Giải pháp kế thừa truyền thống đạo đức, thẩm mỹ tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu các giá trị thẩm mỹ tiến bộ của văn minh nhân loạ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ trong việc xây dựng lối sống văn hoá cho thanh niên huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 78)

dân tộc và tiếp thu các giá trị thẩm mỹ tiến bộ của văn minh nhân loại

Do hoàn cảnh dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã tạo nên truyền thống đạo đức, thẩm mỹ và lối sống cao đẹp: yêu nước, anh dũng, bất khuất, cần cù, sáng tạo, nhân ái, bao dung và tinh thần cố kết cộng đồng, đoàn kết dân tộc v.v… Các giá trị thẩm mỹ, đạo đức chiếm vị trí ưu trội, tạo nên tiềm lực tinh thần của nhân dân ta. Để phát huy được tiềm lực đó, chúng ta cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

+ Giáo dục truyền thống đạo đức, thẩm mỹ và lối sống của dân tộc cho các thế hệ người Việt nam, đặc biệt là thế hệ thanh niên. Cần đem đến cho họ những hiểu biết về truyền thống đạo đức, truyền thống thẩm mỹ, lẽ sống mà các thế hệ cha ông đã hun đúc nên. Truyền thống tốt đẹp sẽ là nền tảng, là giá đỡ tinh thần tạo nên niềm tự hào, ý thức trách nhiệm, phẩm chất, nhân cách để thế hệ trẻ vươn lên.

+ Có tinh thần yêu nước, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

+ Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

+ Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

+ Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.

+ Đưa các giá trị phổ quát của nhân loại vào văn hóa thẩm mỹ, đạo đức, lối sống của dân tộc. Tiếp thu các yếu tố đạo đức, các giá trị thẩm mỹ và lối sống tốt đẹp của các dân tộc trên thế giới như tinh thần đồng thuận, cộng sinh, cộng tồn, lối sống văn minh.

+ Cần có thái độ bao dung, khoan dung văn hóa, tôn trọng sự khác biệt của người khác để người khác tôn trọng sự khác biệt của chúng ta.

+ Cần khắc phục thái độ tự đề cao giá trị của mình, coi thường giá trị của người khác.

+ Chuyển đổi và bù đắp các giá trị văn hóa thẩm mỹ và lối sống của xã hội cổ truyền (nông dân – nông thôn – nông nghiệp) sang nền văn hóa thẩm mỹ, lối sống thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Biến chủ nghĩa yêu nước trong chống giặc ngoại xâm, trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc sang ý chí phục hưng dân tộc “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

+ Bù đắp những thiếu hụt về giá trị của nền văn hóa thẩm mỹ và lối sống truyền thống cho phù hợp với yêu cầu của thời đại, như các giá trị mới

về: khoa học, công nghệ, kinh tế, thị trường, giá trị cá nhân, sáng kiến cá nhân, dân chủ, nhân văn v.v…

+ Phê phán, loại bỏ các yếu tố bảo thủ, lạc hậu trong văn hóa thẩm mỹ, đạo đức và lối sống cũ như cục bộ địa phương, quá đề cao cộng đồng, coi thường cá nhân, tác phong gia trưởng, cửa quyền, kèn cựa địa vị, tùy tiện, trốn tránh trách nhiệm cá nhân và các hủ tục cũ đang phục hồi và gia tăng.

2.2.5.Giải pháp về tăng cương đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật trong nhà trường cho giáo dục thẩm mỹ.

Đội ngũ giáo viên đóng vai trò chủ chốt trong giáo dục nhưng để có được kết quả giáo dục thì không thể thiếu cơ sở vật chất cũng như phương tiện kỹ thuật. Chính hai yếu tố này cũng góp phần vào chất lượng giáo dục. Do đó, nhà trường cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động học cũng như cho hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Trong thời gian tới, nhà trường cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây:

+ Cần tăng kinh phí đầu tư thích đáng cho các hoạt động giáo dục thẩm mỹ, hoạt động văn hóa, văn nghệ từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách Nhà nước.

+ Việc tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa cho học sinh thanh niên sẽ thuận lợi hơn nếu có đầy đủ cơ sở vật chất, tuy nhiên, trên tình hình thực tế của các trường hiện nay, trung tâm thể thao, sân trường v.v... thường được sử dụng cho những hoạt động này, việc xây dựng các sân chơi, sân khấu biểu diễn thường gặp nhiều khó khăn so với khả năng tài chính của nhà trường. Vì thế, trên nền tảng những điều kiện sẵn có của từng trường, nếu các hoạt động văn hóa được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng thì khi tổ chức thực hiện, vẫn có thể mang lại sức hấp dẫn, lôi cuốn đối với sinh viên.

+ Phát huy tối đa thế mạnh của phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong các trường như đài phát thanh, truyền hình,

sáng tác và biểu diễn nghệ thuật v.v… để tổ chức nhiều chương trình giáo dục học sinh về tinh thần trách nhiệm, ý thức bảo vệ, gìn giữ và phát triển những giá trị thẩm mỹ truyền thống dân tộc, xây dựng lối sống văn hóa, đồng thời giáo dục bản lĩnh chính trị, tinh thần đấu tranh cho cái chân - cái thiện - cái mỹ.

+ Nhà trường cần đầu tư trong việc xây dựng, trang trí và tu bổ khuôn viên trong nhà trường đáp ứng một cách đầy đủ và đảm bảo cho mọi hoạt động của giáo viên và học sinh.

+ Khuôn viên nhà trường phải đảm bảo Xanh – Sạch – Đẹp, an toàn cho mọi hoạt động giáo dục. Chính yếu tố này cũng góp phần giáo dục thẩm mỹ cho học sinh một cách tích cực nhất.

+ Cần đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị học tập, luyện tập cho học sinh như: các trang thiết bị nghe nhìn, dụng cụ thực hành thí nghiệm, dụng cụ thể dục thể thao.

+ Nhà trường phải có phòng chức năng phục vụ cho các hoạt động học tập của học sinh theo đúng chuẩn như: phòng Thực hành bộ môn Hóa, Sinh, Vật lý; Phòng máy vi tính, thư viện,....

+ Phòng học phải Xanh – Sạch – Đẹp, thoáng mát, đủ ánh sáng, bàn ghế học sinh phải đảm bảo phù hợp với đối tượng học sinh, trang bị đầy đủ các trang thiết bị học tập cần thiết.

+ Nhà trường phải có nơi xử lí rác thải, có thùng đựng rác cho học sinh, phải có kế hoạch lao động để xử lý rác một cách kịp thời để đảm bảo môi trường học tập trong lành.

+ Phải xây dựng phòng truyền thống đảm bảo đầy đủ các nội dung theo qui định nhằm nâng cao giá trị của nhà trường. Qua đó, giáo dục đạo đức học sinh một cách hiệu quả nhất bởi những giá trị quí báu và những thành quả mà nhà trường đã đạt được.

trường phải thiết kế bảng vàng danh dự sao cho mọi giáo viên và học sinh đều dễ nhìn thấy để giúp cho mọi người học tập theo những tấm gương tiêu biểu đó.

+ Phải đầu tư trang bị hệ thống âm thanh nhằm phục vụ tốt cho Chương trình phát thanh học đường trong nhà trường đảm bảo thường xuyên, liên tục và tạo được sự lan tỏa rộng khắp trong thanh thiếu niên của nhà trường.

+ Hệ thống thư viện phải phong phú, đảm bảo đủ số lượng sách cho học sinh tham khảo, đặc biệt là sách về giáo dục đạo đức thẫm mỹ cho thanh thiếu niên. Phòng thư viện phải đảm bảo về diện tích chỗ ngồi cho bạn đọc, đảm bảo về không gian, bàn, ghế, ánh sáng, thoáng mát,…. Đặc biệt là phải có hệ thống tra cứu danh mục sách bằng công nghệ thông tin giúp cho việc tìm kiếm các đầu sách cho dễ dàng và hứng thú cho bạn đọc, qua đó thu hút được nhiều bạn đọc nên tác dụng của các sách, báo và các tài liệu tham khảo từ nguồn thư viện rất hiệu quả và thiết thực.

+ Nhà trường phải trang bị đủ số lượng máy vi tính và được kết nối Internet đảm bảo phục vụ cho việc học tập cũng như tìm kiếm các thông tin cần thiết có liên quan đến giáo dục đạo đức của học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trang bị góc thông tin về giáo dục đạo đức thẫm mỹ cho học đảm bảo tất cả các em có thể tham gia đọc bài, bản tin, cũng như có những trao đổi, chia sẻ cần thiết đối với những bạn đồng trang lứa.

Tiểu kết chương 2

Phương hướng để nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ trong việc xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp hiện nay là phát huy các giá trị thẩm mỹ tích cực và tiến bộ trong truyền thống văn hóa dân tộc, nâng cao chất lượng toàn diện xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa vùng miền, dân tộc, nhân loại nhằm tạo ra một đời sống thẩm mỹ

phong phú và đa dạng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, tạo lập môi trường tinh thần lành mạnh làm nền tảng và động lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ trong việc xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên huyện Hồng Ngự hiện nay bao gồm: giải pháp về nhận thức; giải pháp về hoạt động thực tiễn; giải pháp về làm gương, phát huy các hình tượng mẫu mực; giải pháp kế thừa truyền thống đạo đức, truyền thống thẩm mỹ tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu các giá trị thẩm mỹ tiến bộ của văn minh nhân loại; giải pháp về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật trong nhà trường cho giáo dục thẩm mỹ.

Sự thực hiện đồng bộ, toàn diện và sáng tạo các giải pháp nêu trên là điều kiện thiết yếu để nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ góp phần xây dựng và phát triển lối sống văn hóa cho thanh niên trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN

Giáo dục thẩm mỹ trong việc xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn hiện nay đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương và khu vực là một nhiệm vụ vừa có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, lâu dài, vừa có ý nghĩa cấp bách. Xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên trong giai đoạn cách mạng hiện nay, có nhiều hình thức và biện pháp khác nhau,

trong đó giáo dục thẩm mỹ đóng vai trò đặc biệt quan trọng góp phần xây dựng, phát triển lối sống văn hóa cho thanh niên.

Giáo dục thẩm mỹ góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, hoàn thiện nhân cách con người theo chiều hướng tiến bộ, nhân văn và vận động theo giá trị chân, thiện, mỹ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng ta đặc biệt chú ý đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, vì đây là nội dung rất quan trọng để xây dựng con người mới, khắc phục những tiêu cực xã hội do mặt trái của kinh tế thị trường gây ra, góp phần tạo khả năng lớn nhất cho thanh niên làm chủ khoa học kỹ thuật, loại dần những mặt lạc hậu trong đời sống, chuẩn bị tốt nhất cho xã hội ngày càng phát triển hài hòa vì những giá trị cao quí của con người.

Huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp là vùng đất có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển nông nghiệp nhiệt đới, góp phần cùng tỉnh nhà và các địa phương khác trong vùng cùng giữ vai trò quyết định bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; triển vọng lớn về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch sinh thái. Huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp còn có vị trí quan trọng đặc biệt về chính trị, an ninh, quốc phòng của địa phương và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên huyện Hồng Ngự trong giai đoạn hiện nay là góp phần tích cực xây dựng lối sống văn hóa, văn minh, lịch sự, phù hợp với chuẩn giá trị của dân tộc và thời đại nhằm hình thành, phát triển nhân cách toàn diện, hài hòa trong thế hệ trẻ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.

Dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ, sự quản lý của các cấp chính quyền ở địa phương, Đảng bộ, chi bộ và Ban giám hiệu các trường, thông qua các tổ chức nhà trường, các tổ chức Đoàn, Hội ở các trường, trên địa bàn huyện

Hồng Ngự, thanh niên nơi đây đã thể hiện được vai trò xung kích của tuổi trẻ, đi đầu trong mọi phong trào văn hóa, xã hội với những chương trình hành động cách mạng thiết thực. Những hoạt động đó vừa góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, vừa tự rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị, kế thừa, phát huy và trao truyền những phẩm chất cách mạng anh dũng, kiên cường của các thế hệ cha anh và những giá trị thẩm mỹ tốt đẹp của dân tộc, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của quá trình đẩy mạnh cong nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương, khu vực và đất nước.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, giáo dục thẩm mỹ trong việc xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót cần phải được nhận thức đúng đắn và tiếp tục quan tâm giải quyết. Một bộ phận thanh niên nơi đây, nhất là thanh niên nông thôn, thanh niên các xã biên giới chưa thực sự có được một lối sống đẹp, lối sống có văn hóa. Lối sống ích kỷ, thực dụng, xô bồ, lai căng, nói tục, chửi thề, tôn thờ đồng tiền, vọng ngoại, thiếu tình người, thiếu đạo lý… vẫn còn tồn tại. Không ít thanh niên trên địa bàn Hồng Ngự sa vào các tệ nạn xã hội. Ý thức chấp hành kỷ cương, phép nước, nội quy quy chế của nhà trường của một bộ phận thanh niên nơi đây rất kém. Có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan đã tạo nên những hạn chế đã nêu.

Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả giáo dục thẩm mỹ trong việc xây dựng và phát triển lối sống văn hóa cho thanh niên trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp hiện nay mà đề tài nêu ra và phân tích là xuất phát từ nhận thức lý luận chung, từ tầm quan trọng của công tác giáo dục thẩm mỹ trong xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời xuất phát từ đặc điểm của thanh niên, từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từ thực trạng công tác giáo dục thẩm mỹ trong

việc xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên huyện Hồng Ngự.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ trong việc xây dựng lối sống văn hoá cho thanh niên huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 78)