Thực trạng về chất lượng của đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đồng khởi, tỉnh bến tre luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 54 - 68)

8- Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Thực trạng về chất lượng của đội ngũ giảng viên

Để đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ GV, chúng tôi đã thực hiện phiếu điều tra trên tổng số 176 người, trong đó GVGVCBCNV nhà trường là 164 người, 9 người là lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh và 3 người là lãnh đạo đảng uỷ khối các cơ quan. Phương pháp thực hiện thông qua bảng hỏi được thể hiện trong phụ lục phiếu thăm dò thực trạng chất lượng đội ngũ GV.

2.3.2.1. Thực trạng về phẩm chất đạo đức, tư tưởng, chính trị của đội ngũ giảng viên

Bác Hồ đã từng dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, khó chứ không phải là không làm được, khác hẳn với vô dụng. Qua đó mới thấy tài tuy quan trọng nhưng đức còn cần thiết hơn, bởi lẽ người có tài mà sống vị kỉ, chỉ dùng tài năng để phục vụ cho bản thân mình không thôi thì chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí với lối sống cá nhân và làm việc như vậy có thể gây hại cho tập thể. Chính vì vậy Đảng uỷ nhà trường rất xem trọng việc trui rèn, gọt dũa đạo đức cách mạng cho đội ngũ GVGVCBCNV nhà trường, để cho đội ngũ nhà trường thực sự là tấm gương cho HSSV noi theo. Hầu hết GV đều có ý thức thể hiện tính gương mẫu, tinh thần năng nổ, trong công tác và sinh hoạt, có lối sống lành mạnh, trong sạch giản dị, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động chuyên môn, cũng như trong cuộc sống đời thường. Do đặc thù hoạt động của trường không chỉ giảng dạy tại các cơ sở chính mà thường xuyên phải đi dạy ở các xã vùng sâu, vùng xa cho nông dân, hoặc đi tư vấn, chiêu sinh…nhưng đội ngũ GV luôn khắc phục khó khăn, chấp hành sự phân công tổ chức.

Bảng 10: Tổng hợp phiếu thăm dò thực trạng phẩm chất đạo đức, tư tưởng, chính trị của đội ngũ GV

1 Chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước

Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 1.1 Chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước 79 15.9 5.11 0 1.2

Tuyên truyền, vận động mọi người chấp hành luật pháp, chủ trương và chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước

72.2 21 6.8 0

1.3 Tham gia tổ chức các hoạt động xã hội và các

phong trào của trường, của ngành, của địa phương 75 17 6.8 1.1 1.4 Giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện tốt các nhiệm 71 21 8 0

vụ của người GV

2 Yêu nghề, tận tụy với nghề

2.1 Đối xử công bằng, không thành kiến với HSSV 86.9 6.8 4 2.2 2.2 Hướng dẫn HSSV phương pháp học tập, thực

hành, thực tập… 71 17 10.2 1.7 2.3 Tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ 89.2 6.3 3.4 1.1 2.4 Thường xuyên cải tiến phương pháp giảng

dạy để nâng cao kết quả học tập của HSSV 55.1 29.5 11.9 3.4

3 Tinh thần trách nhiệm trong công tác, đoàn kết hợp tác với đồng nghiệp

3.1 Hoàn thành các công việc được giao 77.8 16.5 5.7 0 3.2 Lối sống trung thực, giản dị và lành mạnh,

gương mẫu trước HSSV 69.9 26.7 2.3 1.1 3.3 Tinh thần học hỏi, giúp đỡ đồng nghiệp 64.8 25 9.1 1.1 3.4 Tham gia xây dựng tập thể nhà trường vững mạnh 60.8 33.5 4.5 1.1

4 Ý thức tự học, tự bồi dưỡng

4.1 Có nhu cầu và kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên

môn, nghiệp vụ 75 19.3 4.6 1.1 4.2 Tham gia đầy đủ nội dung bồi dưỡng thường

xuyên của trường và của ngành 81.3 14.2 2.8 1.7 4.3 Ý thức tìm tòi để vận dụng các phương pháp

mới vào giảng dạy, giáo dục HSSV 73.9 17 6.3 2.8 Nhận xét

Qua phiếu thăm dò trên, chúng ta nhận thấy tập thể đội ngũ GV nhà trường được thực tế rèn luỵên và thử thách thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thông qua các tổ chức: Đảng uỷ, chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội cựu chiến binh, đã tổ chức, triển khai, quán triệt đồng thời

thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo để nâng cao hơn nữa vai trò của công tác tuyên truyền và đưa nghị quyết đi vào thực tiễn, từ đó tạo sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động, giúp đội ngũ an tâm công tác, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của Ban Giám hiệu nhà trường, thể hiện qua việc chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước đều đạt mức độ tốt trên 70%, tuy nhiên việc tham gia tổ chức các hoạt động xã hội và các phong trào của trường, của ngành, của địa phương còn một bộ phận nhỏ chưa tích cực tham gia.

Công tác đánh giá đội ngũ GV là một nhiệm vụ không thể thiếu được, hàng năm nhà trường đều xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và quy định chấm điểm phân loại GV hàng tháng, tất cả các văn bản này đều được thông qua Hội nghị cán bộ viên chức, vì vậy việc đánh giá GV được thực hiện hàng tháng và đây là cơ sở chi trả lương. Để đánh giá mức độ yêu nghề và tận tuỵ với nghề, các tiêu chí đưa ra, sau khi lấy ý kiến đều đạt kết quả cao (Trên 70%). Tuy nhiên, tiêu chí GV thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao kết quả học tập của HSSV mức độ tốt chỉ đạt 55.1%, hiện vẫn còn tình trạng đối xử công bằng, không thành kiến với SV ở mức độ yếu.

Tinh thần trách nhiệm trong công tác, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp ở mức khá và tốt, các tiêu chí này đều đạt trên 80%, tuy nhiên còn một số ít GV tinh thần học hỏi, giúp đỡ đồng nghiệp và tham gia xây dựng tập thể nhà trường vững mạnh chưa thể hiện ý thức cao.

Đa số đội ngũ GV đều có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ từ đó tham gia đầy đủ nội dung bồi dưỡng của nhà trường, Tổng cục dạy nghề, TLĐLĐVN, từ đó vận dụng các phương pháp mới vào giảng dạy, giáo dục HSSV ở mức độ khá trở lên đều trên 90%, bên cạnh đó vẫn còn một số GV tiêu chí này chỉ đạt mức yếu.

2.3.2.2. Thực trạng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên

Trình độ chuyên môn của GV ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo nói riêng, mục tiêu GD&ĐT của nhà trường nói chung. Đối với các trường nghề, môn học về chuyên ngành được tích hợp cả lý thuyết và thực hành, cấu trúc môn học theo mô - đun nên GV thực hành ngoài trình độ về chuyên môn giỏi về thực hành, thực tập phải có tiêu chuẩn như GV dạy lý thuyết.

Trong bất kỳ thời điểm nào trường cũng luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng về chuyên môn cho đội ngũ GV của nhà trường. Cụ thể tranh thủ các nguồn tài trợ từ các dự án của Tổ chức lao động quốc tế ILO, các lớp học bồi dưỡng của Tổng Cục dạy nghề, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức trong nước, nước ngoài. Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho GV được tham gia nhằm phát triển các kỹ năng.

Bảng11: Thống kê trình độ Ngoại ngữ đội ngũ GV ở các khoa năm học 2011 – 2012

(Số liệu của phòng Tổ chức Trường CĐN Đồng Khởi, tỉnh Bến Tre)

Trình độ Đơn vị Số GV Đại học Chứng chỉ A Chứng chỉ B Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Khoa Tin học - Ngoại ngữ 14 3 21.4 0 0 11 78.6 Khoa Cơ sở cơ bản 16 0 0 0 0 16 100 Khoa cơ khí 09 0 0 0 0 9 100

Khoa điện 11 0 0 4 7 63.6

Khoa Kỹ thuật nữ công và may 03 0 0 0 0 3 100

Khoa Du lịch 05 1 20 0 0 4 80

Tổng cộng 58 4 6.9 4 6.9 52 89.6

Xét về khả năng sử dụng ngoại ngữ, 89.6% GV của trường đều có chứng chỉ ngoại ngữ B, nhưng thực tế khả năng sử dụng ngoại ngữ để tiếp thu các tài liệu tiếng anh, làm việc với các chuyên gia nước ngoài …một số GV này chưa đáp ứng được. Đây là điểm yếu của đội ngũ GV nhà trường. Trong thời gian tới bằng nhiều biện pháp hỗ trợ từ nhà trường như: Tổ chức phân loại trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ GV, từ đó xây dựng chương trình phù hợp với trình độ người học, mời các GVGV nước ngoài trao dồi ngoại ngữ cho GV nhà trường….bên cạnh đó GV phải khắc phục khó khăn, chịu khó học nâng cao trình độ để đáp ứng tiêu chuẩn GV trường CĐN.

Bảng 12:Thống kê trình độ Tin học đội ngũ GV ở các khoa năm học 2011 – 2012

(Số liệu của phòng Tổ chức Trường CĐN Đồng Khởi, tỉnh Bến Tre)

Trình độ Đơn vị Số GV Đại học Chứng chỉ A Chứng chỉ B Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Khoa Tin học - Ngoại ngữ 14 10 71.4 0 0 4 28.6 Khoa Cơ sở cơ bản 16 0 0 0 0 16 100 Khoa cơ khí 09 0 0 0 0 9 100

Khoa điện 11 0 0 0 0 11 100

Khoa Kỹ thuật nữ công và may 03 0 0 0 0 3 100 Khoa Du lịch 05 0 0 0 0 5 100

Tổng cộng 58 10 17.2 0 0 48 82.8

Nhận xét

Về trình độ Tin học: Khoa Tin học - Ngoại ngữ ngoài việc thực hiện chức năng đào tạo còn là nơi tổ chức thi và cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ. Chính vì vậy 82.8% GV đều có chứng chỉ B tin học và 17.2% GV đã có bằng cử nhân tin học, chính vì vậy đội ngũ GV vận dụng khá tốt vào việc biên soạn giáo trình, giáo án, đề cương bài giảng, lưu giữ thông tin.

Kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học: Do đặc thù của ngành, nghề gắn liền với chuyên môn đào tạo của GV, nên cơ bản trong một thời gian ngắn, GV thuộc các ngành, nghề được đầu tư đều nắm được nguyên lý cấu tạo, tính năng kỹ thuật thiết bị được giao và hoàn toàn làm chủ trong việc sử dụng giảng dạy và bảo dưỡng sửa chữa khi cần. Đối với các cơ sở dạy nghề thì thời gian dạy thực hành chiếm 70%, do vậy để phát huy ý tưởng của học sinh và có thêm thiết bị dạy nghề, phát triển kỹ năng nghiên cứu, ứng dụng, GV của từng khoa đã hướng dẫn HSSV làm các mô hình phục vụ cho học tập. Trong tất cả các phòng học lý thuyết của nhà trường đều được trang bị các phương tiện dạy học như: Máy tính, máy chiếu…yêu cầu của nhà trường đối với tất cả các GV đều phải sử dụng thành thạo các phương tiện này đồng thời gắn việc khai thác, sử dụng các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng để lôi cuốn người học.Việc ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả đã giúp cho chất lượng của quá trình học và những kiến thức HSSV tiếp thu được cải thiện đáng kể. Có thể khẳng định, tin học đã có mặt ở hầu khắp các hoạt động của nhà trường, đặc biệt là hoạt động dạy và học.

Tuy nhiên, qua tổng hợp kết quả thăm dò thực trạng kiến thức GV, sau khi xử lý số liệu kết quả như sau:

Bảng 13: Tổng hợp kết quả thăm dò thực trạng kiến thức GV

1 Kiến thức khoa học cơ bản Tốt

(%) Khá (%) TB (%) Yếu (%)

1.1 Nắm vững nội dung các học phần mà bản thân

phụ trách 81.3 15.9 2.8 0 1.2 Xác định mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức

trong học phần 78.4 21 1.1 0 1.3 Khả năng bồi dưỡng HSSV giỏi, HSSV tài năng 42 28.4 17.1 12.5 1.4 Hiểu biết về chuyên ngành đang giảng dạy 75 18.2 6.8 0 1.5 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào

1.6 Khả năng biên soạn bài giảng, giáo trình đào tạo 28.4 40.9 20.5 10.2 1.7 Khả năng biên soạn bài giảng nâng cao thuộc

các chuyên ngành tham gia đào tạo 58 28.4 9.1 4.5

2 Kiến thức sư phạm

2.1 Năng lực tìm hiểu để nắm vững kiến thức của

HSSV 64.2 30.1 5.7 0

2.2 Kiến thức về tâm lý học lứa tuổi 68.2 25 5.7 1.1 2.3 Tác động phù hợp đối với HSSV 73.9 17.1 6.3 2.8 2.4 Nắm và vận dụng các phương pháp giảng dạy –

giáo dục 71 18.2 5.7 5.1

2.5

Nắm và vận dụng các phương pháp, kỹ thuật mới trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV

79 11.4 5.7 4

3 Kiến thức về ngoại ngữ, tin học

3.1 Sử dụng ngoại ngữ để hỗ trợ cho hoạt động

nghề nghiệp 35.2 23.3 30.1 13.1 3.2 Khả năng giảng dạy ngoại ngữ 8 11.4 23.9 56.8 3.3 Khả năng sử dụng ngoại ngữ để phục vụ công

tác nghiên cứu khoa học 33.5 29.5 23.9 13.1 3.4 Khả năng sử dụng công nghệ thông tin và

phương tiện kỹ thuật dạy học 71.6 22.7 5.7 0

4

Kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành và của địa phương

4.1 Nắm tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất

nước và của địa phương 71.6 17.6 5.7 5.1

4.2

Hiểu được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của điạ phương, của hệ thống công đoàn, ảnh hưởng của cộng đồng đến việc học tập và rèn luyện của HSSV

68.8 17.1 11.4 2.8

4.3 Vận dụng những hiểu biết về tình hình KT – XH của

4.4

Đề xuất những biện pháp thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động đào tạo của nhà trường

58 22.7 11.4 8

Nhận xét

Qua bảng tổng hợp kết quả thăm dò thực trạng kiến thức của GV, chúng ta nhận thấy:

- Về kiến thức khoa học cơ bản: Các tiêu chí đều đạt mức độ tốt, khá trên 70%, tuy nhiên khả năng biên soạn bài giảng, giáo trình đào tạo chưa đạt yêu cầu, đa số các bài giảng, giáo trình của nhà trường được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Tổng Cục dạy nghề quy định, để soạn được bài giảng, GV phải thu thập và lựa chọn nhiều tài liệu khác nhau, mức độ trung bình và yếu ở tiêu chí này còn rất cao (30.7%).

- Về kiến thức sư phạm: Do đội ngũ GV thường xuyên được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề nên các tiêu chí của mục này đều đạt mức độ khá, tốt trên 80%.

- Kiến thức về ngoại ngữ, tin học: Thống kê trình độ ngoại ngữ của đội ngữ GV nhà trường có trình độ ngoại ngữ từ bằng B trở lên là 96.6%, tuy nhiên thực chất qua phiếu thăm dò thực trạng, khả năng sử dụng ngoại ngữ để phục vụ cho các hoạt động nghề nghiệp ở mức trung bình và yếu rất cao, đặc biệt khả năng giảng dạy bằng ngoại ngữ mức độ yếu 56.8%. Đây là hạn chế rất lớn của trường khi cử GV đi học ở nước ngoài và các chương trình bồi dưỡng nghề cấp ASEAN và cấp quốc tế do các chuyên gia nước ngoài chuyển giao công nghệ.Tuy nhiên, với những chế tài bắt buộc phải sử dụng công nghệ thông tin và phương tiện vào dạy học, nên khả năng sử dụng công nghệ thông tin và phương tiện vào dạy học ở mức khá và tốt trên 90%.

- Về trình độ sư phạm: Theo quy định của Bộ LĐTB & XH, GV dạy các trường Cao đẳng nghề phải tốt nghiệp trường đại học sư phạm kỹ thuật, nếu tốt nghiệp các trường đại học khác thì ngoài chứng chỉ sư phạm bậc 1, bậc 2, phải có chứng chỉ sư phạm dạy nghề.

Bảng 14: Thống kê trình độ nghiệp vụ sư phạm đội ngũ GV.

(Số liệu của phòng Tổ chức Trường CĐN Đồng Khởi, tỉnh Bến Tre)

Tổng số GV

Đã tốt nghiệp các trường ĐH sư phạm

kỹ thuật

Tốt nghiệp các trường ngoài SPKT Đã bồi dưỡng

NVSPDN

Chưa qua bồi dưỡng NVSP

58 20 38 0

Tỷ lệ % 34.5 65.5

Nhận xét

Trình độ sư phạm của đội ngũ GV nhà trường tương đối đạt chuẩn theo quy định đối với GV dạy nghề, GV đã tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật là 20GV chiếm tỷ lệ 34.5%, GV đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề là 38 GV chiếm tỷ lệ 65.5%.

Bảng 15: Tổng kết công tác NCKH từ 2007 đến 2012

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đồng khởi, tỉnh bến tre luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 54 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w