Phần Kết luận

Một phần của tài liệu Quan hệ đối ngoại của inđônêxia từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX đến nay (Trang 78 - 84)

Inđônêxia - một quốc gia đảo lớn nhất hành tinh - nằm ở khu vực Đông Nam á, án ngữ đờng giao thông quốc tế quan trọng giữa Thái Bình Dơng và ấn Độ Dơng. Đất nớc tơi đẹp này có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và một nền văn hoá khá phát triển, đa dạng, với những bản sắc dân tộc độc đáo. Trong mấy thập kỷ gần đây, Inđônêxia đã dành đợc những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân đợc cải thiện, uy tín ngày càng nâng cao trên trờng quốc tế.

Từ năm 1960 đến năm 1965 là thời kỳ đối đầu căng thẳng giữa hai hệ thống xã hội thế giới - xã hội chủ nghĩa và t bản chủ nghĩa. Tổng thống Xucácnô đã thi hành một chính sách đối ngoại theo xu hớng chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc một ách tích cực, giảm các mối quan hệ với ph- ơng Tây và công khai xích lại gần các nớc xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, những vấn đề ra nớc diễn ra rất phức tạp: chính trị không ổn định, kinh tế sa xút, mâu thuẫn xã hội sâu sắc. Các đảng phái cánh tả và lực lợng quân sự phối hợp với nhau nhằm tiêu diệt những ngời Cộng sản và lực lợng cánh hữu ủng hộ Tống thống Xucácnô. Trớc sự áp đảo của các lực lợng đối lập, Tổng thống Xucácnô buộc phải chuyển giao quyền lực điều hành đất nớc cho tớng Suháctô (2/1967), Inđônêxia bớc vào thời kỳ "trật tự mới".

Chính sách đối ngoại thời kỳ "trật tự mới"đợc chuyển hớng để phục vụ cho phát triển kinh tế, đặc biệt là phơng Tây đối ngoại. Chính quyền Nhà nớc "trật tự mới" chủ trơng một đờng lối đối ngoại đa cực và mở cửa. Do đó, Inđônêxia đã quay sang thân thiện với phơng Tây, phát triển quan hệ nhiều mặt với Mỹ, Nhật, Cộng hoà liên bang Đức, Pháp, Anh... Trong khu vực, Inđônêxia chủ yếu mở rộng quan hệ với các nớc châu á. Ngày 8/8/1967, Inđônêxia là một trong những quốc gia đầu tiên ký Tuyên bố Băng Cốc, thành lập Hiệp hội các quốc

gia Đông Nam á (ASEAN) và là nớc có vai trì tích cực trong việc thúc đẩy tổ chức này phát triển. Từ năm 1970 đến 1980, tỷ trọng xuất - nhập khẩu của Inđônêxia với các nớc ASEAN chiếm vị trí thứ ba sau Mỹ và Nhật. Trong chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dơng, Inđônêxia giữ vai trò trung lập. Năm 1973, Hiệp đinh Pari về Việt Nam đợc ký kết, Inđônêxia là nớc thành viên tích cực trong Uỷ ban bảo vệ và giám sát. Sau thắng lợi của nhân dân Việt Nam năm 1975, Inđônêxia trở nên thân thiện, hữu nghị hơn với ba nớc Đông Dơng.

Từ năm 1980 đến năm 1989, đây là giai đoạn tiếp tục hoạt động đối ngoại để lấy lại hình ảnh của Inđônêxia đã bị mờ nhạt do sự kiện Inđônêxia chiếm lãnh thổ Đông Timo (1976).

Sau Chiến tranh lạnh, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi. Đông Nam á không còn là địa bàn tập trung các mâu thuẫn đối kháng giữa các nhóm nớc nh trớc. Hiệp định Pari về Campuchia đợc ký kết (10/1991) mở ra b- ớc ngoặt mới về việc giải quyết vấn đề Campuchia một cách tốt đẹp. Trong bối cảnh đó, Inđônêxia đã điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với tình hình quốc tế và khu vực, đã có nhiều thay đổi.

Nét cơ bản trong chính sách đối ngoại của Inđônêxia từ sau Chiến tranh lạnh là: Inđônêxia coi quan hệ với ASEAN là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của mình. Trên tinh thần đó, Inđônêxia đề cao tinh thần đoàn kết hữu nghị và hợp tác giữa các nớc ASEAN, tích cực củng cổ, xây dựng để tổ chức này ngày càng lớn mạnh. Đồng thời, Inđônêxia cũng mong muốn thông qua tổ chức ASEAN để đấu tranh với các cờng quốc lớn trong làm ăn kinh tế và quan hệ chính trị.

Hiện nay, Inđônêxia là một trong những nớc có vai trò lớn, tích cực trong các hoạt động của ASEAN, cố gắng xây dựng chính sách độc lập, tự cờng ASEAN, ủng hộ ASEAN gồm 10 nớc, bất chất sự phản ứng của các nớc phát triển phơng Tây.

Inđônêxia đã bình thờng hoá quan hệ với Trung Quốc (11/1990) sau 23 năm gián đoạn. Đối với Mỹ, sau Chiến tranh lạnh Inđônêxia vẫn coi Mỹ là nhân tố quan trọng đảm bảo cân bằng chiến lợc trong khu vực. Về cơ bản, quan hệ giữa Inđônêxia với Mỹ phát triển tốt đẹp kể từ khi Tổng thống Mỹ B.Clintơn thăm Inđônêxia tháng 11 năm 1994. Hai bên tiếp tục khẳng định các cam kết đã đạt đợc, tăng cờng các quan hệ hợp tác kinh tế hơn nữa. Tuy nhiên, quan hệ giữa Mỹ và Inđônêxia có lúc còn căng thẳng do Mỹ và phơng Tây gây sức ép về vấn đề nhân quyền, dân chủ và vấn đề Đông Timo.

Đối với Nhật Bản, Inđônêxia tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ của Nhật để phục vụ cho phát triển kinh tế. Hiện nay, Nhật Bản là nớc đầu t lớn nhất vào Inđônêxia. Tháng 1/1997, Thủ tớng Nhật Bản thăm Inđônêxia đã khẳng định tiếp tục coi trọng quan hệ với Inđônêxia vì đây là một nớc lớn trong ASEAN.

Ngoài các nớc lớn trên, Ôxtrâylia là nớc đợc coi là nớc láng giếng có vai trò quan trọng đối với hoà bình, ổn định và phát triển đối với Inđônêxia nói riêng và khu vực châu á - Thái Bình Dơng nói chung. Trong mấy năm qua, Inđônêxia thi hành chính sách hữu nghị và hợp tác vì hoà bình, an ninh và sự phồn vinh của hai nớc, hàng loạt các cuộc viếng thăm Inđônêxia của các quan chức cấp cao của Ôxtrâylia đã diễn ra.

Từ lâu, nhân dân Inđônêxia và Việt Nam đã có mối quan hệ hữu nghị, Inđônêxia là một trong những nớc láng giềng gần gũi của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của nhân dân Việt Nam, trong một dịp đi thăm Inđônêxia đã nói: "hai bên có cái yêu và cái ghét giống nhau: yêu tha thiết nền độc lập dân tộc và ghét cay ghét đắng chủ nghĩa thực dân".

Mấy năm gần đây, quan hệ hai nớc không chỉ trong lĩnh vực kinh tế - thơng mại, đầu t mà còn mở rộng sang cả quan hệ giữa hai Quốc hội và Bộ quốc phòng. Hai nớc đã trao đổi đoàn cấp cao thuộc hầu hết các ngành các cấp.

D luận quốc tế và những đánh giá chính thức của các ký giả thế giới coi thành tựu trong lĩnh vực đối ngoại của Inđônêxia là một trong ba thành tựu lớn mà Inđônêxia đã đạt đợc trong những thập kỷ 80 - 90 của thế kỷ XX.

Ngoại giao Inđônêxia đã tích cực phục vụ hai nhiệm vụ chiến lợc của đất nớc và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp củng cố hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực cũng nh trên thế giới, đấu tranh cho trật tự thế giới mới hợp lý và công bằng.

Ngày nay, vai trò và vị trí của nớc Cộng hoà Inđônêxia đã khác trớc rất nhiều. Inđônêxia hiện đang quan hệ ngoại giao với nhiều nớc trên thế giới và lần đầu tiên có quan hệ bình thờng với tất cả các nớc lớn và các trung tâm chính trị, kinh tế hàng đầu của thế giới.

Tài liệu tham khảo --- 1. Báo Nhân dân số ra ngày 16/12/1951

2. Báo Nhân dân số ra ngày 6/3/1959 3. Báo Nhân dân số ra ngày 23/6/1959 4. Báo Nhân dân số ra ngày 29/6/1959 5. Báo Nhân dân số ra ngày 22/11/1990 6. Báo Nhân dân số ra ngày 13/6/1995 7. Báo Nhân dân số ra ngày 23/8/2001

8. Ngô Văn Doanh(1995), Inđônêxia những chặng đờng lịch sử. Nxb CTQG Hà Nội .

9. Đặng Minh Đức (2003), ASEAN - một đối tác chiến lợc của Liên minh châu Âu. Nghiên cứu châu Âu, số 5, tr110-116.

10.Đỗ Đức Định (chủ biên) (1993), Đầu t trực tiếp nớc ngoài ở một số nớc Đông Nam á. Nxb KHXH, Hà Nội.

11.Dơng Lan Hải (1996), Viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản với các nớc Đông Nam á. Nghiên cứu Đông Nam á, số 3, tr 36.

12. Hoàng Minh Hằng (2000), Đầu t trực tiếp của Nhật Bản vào các nớc ASEAN trong thập kỷ 90 vừa qua. Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc á, số 5, tr 71-76.

13. Kinh tế châu á. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1989.

14. Hoa Hữu Lân (2000), Kinh tế Inđônêxia: thực trạng và thách thức, tập 1, 2. Nxb Khoa học, Hà Nội.

15. Nguyễn Đình Lễ - Nghiêm Đình Vỳ ( ), Trên đất nớc những đảo dừa. 16. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2001), Lịch sử Đông Nam á. Nxb Khoa học giáo dục. 17. Nguyễn Văn Lịch (2001), ASEAN - những đóng góp cho hoà bình, hợp tác và phát triển ở khu vực. Một số chuyên đề về lịch sử thế giới. Nxb ĐHQG Hà Nội.

18. Nguyễn Thu Mỹ (2001), Hợp tác á - Âu quá trình triển vọng và phát triển.

Nghiên cứu Đông Nam á, số 1, tr 3.

19. Nguyễn Thu Mỹ (1996), Hợp tác ASEAN - EU. Nghiên cứu Đông Nam á, số 4, tr 13.

20. Vũ Dơng Ninh (2000), Việt Nam - Đông Nam á những chặng đờng thế kỷ XX. Một số chuyên đề về lịch sử thế giới. Nxb ĐHQG Hà Nội.

21. Võ Văn Nhung (1962), Lợc sử Inđônêxia. Nxb Sự thật, Hà Nội.

22. Lê Hồng Phục (chủ biên) (1983), Kinh tế các nớc trong tổ chức ASEAN. Nxb KHXH, Hà Nội.

23. Nguyễn Xuân Sơn (chủ biên) (1996), Một số vấn đề về tổ chức ASEAN. Nxb CTQG, Hà Nội.

24. Nguyễn Xuân Sơn - Thái Văn Long (1997), Quan hệ đối ngoại của các nớc ASEAN. Nxb CTQG, Hà Nội.

25. Phạm Ngọc Tân (1997), Những khuynh hớng u tiên trong hợp tác kinh tế giữa các nớc ASEAN. Tạp chí nghiên cứu Đông Nam á, số 2, tr 69.

26. Phạm Đức Thành (chủ biên) (1996), Việt Nam - ASEAN. Nxb KHXH. 27. Phạm Đức Thành (chủ biên) (1998), Việt Nam - ASEAN: cơ hội và thách

thức. Nxb CTQG, Hà Nội.

28. Phạm Đức Thành -Trơng Duy Hoà (chủ biên) (2002), Kinh tế các nớc Đông Nam á thực trạng và triển vọng. Nxb KHXH, Hà Nội.

29. Viện quan hệ quốc tế (1985), Hội thảo Việt Nam - Inđônêxia "Vì hoà bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam á"lần thứ I. Nxb Sự thật, Hà Nội. 30.Viện quan hệ quốc tế (1985), Hội thảo Việt Nam - Inđônêxia "Vì hoà bình, ổn

định, hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam á"lần thứ 3. Nxb Sự thật, Hà Nội. 31. Xucácnô (1959), Chủ nghĩa thực dân là một thứ xấu cần phải loại trừ khỏi

Một phần của tài liệu Quan hệ đối ngoại của inđônêxia từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX đến nay (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w