Vài nét về mốiquan hệ giữa Inđônêxia với Việt Nam trớc những năm 1960.

Một phần của tài liệu Quan hệ đối ngoại của inđônêxia từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX đến nay (Trang 50 - 56)

- Về an ninh quốc phòng.

3.1. Vài nét về mốiquan hệ giữa Inđônêxia với Việt Nam trớc những năm 1960.

những năm 1960.

Chuyển tình Việt Nam đến mãi Inđônêxia Chuỗi ngọc đẹp đón bao ngàn lớp sóng

Giữa trùng dơng nghiêng bóng rợp dừa xa “ [4,4].

Cùng nằm trong khu vực Đông Nam á, Inđônêxia và Việt nam đã từng có mối quan hệ láng giềng tốt đẹp trong lịch sử và Inđônêxia đợc coi là nơi đã từng chứng kiến những bớc đi đầu tiên của loài ngời. Ngày nay, rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, vào khoảng 3.500 năm trớc đây đã có bóng dáng ngời Inđônêxia trên bán đảo Đông Dơng. Họ là một trong những bốn chi của dân tộc Môn -Khơ - Me, mà chi Môn- Khơ - Me là một trong bốn nhánh của dân tộc Nam á. Nếu thời kỳ tổ tiên xa xôi cha có bằng chứng rõ hai dân tộc Việt Nam - Inđônêxia có cùng chung một nguồn gốc thì trong các thời kỳ về sau, họ có thể có chung một nền văn hoá. Bằng chứng là ở Xumatra, Giava, Calimantan đã tìm đợc những đồ đá trong thời văn hoá đồ đá mới Cổ Nhuế, Đồng Khối và những trống đồng thời văn hoá đồ đồng Đông Sơn.

Là láng giềng của nhau, hai dân tộc có mối giao hảo từ rất sớm, sử sách đã ghi lại điều đó; Bộ “Việt sử thông giám cơng mục” đã viết rằng: thời Lý Anh Tông (1149), nhiều thuyền Qua Oa (tức Giava) đến buôn bán ở Mai Động và có trang trại ở Vân Đồn, cũng trong bộ ấy chép: Thời Trần Dụ Tông (1349 ) có sứ trần nớc Qua Oa đến mang phẩm vật địa phơng và chim Anh Vũ biết nói.

Đồng thời, hai dân tộc đều có truyền thống chiến đấu anh dũng xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chống giặc ngoại xâm. Thời trung cổ, hai dân tộc đã đơng đầu với các cuộc xâm lợc tàn bạo của các triều đại phong kiến phơng Bắc. Vào thế kỷ XIII, hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông của Đại Việt đã phối hợp rất đẹp với cuộc chiến đấu anh dũng của đất nớc Xingôxari ( vùng đảo Giava ) đánh tan đoàn thuyền giặc, kết thúc giấc mộng “ bình thiên hạ” của triều đình nhà Nguyên ngay sau khi vó ngựa của chúng giày xéo nát các nớc ở Bắc á, Trung á và một phần châu Âu.

Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, lần lợt Inđônêxia và Việt Nam bị chủ nghĩa thực dân phơng Tây thống trị. Trong thời gian này, quan hệ thơng mại phải thông qua những điều kiện thuế quan khắt khe, nhng nhân dân hai nớc vẫn đi lại buôn bán và cũng có ngời đến c trú lâu dài và sinh cơ lập nghiệp ở nớc bạn.

Trong chiến tranh thế giới II, khi bọn Phát Xít Nhật xâm lợc Inđônêxia và Việt Nam thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng. Đến khi quân đội Liên Xô tấn công tiêu diệt đội quân chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc buộc Nhật Bản phải đầu hàng thì đó là lúc nhân dân Inđônêxia và Việt Nam đứng lên giành lấy chính quyền về tay mình. Không hẹn nhau, cùng một mùa thu tháng 8 năm 1945, cả hai nớc đều tuyên bố độc lập. Đây là hai cuộc cách mạng thành công đầu tiên ở Đông Nam á, nó không những góp phần thúc đẩy quá trình cách mạng thế giới phát triển mà còn mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hai nớc. Giành đợc chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó khăn hơn nhiều. Do vậy, nền độc lập của hai nớc ra đời cha đợc bao lâu thì cả Việt Nam và Inđônêxia đều bị thực dân xâm lợc lần thứ hai (Inđônêxia chống Hà Lan, Việt Nam chống Pháp) nhân dân hai nớc phải trờng kỳ kháng chiến gian khổ. Trong suốt quá trình ấy, chính phủ và nhân dân hai nớc luôn có những biểu hiện giúp đỡ lẫn nhau.

Tại Hội nghị Liên á vào tháng 4/1947 ở Niu Đê Li (ấn Độ), đoàn đại biểu Việt Nam và Inđônêxia đã trao đổi tình hình cách mạng mỗi nớc và nhất trí quyết tâm chống chủ nghĩa thực dân. Tổng thống Xucácnô đã viết trong tác phẩm “ Sirinah” của mình rằng: “ Cách mạng đã nổ ra ở những khâu đế quốc yếu nhất đó là ở Việt Nam và Inđônêxia”. Theo Tổng thống thì: "Cách mạng Việt Nam và cách mạng Inđônêxia là một bộ phận của cách mạng thế giới đang xé nát thân thể của chủ nghĩa đế quốc” [16,140] và đồng thời cũng tin tởng về sự thắng lợi của chính nghĩa “Chủ nghĩa đế quốc nhất định sẽ bị tiêu diệt, độc lập nhất định thành công”. Năm 1949, cũng tại Hội nghị liên á Việt Nam -

Inđônêxia đã cùng với các nớc tham dự lên án hành động quân sự của Hà Lan và thông qua kiến nghị gửi hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc yêu cầu Hội đồng can thiệp vào vấn đề Inđônêxia.

Sau đó, tại các Hội nghị ở Viên (áo) năm 1951, Hội nghị Côlômbô (Xrilanca) năm 1954, các đoàn đại biểu Việt Nam, Inđônêxia có dịp tiếp xúc, thăm hỏi tình hình cách mạng của nhau. Các đại biểu Inđônêxia vô cùng phấn khởi trớc những thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Ông ăng Đôxônô (Inđônêxia) đã phát biểu tại hội nghị Viên (1951). “Nhân dân Inđônêxia nhiệt liệt ủng hộ nhân dân Việt Nam chiến đấu ngay từ đầu. Cuộc chiến đấu này làm cho các chiến sỹ yêu chuộng hoà bình ở Inđônêxia vô cùng phấn khởi”[1,4]. Điều đó chứng tỏ rằng, các nhà lãnh đạo và nhân dân Inđônêxia rất quan tâm theo dõi tình hình cách mạng Việt Nam.

Từ năm 1954, quan hệ Việt Nam và Inđônêxia phát triển có những thuận lợi hơn. Hai nớc đã chuẩn bị thiết lập ngoại giao ở cấp Tổng lãnh sự. Tháng 11 năm 1954, chính phủ Inđônêxia cử ông Anvaphani - Vụ trởng vụ Đông Nam á của Bộ ngoại giao và ông Amarami cố vấn Bộ ngoại giao Inđônêxia đến Việt Nam để chuẩn bị cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nớc. Tháng 12 năm 1955, hai bên đã ký văn bản thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Tổng lãnh sự.Từ đây, quan hệ Việt Nam -Inđônêxia phát triển sang một giai đoạn mới.

Mặc dù từ năm 1955, đất nớc Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau, nhng quan hệ giữa Việt Nam và Inđônêxia vẫn không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực.

Là những dân tộc yêu độc lập, tự do, hoà bình tháng 2/1955, Inđônêxia đóng vai trò tích cực trong việc tổ chức hội nghị các nớc á - Phi họp tại Băng Đung. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tớng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đã tham dự hội nghị này. Tại đây, Việt Nam và Inđônêxia đã bày tỏ nhiều quan điểm nhất trí chống chủ nghĩa thực dân. Tháng 8 năm 1957, nhân dân Việt Nam đã

nhiệt liệt đón chào Bác sĩ Xáctôcô- Chủ tịch quốc hội Inđônêxia sang thăm Việt Nam. Đây là một “sự kiện lịch sử trọng đại trong quan hệ hai nớc..., là một biểu hiện rõ rệt tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam và Nam Dơng...Tinh hữu nghị ấy đã có từ lâu, ngày càng đợc cũng cố và phát triển, thắt chặt hơn nữa trong sự nghiệp chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập thống nhất cho đất n- ớc, bảo vệ hoà bình ở châu á và thế giới...”[2,3]. Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Xáctônô chính là nhằm xúc tiến từng bớc mối quan hệ hợp tác giữa hai nớc nh chủ tịch đã nói: “ Chúng tôi đang làm một sứ mệnh tốt đẹp là tăng cờng những mối quan hệ hữu nghị sẵn có giữa hai nớc”.

Đầu năm 1959, đoàn đại biểu chính phủ nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đã sang thăm Inđônêxia, đoàn đã đợc chính phủ và nhân dân Inđônêxia đón tiếp nồng nhiệt. Với tình cảm chân thành của những ngời anh em, ngời bạn cùng trên một trận tuyến chống chủ nghĩa đế quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm nhiều nơi ở Inđônêxia nh Bôgô, Băng Đung...Trớc tình cảm của nhân dân Inđônêxia giành cho Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Hai bên đều có cái yêu và cái ghét giống nhau. Ghét cay ghét đắng chủ nghĩa thực dân, yêu thiết tha độc lập, dân tộc" và ngời đã khẳng định: "Tình hữu nghị giữa hai dân tộc muôn thủa vững bền”[16, 141].

Trong chuyến thăm này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tình đoàn kết và ủng hộ của Việt Nam đối với nguyện vọng thống nhất đất nớc của nhân dân Inđônêxia:“Nhân dân Việt nam hoàn toàn ủng hộ ý nguyện thiết tha và ý chí sắt đá của nhân dân Inđônêxia đòi khôi phục lại miền Tây Irian, nhân dịp này tôi nhờ các vị chuyển tới nhân dân miền tây Irian anh dũng lời chúc thắng lợi của nhân dân Việt Nam...".

Để thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị với Việt Nam, ngày 24 - 6-1959 phái đoàn chính phủ Inđônêxia do Tổng thống Xucácnô dẫn đầu đã sang thăm Việt Nam. Trong diễn văn chào mừng đoàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tổng thống đến thăm lần này làm cho nhân dân hai nớc chúng ta càng gần gũi nhau

hơn nữa, tình hữu nghị càng phát triển và cũng cố hơn nữa...chúng tôi tin chắc rằng: Với sự đoàn kết đấu tranh của hai dân tộc chúng ta, cùng với sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới yêu chuộc hoà bình và chính nghĩa... Chủ nghĩa đế quốc thực dân nhất định sẽ bị loại trừ, chúng ta nhất định sẽ thắng lợi. Qua hai cuộc đi thăm giữa hai vị nguyên thủ quốc gia đã thắt chặt thêm mối quan hệ bang giao giữa hai nớc và đặt nền móng cho sự phát triển mối quan hệ hai nớc trong những năm sau này.

Cùng với mối quan hệ chính trị, quan hệ trên lĩnh vực quân sự giữa Việt Nam - Inđônêxia cũng ngày càng phát triển. Với thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt nam năm 1954, các nhà quân sự Inđônêxia đã đánh giá cao nghệ thuật quân sự của Việt Nam, từ đó hai bên đã diễn ra nhiều cuộc viếng thăm, trao đổi kinh nghiệm quân sự lẫn nhau. Tháng 6 - 1959, đoàn đại biểu quân sự Inđônêxia đã sang thăm Việt nam. Thiếu tớng Hoàng Văn Thái đánh giá chuyến thăm này: “Cuộc đi thăm của các nớc bạn đến đất n- ớc chúng tôi lần này chắc chắn sẽ là sự cổ vũ rất lớn đối với nhân dân và quân đội Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nớc. Chắc chắn sẽ góp phần tích cực vào việc cũng cố tình hữu nghị giữa nhân dân và quân đội hai n- ớc” [5, 3].

Trên cơ sở quan hệ chính trị ngoại giao, quân sự thì quan hệ kinh tế th- ơng mại Inđônêxia - Việt Nam cũng bớc đầu phát triển. Đầu năm 1956, khi Tổng lãnh sự quán của Việt Nam ở Giacácta đi vào hoạt động thì Bộ ngoại giao Việt Nam đã gửi sang Inđônêxia một phái đoàn để nghiên cứu việc buôn bán giữa hai nớc. Đầu năm 1957, phái đoàn thơng mại Việt Nam đã ký với đại diện chính phủ Inđônêxia một bản Hiệp nghị buôn bán, trong đó quy định hai bên sẽ trả tiền mua hàng của nhau bằng đồng bảng Anh và theo Hiệp nghị này Inđônêxia sẽ bán cho Việt Nam cao su, đờng, dầu dừa...ngợc lại Việt nam sẽ bán cho Inđônêxia gạo, hải sản, xi măng...Có thể nói, bản Hiệp nghị thơng mại này đã đặt những viên gạch đầu tiên cho mối quan hệ kinh tế giữa hai nớc.

Tháng 12 - 1959, tại thủ đô Giacácta, đại diện của cả Việt nam và Inđônêxia đã ký kết với nhau về việc Việt Nam bán cho Inđônêxia 20 vạn tấn gạo trong năm 1959.

Nh vậy, chúng ta thấy rằng quan hệ hợp tác Inđônêxia - Việt Nam liên tục phát triển, sự phát triển ấy làm cơ sở để nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa hai nớc. Ngày 10-8-1964, Inđônêxia và Việt nam đã nâng quan hệ ngoại giao lên hàng Đại sứ, đa mối quan hệ Inđônêxia - Việt Nam bớc sang một giai đoạn mới

Từ năm 1965 trở đi, quan hệ giữa hai nớc trên mọi lĩnh vực gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện khách quan và chủ quan đa lại. Việt Nam đang trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nớc hết sức ác liệt còn Inđônêxia xảy ra những biến động về chính trị, đặc biệt sự kiện 30-9-1965.Từ đây Inđônêxia bớc vào thời kỳ “ Trật tự mới “với sự điều hành đất nớc của Suháctô (tháng 2 -1967).

Một phần của tài liệu Quan hệ đối ngoại của inđônêxia từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX đến nay (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w