Thực trạng giáo dục thẩm mỹ trong việc xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ trong việc xây dựng lối sống văn hoá cho thanh niên huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 47)

hóa cho thanh niên huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

1.2.2.1. Những ưu điểm và kết quả đạt được trong giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Các trường học trên địa bàn huyện Hồng Ngự đã chú ý đến công tác giáo dục thẩm mỹ nhằm góp phần xây dựng lối sống văn hóa cho học sinh thanh niên và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đội ngũ giáo viên dạy mỹ thuật, âm nhạc tại các trường được đào tạo bài bản, chính qui. Các môn học nhạc, họa được các cấp lãnh đạo từ Sở Giáo dục – Đào tạo, phòng Giáo dục – Đào tạo đến Ban giám hiệu các trường quan tâm và chú ý nhiều hơn, cả về chương trình, giáo trình, đồ dùng dạy học và đội ngũ giáo viên giảng dạy. Trong giảng dạy và học tập, trong các phong trào Đoàn, Hội trong nhà trường cũng như trong sinh hoạt xã hội, thầy và trò các trường đã có nhiều đóng góp đáng kể nhằm làm lành mạnh hóa nhà trường và xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội bằng những chương trình hành động thích hợp và hiệu quả.

các phong trào bước đầu đem lại hiệu quả cao. Cuộc vận động “Thanh niên đi đầu trong xã hội học tâp”, cuộc vận động đã giúp cho hội viên Thanh niên và học sinh thấy, hiểu và ý thức được nhiệm vụ của mình để ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, khắc phục khó khăn, vươn lên chống đói nghèo, lạc hậu, nâng cao trình độ kiến thức, khoa học kĩ thuật. Thông qua các hoạt động như “Câu lạc bộ học tập”, phong trào “Tuần lễ học tốt”, “Tháng học tốt”, “Đôi bạn cùng tiến” v.v… đã thu hút hơn 47.140 hội viên, thanh niên và học sinh trên địa bàn huyện tham gia.

Phối hợp tổ chức các đội thanh niên tình nguyện thực hiện chiến dịch “Ánh sáng văn hóa hè”. Phổ cập tin học cho 2515 hội viên thanh niên. Quản lý học sinh trong hè với các hoạt động như: vận động học sinh bỏ học trở lại trường, cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”, quỹ khuyến học, khuyến tài, quỹ học bổng, vệ sinh môi trường, làm giao thông nông thôn thu được những kết quả đáng khích lệ. Hoạt động của ủy ban Hội các trường đã tổ chức dã ngoại, về nguồn, giao lưu học tập kinh nghiệm; làm công tác xã hội hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp, tránh việc chọn trường, chọn nghề theo phong trào, theo cảm tính; tổ chức cho các em tham gia diễn đàn tư vấn mùa thi do tỉnh tổ chức hàng năm. Đặc biệt là các trường trung học phổ thông trong huyện phối hợp với các trung tâm mở lớp học rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Mỗi trường trên địa bàn huyện nhận chăm sóc một di tích văn hóa ở địa phương.

Cuộc vận động “Thanh niên làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia xóa đói giảm nghèo”, phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội thảo cách phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng và vật nuôi, chuyển giao khoa học kỹ thuật và sản xuất nông nghiêp được nhiều hội viên, thanh niên, đoàn viên tham gia. Từ đó khẳng định được vai trò và uy tín của tổ chức Hội góp phần nâng cao kiến thức về kinh tế cho hội viên thanh niên.

tham gia xóa đói giảm nghèo, hiến máu tình nguyện, phòng chống các tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giữ gìn an ninh trật tự, cải tạo và phát triển nông thôn, vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, khám và cấp thuốc miễn phí, tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình dự án góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện. Đặc biệt, các hoạt động tham gia, phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt hàng năm, tham gia hàng ngàn ngày công giúp dân kê kích và di dời nhà cửa, sữa chữa cầu đường và đưa rước học sinh đi học và an toàn trong mùa lũ được các tổ chức Đoàn, Hội thực hiện khá hiệu quả.

Nhìn chung, cuộc vận động “Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” với các hoạt động xã hội tình nguyện được duy trì và phát huy rộng rãi từ huyện đến cơ sở, tính xung kích đi đầu của hội viên thanh niên được phát huy trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều chương trình thanh niên được tập trung thực hiện theo từng thời điểm, đạt hiệu quả thiết thực, được các cấp ủy đảng, chính quyền và quần chúng nhân dân đánh giá cao, được đông đảo hội viên, thanh niên và học sinh đồng tình ủng hộ.

Cuộc vận động “Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống bình yên, vì chủ quyền Tổ quốc” do huyện đoàn phát động được đông dảo đoàn viên, thanh niên hưởng ứng. Huyện đoàn kết hợp với Ban tuyên giáo huyện ủy tổ chức các buổi nói chuyện tuyên truyền giáo dục cho hội viên thanh niên về truyền thống cách mạng của Đồng Tháp, của huyện nhà thông qua các ngày lễ lớn.

Hàng năm, huyện đoàn phối hợp với các xã trên địa bàn huyện tổ chức đoàn rước quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương gắn với tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm. Tổ chức hội trại tòng quân hàng năm, các trò chơi dân gian, sinh hoạt truyền thống.

Phối hợp với công an, quân sự, cựu chiến binh và các ngành trong công tác giao dục cho thanh niên về đạo đức, truyền thống cách mạng, ý thức trách

nhiệm công dân ngày càng có hiệu quả.

Cuộc vận động “Thanh niên sống đẹp” được Hội tổ chức với nhiều hoạt động phong phú thông qua các mô hình “Câu lạc bộ nữ thanh niên”, “Gia đình hạnh phuc”, “Tuổi trẻ sống đẹp ”. Hầu hết các đơn vị trong huyện đều thực hiện đạt hiệu quả góp phần xây dựng nếp sống văn minh cho thanh niên trên địa bàn huyện.

Phong trào “Thanh niên khỏe để lập nghiệp và giữ nước” cũng được các cơ sở Hội quan tâm và phát triển mạnh. Thông qua các hoạt động nhân ngày lễ lớn với các hình thức như: giao lưu thi đấu bóng đá, bóng truyền, chạy việt dã các môn thể thao dân tộc đã thu hút hàng chục ngàn lượt hội viên thanh niên tham gia. Qua đó đã góp phần giáo dục ý thức cho đoàn viên, thanh niên nâng cao sức khỏe để lao động, học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cùng với ý nghĩa đó, nhiều năm qua, các tổ chức đoàn, tổ chức hội kết hợp với các tổ chức xã hội khác đã tập hợp thanh niên tham gia vào các đội hình lớn đi vào những mũi nhọn của cuộc sống sản xuất, học tập, chiến đấu, tổ chức nhận những công trình thanh niên cộng sản.

Tính tích cực của thanh niên trong việc tham gia các phong trào của Đoàn, Hội ngày càng thể hiện rõ nét, đây là nét đẹp đáng trân trọng trong cơ chế thị trường đầy những biến động như hiện nay. Nhu cầu tự khẳng định và khát vọng của thanh niên được sống, được cống hiến thông qua các hoạt động xã hội đã thực sự lôi cuốn sự tham gia tự giác của thanh niên, dấy lên phong trào tình nguyện trong thanh niên huyện Hồng Ngự, gây được ấn tượng tốt và sâu trong xã hội.

Để việc giáo dục thẩm mỹ góp phần xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên trên địa bàn huyện Hồng Ngự trong điều kiện hiện nay có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra, đòi hỏi các cấp, các ngành, các trường, các đoàn thể và tổ chức xã hội trên địa bàn địa phương phải quan tâm giải quyết hàng

loạt vấn đề như: đào tạo cán bộ chuyên môn làm công tác văn hóa, nghệ thuật; xây dựng và hoàn thiện chương trình giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường; đầu tư cơ sở vật, trang thiết bị cho các hoạt động giáo dục thẩm mỹ.

1.2.2.2. Những hạn chế trong việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua

Bên cạnh những mặt đạt được trong giáo dục thẩm mỹ góp phần xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên huyện Hồng Ngự, chúng tôi cho rằng, những mặt hạn chế và yếu kém cần khắc phục trong xây dựng lối sống văn hóa cho thanh niên nơi đây là rất đáng quan tâm.

Để nhận biết thực trạng lối sống văn hóa thanh niên huyện Hồng Ngự, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với 200 thanh niên thuộc một số trường trung học phổ thông và một số xã trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

Về môi trường sinh hoạt, phần đông thanh niên (44%) cho rằng môi trường sinh hoạt tại nơi ở là bình thường, hơn 1/3 cho là không lành mạnh (34,5%), chỉ có ¼ cho là lành mạnh (21,5%).

Tình hình an ninh trật tự xã hội tại các địa bàn chúng tôi điều tra là rất đáng quan tâm. Các hiện tượng nói bậy, chửi thề, ồn ào, trộm cắp thường xuyên xảy ra. Kết quả điều tra cho thấy, 52% ý kiến cho rằng hiện tượng nói bậy, chửi thề thường xuyên xảy ra xung quanh nơi ở; 39% cho rằng ồn ào; 9% cho rằng có trộm cắp. Điều này có tác động tiêu cực đối với việc sinh hoạt, học tập và lối sống của thanh niên.

Việc học tập của thanh niên tại đây bắt nguồn từ nhiều động cơ khác nhau, phổ biến là: để có việc làm (38,5%); để nâng cao kiến thức, phát triển nhân cách (24%); để không thua kém bạn bè (11%); để có nghề nghiệp, địa vị xã hội (9,5%); để phục vụ địa phương, đất nước (8,5%%); động cơ vì gia đình ép buộc (8,5%). Số liệu trên cho thấy, để có việc làm và để nâng cao kiến thức, phát

triển nhân cách là hai động cơ học tập chủ yếu của thanh niên tại đây.

Sự chênh lệch trong cảm nhận về hành vi ứng xử của đa số thanh niên được thể hiện qua câu hỏi số 4, có 44,% ý kiến cho rằng hành vi ứng xử của sinh viên là chưa đẹp, thiếu văn hóa; có 38,5% ý kiến cho rằng không đẹp, vô văn hóa; chỉ có 17,5% ý kiến cho rằng ứng xử đẹp, có văn hóa.

Chúng tôi cho rằng, sự không đồng đều về trình độ nhận thức, trình độ văn hóa của thanh niên nơi đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng chênh lệch trong cảm nhận về hành vi ứng xử của đa số thanh niên đang sinh sống, học tập và làm việc tại đây. Điều này cũng là cơ sở tham khảo đối với các giải pháp giáo dục thẩm mỹ nói riêng và lối sống văn hóa nói chung cho thanh niên.

Theo kết quả điều tra, 62,5% ý kiến thanh niên cho rằng số lượng các thiết chế văn hóa tại địa phương như nhà văn hóa, rạp hát, công viên, trung tâm vui chơi, giải trí, bảo tàng, thư viện là không có; 32,5% ý kiến thanh niên cho là ít; 5% ý kiến cho là trung bình. Như vậy, hơn nửa sô thanh niên được hỏi cho rằng số lượng các thiết chế văn hóa tại địa phương là không có, gần 1/3 thanh niên cho là ít, 1/20 thanh niên cho là trung bình.

Chúng tôi cho rằng, số lượng các thiết chế văn hóa hiện tại trên địa bàn huyện Hồng Ngự chưa đủ đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân nói chung, thanh niên nói riêng, vấn đề cần quan tâm là mức độ tổ chức thường xuyên và sự hấp dẫn, lôi cuốn của các hoạt động văn hóa.

Số lượng các thiết chế văn hóa tại địa phương ảnh hưởng tới mức độ các hoạt động văn hóa do địa phương, nhà trường, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên tổ chức. Số liệu điều tra cho thấy, có tới 48,5% ý kiến thanh niên cho rằng trung bình; 45,5% ý kiến cho rằng ở mức độ nhiều; 6% ý kiến cho rằng ít.

Theo chúng tôi, tổ chức các hoạt động văn hóa cho thanh niên là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhưng mức độ hiệu quả không phụ thuộc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vào việc tổ chức nhiều hay ít các hoạt động này, mức độ tổ chức thực hiện là dưới mức trung bình, song nếu đầu tư công phu, kỹ lưỡng, có kế hoạch, hoành tráng thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn.

Các hoạt động văn hóa được chính quyền địa phương, nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên tổ chức phát động trong thời gian qua có ý nghĩa giáo dục nhiều nhất thường là văn hóa, văn nghệ, lễ hội truyền thống văn hóa, lịch sử, du khảo, về nguồn và hội thi. Trong số các hoạt động văn hóa vừa nêu, lễ hội truyền thống văn hóa, lịch sử chiếm 41%; kế đến là văn hóa, văn nghệ 38,5%; du khảo, về nguồn 16% và hội thi 4,5%.

So sánh các hoạt động văn hóa do địa phương, nhà trường, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên tổ chức thực hiện hiệu quả nhất và có ý nghĩa giáo dục nhất là: lễ hội truyền thống văn hóa, lịch sử và văn hóa, văn nghệ. Theo chúng tôi, các địa phương, các trường học trên địa bàn huyện Hồng Ngự cần chú trọng đầu tư, phát huy hơn nữa các hoạt động văn hóa này nhằm cuốn hút ngày càng đông đảo thanh niên quan tâm tham gia.

Tại các địa phương thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi thấy rằng yếu tố cơ sở vật chất dành cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật thường hạn chế, thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thanh niên nơi đây. Không địa phương nào có sân khấu biểu diễn, phòng chiếu phim. Tại trung tâm văn hóa của huyện, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật diễn ra không thường xuyên, và thường kém đa dạng, phong phú về thể loại, chủ yếu là các buổi trình diễn nhạc trẻ, rất hiếm có các buổi khiêu vũ, đờn ca tài tử, cải lương, triễn lãm nghệ thuật, bình thơ văn.

Theo số liệu điều tra, có tới 60% ý kiến thanh niên được hỏi cho rằng không bao giờ tham gia vào các lễ hội truyền thống hàng năm của địa phương và nhà trường; 32% ý kiến cho là thường xuyên và có 8% ý kiến cho là thỉnh thoảng. Số liệu cho thấy, hơn nửa thanh niên cho rằng không bao giờ tham gia

vào các lễ hội truyền thống hàng năm của địa phương và nhà trường tổ chức, gần 1/3 thanh niên cho rằng thường xuyên tham gia, thiểu số còn lại cho là thỉnh thoảng.

Các loại hình văn hóa, nghệ thuật ưa thích của thanh niên tại đây gồm: nhạc hải ngoại (51%% ý kiến lựa chọn); nhạc quốc tế (38%); nhạc trẻ (6,5% %); nhạc cách mạng (3,5%) và cuối cùng là nhạc trữ tình (1%).

Như vậy, các loại hình văn hóa, nghệ thuật được thanh niên tại đây ưa thích nhiều nhất là: nhạc hải ngoại, nhạc quốc tế và nhạc trẻ. Những loại hình còn lại chiếm tỉ lệ thấp.

Riêng về mức độ thanh niên tại đây quan tâm tới tình hình địa phương và đất nước, số liệu cho thấy, có 50% ý kiến thanh niên cho rằng thường xuyên quan tâm đến tình hình địa phương, đất nước; có 43,5% ý kiến cho rằng quan tâm tới tình hình địa phương, đất nước một cách thấu đáo và có 6,5% ý kiến cho rằng chỉ quan tâm đến những vấn đề có liên quan đến bản thân. Như vậy, ½ thanh niên tại đây cho rằng thường xuyên quan tâm tới tình hình địa phương, đất nước, gần một nửa thanh niên cho rằng quan tâm một cách thấu đáo đến tình hình của địa phương và đất nước, 1/15 cho rằng chỉ quan tâm tới các vấn đề liên quan đến bản thân, gần 1/5 thanh niên được hỏi cho rằng ít quan tâm, số ý kiến cho là không bao giờ quan tâm là không có.

Theo điều tra của chúng tôi, có 54% ý kiến thanh niên tại đây cho rằng, một người sống có văn hóa là người sống theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật; có 34,5% cho rằng, người sống có văn hóa là người sống theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật, chủ động thực hiện những hành vi đẹp trong lối sống, tôn trọng bản thân và người khác; có 7% ý kiến thanh niên cho rằng, người sống có văn hóa là người chủ động thực hiện những hành vi đẹp trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ trong việc xây dựng lối sống văn hoá cho thanh niên huyện hồng ngự tỉnh đồng tháp giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 47)