hóa, xã hội huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Hồng Ngự là một trong 12 huyện thị của tỉnh Đồng Tháp. Huyện Hồng Ngự nằm ở phía Bắc tỉnh Đồng Tháp, phía Đông giáp thị xã Hồng Ngự, phía Tây giáp Thị xã Tân Châu, phía Nam giáp với huyện Tam Nông, phía Bắc giáp với nước bạn Campuchia. Hồng Ngự có đường biên giới chung với Campuchia, dài 51,3 km. Dòng sông Tiền chảy qua các xã Thường Phước, Thường Thới Tiền, Thường Lạc, Long Khánh, Long Thuận, Phú Thuận.
Huyện Hồng Ngự có 1 cửa khẩu Thường Phước nối nước ta với nước bạn Campuchia anh em.
Hiện nay, huyện Hồng Ngự có 11 xã với tổng diện tích tự nhiên là 20.090ha. Đất đai huyện Hồng Ngự thuộc loại đồng bằng phù xa mới. Sông Tiền, sông Sở Thượng và Sở Hạ giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nên vùng đất đồng bằng của huyện Hồng Ngự.
Hồng Ngự mang nhiều nét rất tiêu biểu của khí hậu Đồng Tháp. Mùa mưa lũ bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Mưa nhiều nước ngập mênh mông, khí hậu mát mẽ. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 nóng nhiều và khô hanh. Vào tháng 5 là lúc khí hậu chuyển mùa, thời tiết nóng gay gắt, có năm hạn hán kéo dài. Là vùng đất chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Tiền, huyện Hồng Ngự thường bị lũ lụt sớm hơn các địa phương khác trong tỉnh Đồng Tháp. Thông thường, nước lũ đến với huyện Hồng Ngự vào tháng 7, tháng 8 hàng năm.
Những điều kiện địa lý tự nhiên của huyện Hồng Ngự đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, nuôi thủy sản, khai thác cát.
Do nhu cầu phát triển của tỉnh Đồng Tháp, huyện Hồng Ngự đến tháng 5 năm 2009 được chia tách thành: Thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự .
Những năm qua, kinh tế của huyện tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế kinh tế biên giới, nông nghiệp thủy sản đầu nguồn.
Kinh tế nông nghiệp có sự chuyển biến nhanh, nhiều ngành nghề, dịch vụ phát triển phù hợp với điều kiện ở mỗi địa bàn. Kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư, nhất là các công trình giao thông thủy lợi kết hợp với bố trí dân cư, đầu tư cung cấp nước sạch, cung cấp điện, mở rộng mạng viễn thông, bưu điện văn hóa xã, đã góp phần làm thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn theo hướng đô thị hóa, nhất là địa bàn vùng sâu, khu vực biên giới. Toàn
huyện hiện có 11/11 xã có đường ô tô đến trung tâm xã và phủ sóng điện thoại di động.
Công nghiệp, xây dựng và đô thị được quan tâm hỗ trợ phát triển từng bước, tăng dần về quy mô, tập trung các sản phẩm ngành nghề địa phương có lợi thế. Thương mại, dich vụ được mở rộng về quy mô và địa bàn thương mại, các chợ, cửa hàng theo hướng văn minh, tiện lợi và từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất của dân cư đô thị và nông thôn
Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng đi vào hoạt động ổn định và từng bước được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh và giải quyết việc làm cho người dân nơi đây.
Giáo dục-đào tạo được các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp quan tâm quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng quy chế. Công tác huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số học sinh được tập trung quyết liệt. Kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học trong độ tuổi được cũng cố, duy trì và hoàn thành kế hoạch phổ cập trung học cơ sở đúng kế hoạch đề ra.
Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số kế hoạch hóa gia đình và công tác truyền thông, giáo dục, tư vấn, bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em được quan tâp thực hiện. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng mở rộng. Công tác y tế dự phòng, kiểm tra ngành nghề y dược tư nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm, các đơn vị chức năng thực hiện tốt công tác kiểm dịch qua biên giới.
Công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm được tập trung thực hiện. Bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguốn vốn tài trợ vận động các nhà hảo tâm đã xây dựng mới và hổ trợ sửa chữa nhiều căn nhà tình nghĩa, nhà tình thương và hỗ trợ xây dựng nhiều căn nhà ở cho hộ nghèo.
Hoạt động văn hóa, thông tin được đẩy mạnh, ngày càng phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức đến tận vùng nông thôn, vùng sâu, vùng biên
giới, gắn bó cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tăng cường đấu tranh ngăn chặn du nhập văn hóa trái với truyền thống, phổ biến kịp thời pháp luật đến các tầng lớp nhân dân. Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” có chuyển biến ngày càng mạnh mẽ. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được triển khai thực hiện rộng khắp và thu hút ngày càng nhiều người tham gia.
Công tác quản lý về tài nguyên và môi trường được quan tâm thường xuyên, kiểm tra xử lý các trường hợp khai thác cát trên sông trái phép, các cơ sở kinh doanh có ảnh hưởng đến môi trường thông qua các phong trào: xanh, sạch, đẹp,… đã góp phần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường của người dân trên địa bàn huyện.
Hồng Ngự là nơi tập trung nhiều người với nhiều thế hệ chống chế độ phong kiến, đế quốc, chống thuế, trốn xâu. Tinh thần dũng cảm đấu tranh chống chế độ bất công đã ăn sâu vào nhiều thế hệ. Ý thức căm thù giặc, kết hợp với lòng yêu nước trở thành nhân tổ thúc đẩy nhân dân Hồng Ngự sớm đển với phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Ngay từ những năm 1930-1931, nhiều chi bộ Đảng đã ra đời ở Hồng Ngự. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hồng Ngự kiên cường tranh đấu và cuối cùng đã nổi dậy lật đổ chính quyền của bọn thực dân phong kiến, thành lập chính quyền cách mạng vào tháng 8 năm 1945.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồng Ngự là căn cứ, pháo đài chiến đấu của ta trên Đồng Tháp Mười.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài 21 năm cực kỳ ác liệt, Đảng bộ và nhân dân Hồng Ngự đã vượt qua muôn vàn thử thách lần lượt đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, góp phần cùng cả nước hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Hàng ngàn cán bộ, đảng viên và quần chúng Hồng Ngự đã anh dũng hy sinh, có 3 xã và nhiều tập
thể, cá nhân trong huyện được tặng thưởng danh hiệu anh hùng và nhiều phần thưởng cao quí khác.
Từ những năm 1975-1979, quân dân Hồng Ngự đã kiên cường chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của bọn Pôn-Pốt-Iêng-Xa-Ry, bảo vệ vững chắc vùng biên giới của Tổ quốc. Một lần nữa, nhân dân và Đảng bộ Hồng Ngự đã khẳng định truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và tinh thần đoàn kết đấu tranh kiên cường bất khuất.
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hồng Ngự đã bước vào công cuộc cách mạng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng bộ và nhân dân Hồng Ngự đang phát huy cao độ những truyền thống tốt đẹp sẵn có vào cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương.