và tác động tới sự hài lòng của công nhân viên đối với công ty. Vì thế, các chỉ tiêu trong thang đo là phù hợp để đánh giá (chi tiết Xem Phụ lục 5).